Công dung ngôn hạnh và suy nghĩ về vai trò của người phụ nữ trong xã hội

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi map65latte, 15 Tháng sáu 2020.

  1. map65latte

    Bài viết:
    106
    Công dung ngôn hạnh và suy nghĩ về vai trò của người phụ nữ trong xã hội​

    Bốn chữ "công, dung, ngôn, hạnh"

    Trước hết, chúng ta cần phải hiểu công, dung, ngôn, hạnh là gì.

    Khổng Tử được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất của cõi Á Đông. Học thuyết "Tam tòng, tứ đức" của Khổng Tử từ lâu đã trở thành thước đo chuẩn mực bổn phận của người phụ nữ trong gia đình. Trong đó, "tam tòng" nghĩa là: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (con gái ở nhà phải nghe theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì theo con trai trưởng) ; "tứ đức" được đề cập đến chính là bốn chữ "công – dung – ngôn – hạnh".

    Hiểu một cách đơn giản, chữ "công" là tài năng của người phụ nữ, theo quan niệm xưa kia ám chỉ nữ công gia chánh, như Huấn Cao đã từng viết: "Mũi kim nhỏ nhặt mới là nữ công."

    "Dung" được hiểu là dung nhan, là vẻ đẹp hình thức kết hợp với vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ mà chuẩn mực chính là thùy mị, kín đáo, duyên dáng.

    "Ngôn" là lời ăn tiếng nói, đòi hỏi người phụ nữ phải nói năng nhỏ nhẹ, dễ nghe, phải cư xử đúng mực, thể hiện sự khéo léo, thông minh.

    "Hạnh" chỉ đạo đức, lòng nhân hậu, giàu lòng thủy chung son sắt.. Đối với người phụ nữ không thể thiếu đi chữ "hạnh", họ cần phải giữ gình phẩm hạnh, giữ trọn nề nếp gia phong, đặc biệt là trong các mối quan hệ: Vợ - chồng, con cái – cha mẹ..

    Như vậy, ở thời phong kiến, "tứ đức" được xem như thước đo chuẩn mực, yêu cầu người phụ nữ phải toàn diện về mọi mặt, trong gia đình và cả ngoài xã hội.

    Theo thời gian, xã hội ngày càng phát triển, quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ cũng dần thay đổi cho phù hợp với cuộc sống hiện đại bởi vì ngày nay người phụ nữ không chỉ đóng vai trò là người giữ lửa trong gia đình mà còn góp phần không nhỏ vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội hay quản lý nhà nước..

    Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển, chữ "công" càng được mở rộng, người phụ nữ không chỉ "giỏi việc nước" mà còn "đảm việc nhà".

    "Dung" – vẻ đẹp của người phụ nữ lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Xu hướng xã hội đang khuyến khích chị em làm đẹp, nhưng phải luôn nhớ rằng hình thức lúc nào cũng cần đi kèm với nội dung. Một người phụ nữ đẹp không chỉ đẹp ở vẻ bề ngoài mà còn đẹp cả trong tâm hồn.

    "Ngôn" đòi hỏi nói năng lịch thiệp, xử lý thông minh và khéo léo. "Hạnh", bên cạnh việc gìn giữ nét đẹp truyền thống, người phụ nữ cần biết phấn đấu cho sự nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng.

    Có thể nói bốn chữ "công dung ngôn hạnh" luôn là chuẩn mực của người phụ nữ, dù ở bất kì thời đại nào.

    [​IMG]

    Suy nghĩ về vai trò của người phụ nữ trong xã hội

    Có rất nhiều người ngoài việc cống hiến cho xã hội, mang lại thu nhập cho gia đình vẫn luôn làm tốt việc nhà, chăm lo cho con cái. Họ dù bận rộn thế nào vẫn cân bằng giữa công việc và gia đình, đây là một điều đáng ngưỡng mộ. Từ lâu người phụ nữ đã không còn chỉ biết chăm lo cho gia đình, chồng con mà còn nắm giữ một vai trò quan trọng trong xã hội, vậy nên ngoài việc có nhan sắc, đức hạnh còn cần thêm cả tri thức để vươn xa hơn nữa.

    Thuở xưa luôn quan niệm rằng là phụ nữ thì chỉ cần đảm đang, trung hậu, phải luôn lo lắng vun vén cho hạnh phúc gia đình, là chỗ dựa cho chồng. Nhưng xã hội đang không ngừng phát triển, những quan điểm cổ lỗ sĩ như vậy cũng dần được cải cách, ngày càng có nhiều phụ nữ độc lập về kinh tế, họ biết phấn đấu cho tương lai, sống cống hiến cho xã hội, họ không đơn thuần chỉ là những người mẹ, người vợ đảm đang mà còn là những người nắm quyền tự chủ về kinh tế. Họ nắm giữ một vai trò không nhỏ trong xã hội hiện đại, góp phần vào sự phát triển của xã hội.

    Phụ nữ thời nay không chỉ biết chăm chút cho vẻ đẹp của bản thân mà cũng khéo léo trong lời ăn tiếng nói, thông minh có học thức. Họ không chỉ phấn đấu cho sự nghiệp của bản thân mà còn làm tròn bổn phận của người con trong gia đình, của người công dân trong xã hội.

    Qua đó, quan niệm công, dung, ngôn, hạnh cũng cần được thay đổi, bổ sung cho phù hợp.
     
    LieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...