Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam "Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn." Trâu từ lâu đã là một loài động vật thân thiện và gần gũi với người dân Việt Nam, đặc biệt là những người nông dân. Trâu còn là hình ảnh thân thương đối với người Việt. Trâu có nguồn gốc từ trâu rừng. Từ xa xưa, trâu được con người thuần hóa và trở nên phổ biến rộng rãi khắp các vùng miền Việt Nam. Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy, họ Bò, phân bộ Nhai lại, thuộc lớp động vật có vú. Trâu có những đặc điểm khác biệt với các loại khác. Nó có bộ lông mao màu xám đen, lông thường xuôi xuống. Trâu có thân hình to vạm vỡ với cái bụng to, mông dốc. Trên đầu nói là đôi sừng uốn cong thành hình lưỡi liềm, sừng rất cứng cáp giúp nó tự vệ trong tình huống nguy hiểm. Lỗ mũi của trâu to, ươn ướt, con người thường xỏ dây vào mũi để kéo, dắt trâu đi cho dễ. Mỗi năm, trâu chỉ đẻ từ 1-2 đứa, mỗi lứa chỉ một con, trâu con mới sinh gọi là nghé. Vì thời xưa, nước ta là nước nông nghiệp nên trâu rất quan trọng đối với nhà nông, trâu là cánh tay phải của người nông dân. Người xưa có câu: "con trâu là đầu cơ nghiệp". Suốt mấy ngàn năm dựng nước, trâu bao giờ cũng dậy sớm để giúp con người làm ra hạt thóc, hạt lúa, góp phần hình thành nên nền văn minh lúa nước. Trâu có sức khỏe dồi dào nên sức cày rất lớn, một ngày có thể cày từ 4-5 sào ruộng. Trâu giúp người nông dân kéo những chiếc xe chở rất nặng, thậm chí là những cây gỗ to cũng không làm khó được nó. Phân trâu thường được dùng làm phân bón cho ruộng hoặc làm thức ăn cho cá. Trong đời sống, trâu cung cấp thức ăn cho con người, thịt trâu là nguồn thực phẩm dồi dào, giàu chất dinh dưỡng. Không những vậy, trâu còn là nguồn thu nhập chính cho người dân, đặc biệt là người nông dân. Da trâu còn nước mang đi bọc trống, làm thành trống đại, trống ếch, trống rước đèn trung thu, hay cả chiếc trống trường thân thương của học sinh cũng vậy. Còn đôi sừng trâu thì thường được dùng làm đồ trang trí, giúp căn phòng trở nên sang trọng hơn. Con trâu Việt Nam dường như đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ với tuổi thơ của trẻ em nông thôn. Trong lịch sử, không một đứa trẻ nông thôn nào không được trưởng thành trên lưng trâu. Con trâu là thú vui của trẻ em nông thôn. Mỗi lần đi chăn trâu, chúng tựa lưng nằm vắt chân chữ ngũ trên lưng trâu, ngẩng mặt nhìn trời hoặc đọc sách. Trên cánh đồng bao la bát ngát, trong khi trâu thung thăng gặm cỏ, trẻ con lại bày những trò chơi thú vị. Con gái thường chơi đồ hàng, Đi nhặt những lá cây đa làm con nghé ọ. Con trai thì chơi thả diều, tắm sông, trèo cây, đánh trận giả. Chúng chia thành hai phe, trâu làm ngựa chiến, Clown làm vũ khí. Những ký ức tuổi thơ này đối với trẻ em thật đáng quý. Vậy nên, trong đời sống tinh thần của người Việt, trâu Đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Một số tác phẩm điển hình là: Bài thơ "Con trâu đen lông mượt" của Trần Đăng Khoa, Bài thơ "Con trâu" của Cao Xuân Thái và bài hát "Gọi trâu" của tác giả Thảo Linh. Không những vậy, con trâu Việt Nam còn được các nghệ nhân làng tranh Đông Hồ ưu ái và dành cho nhiều tâm huyết. Nổi tiếng là những bức tranh "Mục đồng thổi sáo", "Chọi trâu", "Chăn trâu thả diều".. tuy mỗi bức tranh một vẻ, một sắc nhưng đều thể hiện sinh động đời sống giản dị của con người. Trong Sea Game 22, Nước ta đã chọn biểu tượng là con trâu vàng. Đó là buổi tượng cho sức mạnh, những phẩm chất đẹp của con người Việt Nam và là biểu tượng cho sự đoàn kết, chơi đẹp. Hiện nay, khắp các vùng miền Việt Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, có rất nhiều lễ hội liên quan đến trâu. Lễ hội "Chọi trâu" (Đồ Sơn -Hải Phòng) là lễ hội được nhiều người biết đến với ý nghĩa cầu mong cho mưa thuận gió hòa, Mùa màng bội thu. Các con trâu tham gia lễ hội phải là trâu đực, to, khỏe, sừng dài. Khi trọng tài huýt còi, hai con trâu lao vào nhau chiến đấu. Ở Tây Nguyên cũng có một lễ hội khá phổ biến là lễ hội "Đâm trâu", lễ hội diễn ra vào đầu năm hoặc lễ cầu mùa, con trâu được chọn phải to, khỏe, béo tốt. Lễ hội tổ chức để xua đuổi tà ma, giúp người dân có cuộc sống ấm no. Mỗi con trâu ngày nay cần có cách chăm sóc an toàn, giữ vệ sinh. Trâu cần có một cái chuồng thoáng mát về hè, ấm về đông. Mùa đông ta phải đắp rơm ở chuồng, phơi bạt quanh Để tránh gió, sương muối, có đèn sưởi ấm ở dưới. Thường xuyên đốt lá xoan để đuổi muỗi, cho trâu ăn cỏ, Rơm hằng ngày. Thỉnh thoảng ta phải tắm cho trâu, cho trâu xuống đầm lầy tắm để giữ vệ sinh. Hiện nay, nhiều máy móc hiện đại ra đời nên hình ảnh trâu ra đồng cày đã trở nên hiếm hoi hơn. Tuy vậy, trâu vẫn là biểu tượng của người dân Việt Nam chăm chỉ, cần mẫn. Mong rằng trâu vẫn sẽ được bảo tồn và biết đến là một con vật gần gũi với người dân Việt Nam.