Ca khúc: Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè Sáng tác: Bắc Sơn Còn thương rau đắng mọc sau hè, tên bài hát đã nói lên tất cả sự mộc mạc của nó với giai điệu buồn tới hanh hao của lời tâm sự. Thường thường thì nét buồn hay rơi vào cảnh mùa thu hay đông thì nhạc sĩ Bắc Sơn lại để vào thời điểm chớm hạ: "Nắng hạ đi, mây trôi lang thang cho hạ buồn. Coi khói đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng". Với Còn thương rau đắng mọc sau hè, nhạc sĩ Bắc Sơn với tư duy của một người viết kịch, làm phim nên bài hát cứ dần hiện lên một câu chuyện mở màn không gian miền quê Nam bộ, vào một ngôi nhà nhỏ có hai người già là chị em ruột ngồi nhổ tóc cho nhau để nhớ về kỷ niệm yêu thương một thời đã xa. Từ đây mỗi giai điệu lời ca là một hình rất cụ thể, giản dị mà chứa chan cảm xúc. Dù rất vô tình nhưng tâm hồn của người nhạc sĩ giàu chất Nam bộ - nhạc sĩ Bắc Sơn đã đưa vào âm hưởng của điệu lý buồn nên cực kỳ ấn tượng, nó khác hẳn với xu thế nhạc bolero thịnh hành ở thời điểm đó, gợi buồn nhưng điệu lý quê hương đất Nam bộ trở nên sang trọng mà đầy day dứt. Lời bái hát: Nắng hạ đi, mây trôi lang thang cho hạ buồn Trong cỏi đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng Ai biết mẹ buồn vui khi mẹ kêu cậu tới gần Biểu cậu ngồi, mẹ nhổ tóc sâu, hai chị em tóc bạc như nhau Đôi mắt cậu buồn hiu, phiêu lưu rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miếng dừa đường làng xưa, dang nắng dầm mưa Ai cách xa cội nguồn, để mình ngồi Nhớ lũy tre xanh dạo quanh, khung trời kỷ niệm Chợt thèm rau đắng nấu canh Xin được làm mây mà bay khắp nơi giang hồ Ghé chốn quê hương xa rời từ cất bước ly thương Xin được làm gió dập dìu đưa điệu ca dao Trái bể phiến sau cũng ngọt ngào một lời cho nhau Xin sống lại tình yêu đơn sơ, Rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miếng dừa đường mòn xưa, dang nắng dầm mưa Xin nắng hạ cội nguồn để mình ngồi nhớ lũy tre xanh dạo quanh, khung trời kỷ niệm Chợt thèm rau đắng nấu canh.. Xem thêm: Kẹo Bông Gòn - H2K X Trunky