Con Sông Đà Lãng Mạn Trữ Tình Qua Cái Nhìn Của Nguyễn Tuân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Học Văn cùng mình, 19 Tháng sáu 2021.

  1. Học Văn cùng mình

    Bài viết:
    5
    Sông Đà dữ dội, hung tợn là thế và rồi Nguyễn Tuân với cây bút thần trong tay đã làm thay đổi, lột xác hẳn hình ảnh Đà giang. Nhà văn đã biến con sông trở thành nàng thơ giữa lòng trời Tây Bắc hùng vĩ. Ai biết được cái con sông luôn giận dỗi, luôn làm mình làm mẩy và là kẻ thù số một của "Người lái đò sông Đà" lại là con sông của đồng dao thần thoại "Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen".

    Nước sông Đà vẫn dạt dào theo thời gian và vẻ đẹp của nó vẫn luôn tỉ lệ thuận với năm tháng. Trong mây trời Tây Bắc, con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình giữa vùng đất đầy hoa ban, hoa gạo. Tưởng chừng ánh tóc ấy sẽ bị mờ nhạt bên khung cảnh thiên nhiên đất trời xuân mới, giữa lá hoa đua nhau khoe sắc. Thế nhưng cái cảnh vật thanh thuần tươi mát ấy, lại chỉ là một diễn viên phụ trong đoạn phim mà cô nàng đóng chính đã chiếm hết tình cảm của bao khán giả. Dưới cách miêu tả tài ba của Nguyễn Tuân, sông Đà như một người thiếu nữ đẹp, dịu dàng và đầy kín đáo, lúc ẩn lúc hiện làm cho ta đôi lần phải mỏi mắt trong theo và rồi chợt nhận ra rằng, chẳng có điểm dừng cho vẻ đẹp ấy. Nguyễn Tuân cũng thế ông cứ mải say sưa ngắm nhìn rồi từ cái nhìn độc đáo, đầy tính phát hiện mà nhà văn đã khám phá thêm một vẻ đẹp của sông Đà – đó là màu nước.

    Màu nước trên sông biến đổi kì ảo, huyền bí và đầy hấp dẫn. Với cách so sánh mới lại, độc đáo, sáng tạo của tác giả, ta nhận ra sông Đà thật đặc biệt "Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu". Đặc biệt từ cái cách con sông chảy theo hướng Bắc đến cả sắc nước của dòng sông. Mùa xuân, Đà giang mang trên mình chiếc áo xanh ngọc bích, màu xanh trong trẻo hút mắt, màu xanh mà chỉ riêng sông Đà mới được khoát lên chứ không như sông Lô, sông Gâm với màu xanh canh Hến.

    Rồi cái sắc xanh đẹp đẽ ấy lại chịu cúi mình, mờ dần để nhường chỗ cho màu đỏ lừ lừ thân thuộc. Màu đỏ trên mặt của những người bầm đi vì rượu bữa, của một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Màu đỏ ấy không quá rực rỡ, không quá chói lóa mà nó nhè nhẹ, êm dịu đi sâu vào trong trí nhớ của nhà văn, để rồi sông Đà trở thành một người cố nhân xưa cũ nhưng không hề mờ nhạt của tác giả.

    Không quá khi Nguyễn Tuân ví von sông Đà đẹp diễm lệ như thờ Đường thi "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu". Giữa tháng 3 mùa hoa khói lững lờ cùng sóng nước dập dờn tạo cho Dương Châu một vẻ đẹp tĩnh lặng hoang sơ. Và sông Đà cũng đẹp như thế, nét đẹp có chất thơ Đường cổ điển, không chỉ dừng lại ở đó, sông Đà còn đẹp với chất thơ hồn nhiên mơ mộng như "một nỗi niềm cổ xưa". Đồng thời lại có chất tình tứ của Tản Đà "gửi người tình nhân chưa quen biết". Cảnh ven sông đẹp lặng lờ, tịnh không một bóng người, hoang vắng nhưng đầy thi vị được Nguyễn Tuân thể hiện bằng một ngòi bút đằm thắm, dịu dàng kết hợp cùng những so sánh, biến hóa không trùng lặp luôn là chất gây men hiệu quả làm người đọc sửng sốt vì những so sánh lạ lẫm, gây đứt quãng liên tưởng, để rồi thán phục nhận ra rằng không thể so sánh hay hơn, đúng hơn và cứ như thế bị thôi miên vào mê hồn trận mà chính người trong cuộc cũng chẳng muốn thoát ra.

    Nguyễn Tuân qua cách dùng từ khéo léo, cách hành văn đầy tài hoa, cùng với đó là tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên, đã biến con sông giàu ám ảnh trở thành nỗi nhớ thật da diết trong lòng mỗi vị khách phương xa.​
     
    Gill thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...