Theo bước di của lịch sử nhân loại, Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa của người châu Á. Từ nền văn hóa Ngưỡng Triều thuộc Hà Nam và Long Sơn thuộc Sơn Đông cách đây 5.000 – 7.000 năm, đến nền văn minh sông Hoàng Hà và văn minh Hoa Hạ từ 4.000 – 5.000 năm trước. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân Trung Hoa mang những nét đẹp văn hóa ăn sâu vào tâm thức và phong tục truyền thống của Việt Nam ta qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc. Hán tự, văn học, kiến trúc, ẩm thực hay cả các giá trị tinh thần của nhân dân Hoa Hạ như Côn Khúc là những sắc màu mà lịch sử Trung Hoa hình thành có niên đại hình thành và pháp triển lâu đời. Côn Khúc được coi là tổ tiên xa xưa của các loại tuồng, loại kịch của người Trung Hoa. Vậy Côn Khúc là gì? Quá trình hình thành có gì đặc biệt? Và Côn Khúc đi vào phim ảnh thời hiện đại như thế nào? Côn Khúc là gì? Côn Khúc hay Tuồng Côn Sơn là một trong những loại hình nghệ thuật có truyền thống lâu đời nhất của ca kịch Trung Quốc. Côn Khúc lưu truyền chủ yếu ở miền Nam Giang Tô, Hà Bắc, Bắc Kinh nên ca kịch Côn Sơn là hí khúc dùng giọng Côn Sơn để hát. Côn Khúc mang những đặc điểm riêng, các khúc điệu của hát lên mang âm hưởng du dương, kích động, nghe cứ như tiếng đá mài dao có tưới nước nên được gọi là "thủy ma điệu". Các lời ca từ của Côn Khúc cao nhã có quy cách, mang ý vị của các bài thi cổ, các nghệ nhân kết hợp với các động tác vũ đạo nhẹ nhàng uyển chuyển. Nhạc khí trong Côn Kịch có sáo, tiêu, xênh, tỳ bà, trống, phách, thanh la.. hết sức phong phú. Năm 2001, Côn Khúc được công nhận là văn hóa phi vật thể của nhân loại và là loại hình nghệ thuật đầu tiên của Trung Quốc được UNESCO đưa vào danh sách Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Lịch sử hình thành. Dưới triều Nam Tống, ở miền Ôn Châu tỉnh Chiết Giang có một loại tuồng được diễn xướng với những khúc điệu phương Nam được gọi là Nam kịch. Từ thời nhà Nguyên tại miền Nam Trung Quốc bắt đầu phổ biến hình thức giải trí tạp kịch. Đến những năm cuối đời Nguyên, Nam kịch được lưu truyền tới cả một dải Côn Sơn tỉnh Giang Tô. Tại đấy Nam kịch kết hợp với ngữ âm và âm nhạc của địa phương. Sau khi được các nghệ nhân dân gian và các nhà âm nhạc chỉnh lí, đã hình thành được một giọng hát mới gọi là Côn Sơn Xoang (giọng Côn Sơn) cũng gọi là Côn Xoang, Côn Khúc. Các vở tuồng diễn xuất với giọng này được gọi là Côn kịch (tuồng Côn Sơn). Về sau Côn Khúc đã được lưu truyền tới các vùng khác trong cả nước, trở thành một loại tuồng có tính toàn quốc với các phân nhánh như Bắc Côn, Xuyên Côn, Ninh Côn. Ngay từ khi ra đời Côn khúc đã được các hoàng đế nhà Minh như Minh Thái Tổ, Minh Thế Tông chú ý, nhiều vở truyền kì trở nên nổi tiếng trên sân khấu côn khúc như Ngọc quyết ký, Minh phượng ký, Hoán sa ký. Thời đại hoàng kim nhất của bộ môn nghệ thuật này đã được giới văn học lựa chọn sử dụng như một phương tiện giao tiếp Côn Khúc tiếp tục là loại hình ca kịch phổ biến ở Trung Quốc thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa dân quốc trước khi lụi tàn vào giữa thế kỷ 20, đặc biệt là trong thời gian Cách mạng Văn hóa. Nhưng sau khi Trung Quốc mới thành lập, Côn kịch lại được làm sống lại. Các vở tuồng truyền thống của Côn kịch như Hoán sa ký, Mẫu Đơn Đình, Thập Ngũ Quan (mười lăm quan tiền), Trường sinh điện, Thập ngũ quán, Đào hoa phiến đều trở nên quen thuộc với khán giả. Ý nghĩa của đoạn Côn khúc trong nhạc phim 'Diên Hi công lược' "Diên Hy công lược" là bộ phim lấy bối cảnh những năm đầu thời Càn Long nhà Thanh khi Côn Khúc vẫn đang tiếp tục phát triển rực rỡ. "Khán kính trung nhân, châu nhan sấu Khán ái dữ hận, tân hựu cựu Khán đăng như trú, lệ thấp thấu Khán thùy lai ước, hoàng hôn hậu" Dịch nghĩa: Nhìn người trong gương, dung nhan xinh đẹp đã tiều tụy Nhìn yêu và hận, mới rồi lại cũ Nhìn ánh đèn sáng, lệ ướt đầm Nhìn ai đến hẹn, sau hoàng hôn Mặc dù chỉ có tứ thi ngắn ngủi, nhưng đoạn Côn khúc ở đoạn cuối bài hát mở đầu phim "Diên Hi công lược" (延禧攻略) cũng đã đem lại ấn tượng sâu sắc cho khan giả và phần nào quảng bá văn hóa Trung Hoa. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của bộ phim. Vậy 4 câu Côn Khúc ấy có ý nghĩa gì? Câu hát này đại ý nói về hình dung một người con gái chờ đợi tri kỷ đến héo mòn. Như nói về thân phận phi tần chốn Hậu cung. Nỗi lòng của nữ nhân trót bước qua cánh cổng của Tử Cấm Thành. Câu hát họa lại nỗi lòng của nữ nhân trót bước qua cánh cổng Tử Cấm Thành rộng lớn. Chính vào giây phút cánh cổng Tử Cấm Thành khép lại sau lưng, họ đã quyết định đặt dấu chấm hết cho sự tự do và những giấc mơ thuở thanh xuân. Lường tưởng hạnh phúc vì được sống trong xa hoa phú quý nhưng để sống sót chốn hậu cung tàn bạo, phi tần phải đổi phận làm lại cuộc đời. Có được tất cả, nhưng người con gái vẫn héo mòn chờ đợi người tri kỉ. Có được tất cả, nhưng lệ ướt dầm liệu có ai ở bên.