Cổ Tích Cho Những Người Yêu Nhau - Huỳnh Hải Âu

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Cute pikachu, 16 Tháng mười một 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Tập truyện: Cổ tích cho những người yêu nhau

    Tác giả: Huỳnh Hải Âu​

    [​IMG]

    Lời Giới thiệu​

    Cổ tích cho những người yêu nhau là tập truyện văn học gồm 15 truyện ngắn của tác giả Huỳnh Hải Âu với 15 sắc thái khác nhau của những câu chuyện cổ tích tràn đầy cung bậc cảm xúc dành cho những người yêu nhau.

    Tình yêu trong truyện không chỉ là tình yêu người mà còn là tình yêu cuộc sống, niềm tin vào những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại.​
     
    VYVYVYVYVY thích bài này.
    Last edited by a moderator: 16 Tháng mười một 2021
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Quả thật không đơn giản chút nào!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đi công tác mấy ngày ở đảo về, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt khiến tôi ngạc nhiên là căn nhà tập thể hôm nay được lau chùi bóng láng. Giầy dép của mấy thằng bạn phóng viên những ngày trước thường nằm mất trật tự mỗi nơi mỗi chiếc, giờ được sắp xếp gọn gàng ngay ngắn dưới chân cầu thang. Mà lạ chưa kìa! Hôm nay là ngày gì mà đứa nào trông cũng vui vẻ yêu đời, ăn mặc tươm tất rất chi là lịch sự. Ngay cả thằng Khoa mập lúc nào cũng mặc chiếc quần đùi khoe cái thùng nước lèo nặng ký, vậy mà bữa nay, giữa cái nóng rất oi của buổi trưa tháng năm nó lại đóng thùng đàng hoàng, miệng còn nghêu ngao hát: Có phải em là mùa thu Hà Nội.. nghe rất dễ thủng lỗ tai.

    Chút xíu nữa là tôi đụng phải cô bé rất dễ nhìn và lạ hoắc ngay chân cầu thang – "Ơ, cái anh này.. Lần sau nhớ đi đứng cho đàng hoàng cẩn thận đấy nhé!". Đôi mắt lườm lườm thị uy nom rất dữ khiến tôi phát bực. Cũng may cái chất giọng Hà Nội trong veo (mà tôi lại có tật rất thích con gái nói giọng Hà Nội) cũng vớt vát được phần nào. Tôi làm mặt nghiêm:

    - Tôi là Hà, "trưởng nhà" tập thể này. Bé tìm gì mà lại "xâm nhập" vào đây thế?

    - Đồng nghiệp mới đấy – Thi ló đầu ra cửa phòng, giới thiệu – Vừa tốt nghiệp báo chí, xin về báo mình tập sự.

    Cô bé Hà Nội trình diện "nhà trưởng" bằng cái nguýt dài rồi đi xuống cầu thang. Đỏng đảnh, không biết cười – Dưới trung bình, tôi chấm điểm.

    - Này, dậy đi chứ! Ngủ nướng là nguyên nhân của "lão hóa" đấy.

    Lại cái giọng Hà Nội thích gây sự của cô lính mới. Gan thật! Dám can thiệp vào thói quen lâu ngày của tôi trong buổi sáng chủ nhật – "Ngày nghỉ để người ta thư giãn một tí. Không có tiền lẻ dẫn đi ăn sáng đâu à nghen".

    "Xí" – Cái mền tôi đang đắp bị giật tung ngay sau tiếng "xí" dài và nhọn – "Cám ơn lòng tốt. Đây ăn sáng từ hôm qua rồi. Dậy đi! Hôm nay tới phiên anh.. lau nhà". Trời đất, cái vụ này coi bộ tôi khó mà chấp hành được. Không phải tôi lười biếng gì (bằng chứng là tôi luôn hoàn thành mọi công việc xếp giao) nhưng công việc của một thằng phóng viên tỉnh lẻ luôn quay như chong chóng, đến quần áo mà đôi lúc tôi phải dùng khăn ướt lau sơ rồi mặc lại vì không có thời gian để giặt giũ nữa chứ đừng nói đến chuyện động trời là.. lau nhà. Liếc mắt ra phòng ngoài, thấy nào thau nào vải lau đã để sẵn, tôi kiếm cớ – "Chờ một tí, để người ta súc miệng rửa mặt đã chứ". Mặc nguyên bộ đồ ngủ, tôi phóng thẳng ra quán cà phê quen, ngồi nghe nhạc và cười ruồi một mình.

    Chưa hút xong điếu thuốc thì Khoa mập mò tới. Trời ạ! Hôm nay trông nó mô đen quá cỡ. Trưa hôm qua, thấy nó lên bộ quần áo da bò này bước vào phòng, tôi đã có cảm giác nực nội rồi, nhưng cũng đế thêm "To con như mày mặc bộ đồ này thấy bảnh trai và ngầu hẳn lên". Thực ra, giờ thì tôi đã rõ, từ lúc có Thu Trang, tên cô bé Hà Nội về tạm trú, căn nhà tập thể bỗng xuất hiện vài hiện tượng lạ. Ngay cả thằng lười tắm nổi tiếng như Nam giờ lúc nào cũng nước hoa thơm phức. Chỉ có tôi là vẫn vững vàng tâm lý.

    Thậm chí đôi lúc còn cảm thấy bực bội như vướng vướng một cái gì đó..

    - "Tao biết tỏng mày kết nó. Có thì khai ra. Tao phụ cho một tay". Khoa ngập ngừng – "Chuyện này chắc phải nhờ đến anh. Đúng là em thấy Thu Trang rất dễ thương. Lúc nãy có mua tặng Trang lọ nước hoa này. Nhưng.." – "Nó không nhận chứ gì – Tôi lên giọng quân sư – Tại mày không rành tâm lý con gái. Bọn nó tuy rất thích được tặng những thứ đắt tiền, nhưng lại rất ghét kiểu ga lăng rẻ tiền. Muốn nó nhận mày phải qua nhiều giai đoạn tiếp cận – Tôi sực nhớ chuyện hồi sáng bị phân công lau nhà – Con nhỏ đó tính siêng năng, sáng nay chủ nhật thế nào nó cũng đang dọn dẹp nhà cửa. Tốt nhất là bây giờ mày về phụ nó xách nước lên lầu để lấy lòng nó trước đã. Trưa nay tao sẽ nghĩ ra kế giúp mày sau". Khoa mập hí hửng đứng lên giành trả tiền rồi ra về. Tôi cũng hí hửng thầm vì nếu diệu kế của tôi vừa rồi không mang lại kết quả gì cho nó thì ít nhất cũng làm cho lương tâm tôi đỡ cắn rứt về chuyện trốn việc sáng nay.

    Vừa bước lên cầu thang, tiếng "rầm" và tiếng la thất thanh của Thu Trang khiến tôi hốt hoảng.. Không kịp rồi – Chiếc thùng đựng nước bị đứt quai rơi lăn lóc, nước từ trên lầu tràn xuống cầu thang, Thu Trang có lẽ do bị trượt chân nên mất đà té ngửa, đầu đập vào vách tường. Máu! Tôi hốt hoảng kêu tên mấy đứa bạn trong khu tập thể. Không thấy Khoa mập đâu cả. Tôi chạy đến bế Thu Trang xuống lầu dưới. Cú va hơi mạnh làm cô bé ngất xỉu, mặt xanh mét, máu thấm ướt đỏ cả chiếc áo tôi đang mặc. Thi cũng vừa từ trên lầu chạy xuống. Tôi giục Thi nổ máy xe đưa Thu Trang đến bệnh viện.

    Vết thương tuy có sâu do va phải một vật cứng nào đó nhưng rất may là không trúng chỗ nghiệt, tuy thế nó cũng làm cô bé choáng váng và mê man đến nửa đêm mới tỉnh lại. Tôi ngồi canh Thu Trang suốt đêm bên giường bệnh, lòng thấy lo lắng xen lẫn hối hận vì nếu hôm đó tôi không để cô bé làm những việc nặng nhọc thì chẳng có chuyện gì xảy ra. Khổ một nỗi, tính Thu Trang cũng ngang, nhất định không để thằng Khoa giúp nên mới có chuyện.

    Mấy hôm nay tôi xung phong làm anh nuôi đem thức ăn đến bệnh viện và đã thấy thích thú cái công việc năn nỉ cô bé ăn từng muỗng cháo, uống từng ly sữa cho mau lại sức. Có lúc tôi còn ước dại cho cô bé bệnh lâu lâu để tôi có cơ hội chuộc tội.

    Có chút việc nên hôm nay tôi tranh thủ về sớm, vừa ra tới cửa lại đụng phải một anh chàng xa lạ đang xăm xăm bước vào phòng Thu Trang. Thái độ bối rối của anh chàng khiến tôi sinh nghi, nên lên giọng: "Anh tìm ai?" – "Có phải Thu Trang nằm ở phòng này không ạ?". Đã không trả lời còn hỏi lại nữa chứ. Cái tay này – "Thu Trang là gì của anh?" – "Thu Trang té có nặng không anh?" Không xong rồi. Tôi sẽ trễ giờ mất nếu cứ tiếp tục kiểu đối thoại ở thì nghi vấn thế này. "Nặng lắm, Bác sĩ bảo.. cấm người lạ vào phòng. Sợ..". "Vậy thì tôi đủ tiêu chuẩn vào thăm bệnh nhân rồi. Tôi là anh của Thu Trang, ở Nha Trang mới vào". Cũng may lúc nãy tôi chưa kịp đóng cửa và tống anh ta ra khỏi phòng. Thu Trang đang ngủ, tôi mời anh vào phòng, bàn giao công việc chăm sóc em gái cho anh rồi phóng thẳng về cơ quan.

    Buổi tối, tôi đến hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy trong phòng chỉ có mình Thu Trang. Cô bé nằm im trên giường, đôi mắt ướt đỏ – Hình như Thu Trang vừa khóc!

    - Anh Thu Trang đâu rồi? – Tôi hỏi.

    - Anh ấy về lại Nha Trang rồi. Nhà không có người nên em bảo anh ấy về sớm.

    Trang trả lời tôi mà đôi mắt cứ nhìn lên trần nhà, khuôn mặt buồn và cái nhìn xa vắng làm tim tôi chấp chới. Nổi tiếng lãnh cảm như mình mà còn xiêu vẹo huống hồ những trái tim si tình như bọn thằng Khoa, thằng Thi..

    - Anh Hà này, ngày mai em phải ra viện thôi, nằm đây thấy buồn và phiền cho anh quá.

    - Em chưa được khỏe mà. Với lại.. từ nay anh hứa sẽ chăm sóc em dài dài chứ vài ngày thì nhằm nhò gì.

    - Thôi, anh đừng bàn ra nữa. Lên làm thủ tục xuất viện cho em đi.

    Khi cái giọng Hà Nội trong veo được cất lên rõ ràng như thế, tôi biết mình chỉ còn một cách tuân lịnh thôi.

    *

    - Ông Hà dạo này siêng năng quá cỡ. Muốn trở thành chuyên viên lau nhà chắc.

    Khoa mập nhìn tôi, cái nhìn đầy mỉa mai. Bình thường lúc đang làm như thế này mà nghe cái giọng đó chắc tôi không để yên, nhưng bây giờ tôi đã thay đổi. Tôi thích lau nhà chỉ đơn giản vì Thu Trang cũng thích thế. Tôi biết tỏng bụng dạ bọn thằng Khoa mập, thằng Thi, thằng Nam lúc này – Bọn nó ghen vì không được Thu Trang sai đấy thôi.

    Thu Trang hôm nay về sớm, khuôn mặt buồn buồn, chắc là có tâm sự gì chứ bình thường đi làm về mà thấy cảnh tôi chổng mông hì hục như thế này, thế nào cô bé cũng thưởng tôi, ít nhất là một nụ cười.

    - Thôi nhà sạch rồi, anh nghỉ tay đi thay đồ, Trang nhờ anh chở ra đây một tí.

    Tôi ngạc nhiên khi Thu Trang chỉ tay vào quán cà phê nằm dọc bờ sông, bảo tôi quẹo xe vào.

    - Anh uống gì cứ kêu, hôm nay Trang khao.

    Thu Trang không uống nước mà cứ ngồi đưa tay bứt những cánh bông giấy mỏng, vo vo rồi quăng xuống đất khiến tôi phải can thiệp.

    - Coi chừng em làm chết chậu bông kiểng lâu năm của người ta đấy. Có chuyện gì buồn cứ nói ra để anh gánh bớt cho.

    - Nếu anh thích thì cứ gánh.. Ngày mai em sẽ về lại Nha Trang. Em không thích ở đây nữa.

    Câu nói còn bất ngờ hơn cái xô nước lau nhà từ trên cầu thang rơi thẳng xuống người tôi hôm Thu Trang bị trượt chân té. Thật ra bấy lâu nay tôi đã âm thầm nuôi nhiều mộng đẹp với cô bé có giọng nói Hà Nội và đôi mắt hay làm bộ dữ tợn để tự vệ khi lạc giữa một "rừng gươm" như chúng tôi. Bây giờ, nếu Thu Trang bỏ về thì bao nhiêu lần lau nhà, mua đồ ăn cho em mỗi tối đều.. tan thành sương khói. Tôi tính hù: Em mà bỏ đi tôi thề chẳng bao giờ thèm lau nhà nữa. Nhưng nhìn thái độ Thu Trang, tôi biết câu nói đó lúc này chẳng "xi nhê" gì. Tôi bực bội:

    - Ít nhất em cũng cho anh biết nguyên nhân trước khi bỏ đi ngang xương chứ.

    - Đơn giản thôi – Anh ấy đã nói đúng: Làm nghề báo đôi khi phải sống như một người khác chứ không phải chính mình. Em không thích hợp với nghề này.

    "Anh ấy", anh ấy là ai thế? Không để tôi thắc mắc lâu, Thu Trang đưa ra tấm hình, phía sau có dòng chữ nắn nót: Mãi nhớ em và chờ ngày em trở về. Đừng quên những gì chúng ta đã hứa với nhau khi còn ở Đại học..

    Thì ra cái anh chàng tự xưng là "anh trai" hôm trước bữa nay bỗng biến thành "anh ấy". Chuyện đã "lỡ" rồi, dù bây giờ tôi có để yên cho rác ngập tới chân cầu thang căn nhà tập thể thì Thu Trang cũng bỏ tôi mà đi theo "anh ấy". Nghĩ thì nghĩ thế nhưng trong bụng tôi vẫn thấy anh ách – "Đơn giản thôi", hừm, bỏ người ta đi ngang xương như thế mà bảo là đơn giản – Con gái, quả thật không đơn giản chút nào.
     
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Khi người ta là hoa khôi

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Môi xinh ở trọ người xinh. Duyên dáng (Hờ hợ) ở trọ, đôi chân (Hờ hơ) Thúy Kiều." Câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được cái giọng "opéra" của Bình tồ cất lên nghe như.. tiếng sấm xoáy vào màng nhĩ người khác, vậy mà nhỏ Thụy vẫn tỉnh bơ đi ngang, mắt nhìn thẳng không thèm nhấp nháy lấy một cái; cố tình như không biết có một kẻ đang rất muốn làm quen với nhỏ.

    Không ai nói ra, nhưng cả lớp ai cũng thầm công nhận cái biệt danh "Hoa khôi lớp 12A" mà Bình tồ gán cho nhỏ Thụy. Một thành viên mới của lớp, ở miền trong mới chuyển về trường tôi năm học này.

    Giờ ra chơi, Bình tồ khoèo tôi "Mày nhìn cái" dáng đứng Bến Tre "của nó kìa. Ngạo đời hết biết". Tôi hiểu tính bạn bè, Bình tồ tuy là con trai nhưng có tính "thù vặt". Cả tháng nay, nhiều lần nó muốn làm quen với nhỏ Thụy mà nhỏ cứ lạnh nên nó căm lắm. Tôi "gài độ" – Nếu bây giờ tao đến nói chuyện với nó, cầm tay nó mà nó không phản đối thì mày chịu gì? – "Một chầu đậm" – Nó đáp không cần suy nghĩ. Tôi ngoéo tay nó cho chắc ăn – "Một chầu ăn tối và" Kêdzôca "(Karaokê) nhé!". "Rồi! Ê, mà lỡ mày thua thì sao?". "Tao mạo hiểm mà. Hậu quả có thể là cái bợp tai đích đáng, cho mày đứng cười thoải mái luôn, được chưa?". Nó giở giọng tính toán "Không được. Bợp tai mày cũng còn lời chán". (Nhìn cái mặt nó tôi nghĩ: Nếu bị nhỏ Thụy bợp tai, chắc nó cũng sung sướng lắm). "Nếu thua, mày phải bao lại tao mới được". Tôi gật đầu bừa – "Mày đứng đây chờ tao. Mà tao giao hẹn trước. Khi tao nắm tay nó, mày chỉ im lặng đứng nhìn. Không được để nó biết chuyện" cá cược "này, rõ chưa?".

    Tôi thọc tay vào túi quần, cố lấy bộ bình thản nhưng trong bụng cũng hơi run. Nhỏ Thụy đang đứng nhìn những tán phượng già cằn cỗi. Con gái mà, ở dưới đất vui thế không chịu nhìn, cứ thích treo ngược tâm hồn lên cành cây. Tôi tằng hắng hai ba tiếng nhỏ mới quay lại. Để gây sự chú ý của nhỏ, tôi cố cười thật tươi, thật hiền, thật.. lịch sự, rồi đi thẳng về hướng căn - tin nhà trường, "vô tư" như không có chuyện gì.

    Theo kế hoạch, lần quay trở lại là lần quyết định "Thụy ơi! – Tôi gọi nhỏ – Cho Thụy cái này nè". Không kịp để nó từ chối, tôi nắm tay nhỏ, tay kia.. móc trong túi gói xí muội mới mua ở căn - tin – "Ăn cho vui, thấy Thụy đứng một mình buồn, mình mua cho Thụy đấy!". Khi gói xí muội đã nằm gọn trong bàn tay xinh xắn, tôi rụt tay lại và quay bước thật nhanh, thầm đắc ý vì không ngờ con gái cũng dễ dụ khị thật.

    Lúc này, nếu tôi ngước lên và trông thấy vẻ kinh ngạc của Bình tồ chắc là tôi không nín cười được. Ở xa, nó đâu thấy tôi bỏ cái gì trong tay nhỏ Thụy, nó chỉ thấy tôi nắm tay nhỏ, nói chuyện tự nhiên mà không hề bị ăn cái tát tai nào. Tôi đã tính đúng, ai lại nỡ bợp tai người khác, khi được tặng cả gói xí muội bự tổ chảng.

    Tổ học tập của chúng tôi bây giờ gồm có bốn đứa. Tôi, Bình tồ, nhỏ Lan địa và nhỏ Thụy. Địa điểm học tập là nhà tôi.

    Chiều nay, không khí học tập đang căng vì gặp đề toán khó thì cứu tinh xuất hiện. Đó là anh Hai tôi, kỹ sư mới ra trường.

    Coi bộ anh Hai cũng hào hứng trong việc làm thầy bất đắc dĩ này lắm. Anh giảng rất hăng, văng cả nước miếng vào vở tôi, lại còn khen nhỏ Thụy xinh đẹp và thông minh làm nhỏ sướng rân.

    Lúc về, xe nhỏ Thụy bị hư ổ líp, Bình tồ thét ầm sai tôi chạy đi mượn đồ nghề, cởi áo xung phong làm thợ sửa xe. Hì hục cả tiếng đồng hồ, chiếc xe trước khi sửa còn xài tàm tạm, giờ nó bắt tôi cầm bàn đạp quay như chong chóng mà hai bánh xe vẫn "dậm chân tại chỗ". Tôi đã thấm mệt, Bình tồ còn thê thảm hơn, người ngợm dính đầy nhớt, mồ hôi rỉ đầy trán trông rất tội nghiệp. Đã vậy, nhỏ Lan địa còn đế thêm: "Không biết sửa cũng bày đặt.. ga lăng" khiến chúng tôi quê một cục.

    Nhà nhỏ Thụy mãi ngoài xóm chài Tân Long, cách nhà tôi khá xa. Tôi tính lấy xe đưa nhỏ về thì anh Hai đẩy xe Dream ra – "Xe để đó sửa sau. Lên xe anh đưa về kẻo tối". Tôi thấy mặt nhỏ ánh lên tia nhìn là lạ. Anh Hai cũng vậy, trông anh hiền lành, không dữ dằn như thường ngày.

    Khi "chiến trường" chỉ còn lại mình tôi và Bình tồ, nó vỗ vai tôi "Coffee music nhé!" – Tôi gật đầu.

    Ở quán cà phê về, tôi thấy anh Hai đang lui cui dọn đồ nghề. Chiếc xe đạp màu đỏ tươi của nhỏ Thụy được anh dựng ngay ngắn trước sân, sau khi quay thử vài vòng, anh nói với giọng đắc ý – "Chắc ăn rồi" – Vô cớ, tôi thấy bực – "Xì, chưa chắc đâu" – Anh lườm tôi – "Nhóc con, bày đặt".

    Ánh đèn điện buổi tối khiến con đường vàng rực như mùa thu. Gió biển rải đều từng cơn mát rượi. Bình tồ hôm nay trông có vẻ buồn buồn. Cả tiếng đồng hồ nó cứ yên lặng đi bên tôi, gần đến chỗ rẽ vào nhà, nó mới lên tiếng – "Mày với nhỏ Thụy tới đâu rồi?". Tôi ngạc nhiên – "Tới đâu là.. tới đâu?" – "Đừng giấu.. Hôm qua tao thấy mày chở nó đi uống cà phê ở quán Hạ Nhớ. Tình hết biết.." – "Lầm to rồi ông ơi!". Tôi cắt lời nó – "Lầm sao được mà lầm. Chính mắt tao trông thấy". Nhìn mặt Bình tồ, tôi biết là không thể giả lả được – "Đúng, nhưng mà.. chỉ đúng có một nửa. Tao có chở nó tới quán cà phê, nhưng tới đó rồi nó biểu tao.. đi về, nó có hẹn". Nghe nói nhỏ Thụy có hẹn, Bình tồ càng hỏi dồn "Hẹn à? Nó hẹn với ai thế?". Tôi tính bảo: "Anh Hai tao chứ ai" – nhưng lại thôi.

    Bình tồ cứ bám theo tôi cằn nhằn chuyện tôi chở nhỏ Thụy "tao mà như mày thì..". Thì sao? Nếu là Bình tồ thì sao nhỉ?

    Thật ra tôi cũng đau lắm chứ. Khi người ta dám nhờ mình chở tới nơi hò hẹn là trong bụng người ta đâu coi mình có trăm gờ ram nào. Nhưng nếu là Bình tồ? Xời, tôi chắc chắn rằng chẳng khi nào nó dám từ chối nếu được nhỏ Thụy nhờ.

    Bởi vì.. người ta là hoa khôi mà.
     
  4. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Người vẽ những dòng sông

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tặng N. M

    Bụp!

    Một trái khế chín mủn rơi trúng ngay trang sách tôi vừa mở ra. Chưa kịp hoàn hồn thì.. bụp bụp, hai ba trái khế nữa liên tiếp nhắm vào đầu và lưng, tôi ngước lên – thằng nhóc tướng mạo đen thui, ốm nhách như con khỉ, thoăn thoắt chuyền từ cành này sang cành kia rồi rơi xuống trước mặt tôi, khoanh tay bối rối – "Xin lỗi chị! Em không cố ý". Miệng nó nói xin lỗi mà tia nhìn ngổ ngáo chiếu thẳng vào mặt tôi không lộ chút gì "ăn năn" khiến tôi phát bực – "Đã ăn cắp khế còn làm bẩn quần áo người ta. Tính sao đây?" – "Em đâu có ăn cắp. Chị ở Sài Gòn về nên không biết đấy thôi. Cây khế này" ngoại "cho phép em được tự do hái mà". Xời, đây là vườn của ngoại tôi. Ngoại chỉ có đứa cháu duy nhất là tôi. Ở đâu lại "lòi" thêm đứa cháu dung mạo như khỉ thế này? "Chị đừng giận. Bữa nào sáng trăng, Di sẽ chèo đò chở chị đi chơi sông. Thích lắm". Coi bộ nó cũng không đến nỗi ngố. Còn biết "dụ khị" nữa chứ! Giờ em phải về nấu cơm, lát nữa còn phải xuống rớ phụ anh Hai. Hẹn chị bữa khác nhé! ". Nó quay người.. leo ngược lên cây khế, chuyền sang nhánh chĩa sang nhà bên cạnh rồi.." bịch ", thế là nó biến mất.

    - Canh gì mà ngon thế hở ngoại?

    - Canh chua cá dứa đấy!

    - Chà – tôi chép miệng nhìn tô canh bốc khói đang vơi dần – con nghe người ta bảo" không dễ ăn cá dứa đâu nhé! ", bộ cá dứa hiếm lắm hở ngoại?

    Ngoại cười móm mém.

    - Hiếm là đối với dân thành phố bọn bây, chứ xứ biển thì khó gì. Hôm nào bắt được con cá ngon là anh em thằng Di cũng đem biếu ngoại. Mấy cái thằng.. mồ côi cha mẹ mà sống hòa thuận, ai cũng thương.

    Thì ra" con khỉ "nói đúng. Nó với ngoại tôi đã thân thiết từ lâu. Tôi tò mò:

    - Anh em họ chỉ sống bằng nghề" quay rớ "thôi hở ngoại?

    - Thằng anh nghe đâu hồi xưa làm nghề gì đó ở thành phố, không biết sao lại bỏ về đây. Con thấy cái chòi ở dưới sông đó không? Buổi tối, anh em nó quay rớ bắt cá. Ngoại nghe hàng xóm bảo – Anh thằng Di còn làm nghề gì" bí mật "lắm. Lâu lâu có người lạ mặt đến nhà đưa tiền rồi mang đi những gói gì được gói cẩn thận.

    Câu nói của ngoại khiến tôi cảnh giác. Biết đâu hắn là tên buôn lậu đang che giấu hành tung? Ở gần những kẻ có hành vi bí mật thế này, phải dặn ngoại đề phòng mới được.

    - Con đừng nghĩ oan cho người ta tội nghiệp. Chừng này tuổi rồi, ngoại không nhìn lầm người đâu.

    Cái nhìn của ngoại làm tôi hơi ngượng nên đứng lên. Chà, được nghỉ hè, tính về đây thăm ngoại và thăm biển. Không ngờ ở đây cũng buồn quá.

    *

    - Chị Minh nè.. Ta đi chơi sông nhé!

    " Con khỉ "thường xuất hiện bất chợt trên cây khế với lời rủ rê như thế. Tôi đã quen cái tính lắc xắc và tướng mạo nhà quê của nó. Ấn tượng xấu lúc ban đầu phai dần từ đêm nó chèo đò chở tôi đi hóng gió trên sông. Ánh trăng mười bảy nhảy nhót trên màu nước lờ lợ và những câu chuyện tiếu lâm với lối pha trò rất tự nhiên của nó thường làm tôi cười ngất.

    Hôm qua nó hẹn tối nay sẽ dẫn tôi xuống rớ chơi. Nó còn bảo xuống đó sẽ đãi tôi món tôm nướng cuốn bánh tráng chấm mắm nêm. Nghe nó tả về những con tôm tươi rói vừa bắt lên cho vào lò, để lửa xém lớp vỏ ngoài, thêm một ít bánh tráng mỏng với rau thơm mà tôi phát thèm. Hồi chiều tôi đã có ý" để dành "bụng tối nay thưởng thức món đặc sản của nó.

    Mặt trời đã chìm nghỉm ngoài khơi xa từ lâu mà chưa thấy nó đâu. Con nước đang ròng nên dòng sông phơi mình trơ trọi. Tôi nhìn dưới chòi rớ thấy có ánh đèn leo heo sáng, chắc nó đang ở dưới đó. Tôi xắn quần lội ra chỗ nước cạn gần bờ rồi đi bộ về phía chòi rớ.

    Chòi cao khoảng ba mét, có chiếc thang gỗ cột tạm. Tôi leo lên đến bậc thang cuối, vừa ló đầu vào thì cùng lúc, một khuôn mặt xa lạ cũng vừa quay lại nhìn tôi: Hắn trạc khoảng ba mươi hoặc.. hơn thế nữa. Nói chung, hắn thuộc mẫu người khó đoán tuổi từ hình thức bên ngoài. Mái tóc dài và mớ râu ria" quên cạo "khiến khuôn mặt hắn rất già, nhưng đôi mắt thì rất sáng và.. rất trẻ.

    - Ủa.. Chào hàng xóm. Em là Nguyệt Minh phải không?

    Đoán hắn là anh trai của" con khỉ "nên tôi không ngạc nhiên lắm khi thấy hắn biết tên tôi. Điều làm tôi ngạc nhiên là cái khung vải và bức tranh đang vẽ dở dang ở phía sau lưng hắn. Bức tranh vẽ một dòng sông. Chỗ lạ của dòng sông là bên kia bờ ẩn hiện những vòng đều tăm tắp trông như những cối xay gió tôi từng thấy trong ảnh. Và chỗ lạ của bức tranh là nền trời đỏ rực như những tấm lửa khổng lồ đang phủ chụp lên dòng sông. Những mảnh màu tương phản tạo nên một cảm giác đối nghịch.. Một sự đối nghịch giữa tình yêu và tội lỗi. Giữa khung cảnh bình yên và khói lửa tang thương hay.. một điều gì tương tự. Kiến thức năm đầu trường mỹ thuật chưa đủ để tôi hoàn chỉnh một tác phẩm nghệ thuật, nhưng cũng đủ để tôi biết: Hắn là cây cọ thuộc trường phái ấn tượng.

    - Thì ra anh là họa sĩ?

    - Thì ra" hàng xóm "cũng là người thích tranh?

    Cả hai cùng bật cười. Có lẽ sự đồng điệu trong tiếng cười ở chỗ cả hai cùng nhận ra sự ngớ ngẩn trong câu hỏi của mình – Biết rồi còn hỏi.

    Hắn kéo tôi lại gần bức tranh đang vẽ dở, đôi mắt hắn như có lửa và tôi biết, ngọn lửa ấy đang tìm cách đột nhập vào trái tim đang đập bum bùm của tôi bằng con đường ngắn nhất..

    - Đây là những guồng xe nước ở quê tôi – hắn chỉ vào những vòng bánh xe đều tăm tắp – ngày xưa, nó là công cụ dẫn thủy nhập điền của nông dân. Quê tôi có dòng Trà Khúc chảy qua khắp thôn làng. Có địa danh tên gọi Mỹ Lai. Cha mẹ tôi và mấy trăm con người đã nằm ở đó. Tôi yêu những dòng sông vì nó chảy qua lịch sử bi tráng, nỗi niềm của sông to lớn quá khiến tôi luôn khát khao khắc họa lại..

    Hắn không hề than vãn, nhưng tôi biết trong lòng hắn ẩn chứa nhiều nỗi đời bi thảm. Có lẽ lúc tôi trông thấy hắn bỗng già đi là lúc những niềm riêng trong hắn bật dậy.

    Có tiếng động nho nhỏ," con khỉ "ló đầu vào.

    - Đã bảo em ở nhà học bài. Sắp thi rồi.

    - Xì.. Bảo đảm ngon lành mà anh Hai. Em sẽ đỗ cao kỳ thi tốt nghiệp này. Với lại em lỡ hứa với chị Minh..

    Bỗng dưng tôi không còn thấy thèm món ăn mà" con khỉ "đã hứa. Tôi cũng không muốn quấy rầy công việc vẽ những dòng sông của hắn nên bảo với" con khỉ "là tôi muốn về.

    - Em đưa chị Minh về rồi ở nhà học bài. À.. Chờ một lát.

    Hắn rút cuốn sổ nhỏ trong túi ra rồi bảo tôi ngồi yên, hí hoáy vẽ. Tôi biết trong đầu hắn vừa nảy sinh một ý tưởng và hắn đang phác thảo cho bức tranh đó.

    Con nước đã lên theo con trăng, bây giờ thì không thể đi bộ trên sông được nữa." Con khỉ "vừa chèo thuyền chở tôi vào bờ, vừa tía lia:

    - Anh Hai em là họa sĩ" lớn "đó. Ngày xưa..

    - Biết rồi – Tôi cắt lời nó – Nhưng sao anh Hai em lại về sống ở đây?

    " Con khỉ "bỗng im lặng sau câu hỏi của tôi. Hồi lâu nó mới lên tiếng, giọng không còn lí lắc nữa.

    - Cũng tại em nghe lời mấy đứa bạn, bỏ học rồi.. hút ma túy. Cũng may, anh Hai phát hiện sớm. Anh ấy phải bỏ chuyến triển lãm nước ngoài mời, bán nhà rồi đưa em về đây. À, nếu chị muốn xem tranh thì tối mai em sẽ đưa chị qua nhà xem phòng tranh của anh ấy.

    - Nhưng sao phải xem vào buổi tối?

    - Buổi tối anh ấy không có nhà. Anh Hai không thích người khác vào phòng tranh của mình.

    Cho dù rất thích và tò mò, tôi cũng không thể nghe lời" con khỉ "để mang tiếng là người xem lén. Hai hôm sau, hắn qua nhà mời tôi sang nhà chơi. Đúng như tôi dự đoán, trong căn phòng tồi tàn chứa đầy những" dòng sông"ấn tượng. Sông của hắn như biết nói – Những dòng sông thanh bình uốn khúc. Những dòng sông khói lửa. Bức thì như khúc tình ca thầm.. Bức thì cuộn trào..

    Hắn chỉ vào bức tranh vừa mới hoàn thành. Bức tranh vẽ người thiếu nữ có khuôn mặt giống tôi, mái tóc cô gái chảy dài như dòng sông lấp lóa ánh trăng – Một vẻ đẹp rực rỡ thiên thần đang chảy trên một dòng sông khô cằn trơ trụi khi con nước đang ròng. Tôi không nhận bức tranh hắn tặng và vội vã quay về Sài Gòn vì tôi biết – Tôi khó mà bình yên trước tia nhìn đắm đuối của hắn.

    Hơn nữa, đứng trước những dòng sông của hắn, tôi thấy mình hãy còn quá trẻ.
     
  5. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Ơi.. Mùa thu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Gần một tiếng đồng hồ, Thạc cứ đứng thẫn thờ như thế. Trước mặt anh, dòng sông xưa vẫn ầm ào thao thiết.. Tháng chín mùa thu, nước lũ từ nguồn cuộn về, nơi khúc sông hẹp, nước xoáy vào những hòn đá to, bọt ngầu lên trắng xóa.

    Mười năm xa quê, nay mới có dịp về thăm làng xưa, thời gian đã làm thay đổi bao điều.

    Hình ảnh người chị thân yêu lại hiện về trong trí nhớ Thạc. Cũng khúc sông này, cũng mùa thu và những ngọn gió heo may gây gây lạnh. Mùa tựu trường, chị cõng em qua sông, áo quần chị ướt cả vẫn cố giữ cho tập vở em khô ráo – "Nhà mình nghèo, ba mẹ mất cả. Em ráng học cho thật giỏi để sau này đỡ khổ em nhé!".

    Chị ơi! Khúc sông này như khúc ngoặt đời em. Giờ em trở về thì chị không còn nữa. Ôi, sao mà thèm một lần được nhìn thấy nụ cười mãn nguyện trên đôi môi gầy của chị quá. Sông ơi!

    Nắng đang lên, rắc vàng trên con sông bạc. Bên kia bờ, có chú chiền chiện vừa thức dậy hót vang bài ca bình minh. Thạc đang loay hoay xắn quần để lội qua sông, bỗng có tiếng khóc trẻ em làm anh giật mình ngẩng lên. Dưới sông, một cô gái đang lờ quờ đứng dậy, có lẽ cô vừa bị ngã. Thằng bé khoảng mười tuổi, đang ngồi trên một hòn đá to, mếu máo khóc, tay chỉ về chiếc cặp bị dòng nước cuốn xa dần. Không cần suy nghĩ, Thạc lao vội xuống sông, tay anh sải nhanh về hướng có cái chấm màu đỏ đang bập bềnh trôi. Khi bàn tay chạm được chiếc cặp, anh mới ngừng lại để thở.

    - Chỉ ngấm nước sơ sơ, phơi nắng chừng mươi phút là khô ngay. Thạc vừa nói vừa mở bung mấy cuốn vở trải trên lớp sỏi trên bờ.

    - Cám ơn anh..

    Cái giọng con gái trong veo khiến Thạc ngước lên. Cô gái còn trẻ, khoảng hai mươi, hai mốt tuổi là cùng. Bộ đồ bà ba bó sát người vì bị ướt khiến cô ngượng ngùng cứ cúi nhìn dưới đất. Cái nhìn trân trân của Thạc càng làm cô thêm mắc cỡ.

    - Thu.. là em phải không?

    Vẻ ngạc nhiên của cô gái xác nhận phần nào sự nhận diện của Thạc là đúng.. Thu, làm sao anh quên được đôi mắt này, nụ cười khoe chiếc răng khểnh này, dù bây giờ em đã là cô thiếu nữ xinh đẹp.

    Thu nhỏ hơn Thạc năm tuổi. Ngày xưa cũng nhiều lần anh cõng Thu đi học qua khúc sông này. Mười năm, về lại khúc sông đời gặp nhau.

    - Anh là..

    Thu vẫn chưa nhận ra Thạc. Phải rồi, cho dù bộ đồ anh đang mặc có ướt sũng vì thấm nước cũng không giấu được vẻ sang trọng. Cứ nhìn vào cặp mắt lạ lẫm của thằng bé đứng bên cạnh Thu cũng đủ biết anh có vẻ lạc lõng ở cái làng quê nghèo trơ đá này. Mười năm rồi, làm sao Thu có thể nhận ra Thạc của những chiều ngồi vắt vẻo trên lưng trâu ngày nào.

    - Anh là Thạc, em chị Đợi đây mà.. Anh về làm giỗ một năm cho chị. Lúc chị Đợi mất, anh dính vào công việc bên đó, không bứt ra được.

    Thu như muốn lao vào khi Thạc xưng tên. Rồi như sực nhớ, đâu phải như hồi còn bé tí, cô ngượng ngùng khựng lại.

    - Ơ.. anh Thạc. Bây giờ anh là Việt kiều sang trọng, thảo nào em không nhận ra.

    - Anh vẫn thế.. Vẫn nhớ chị Đợi, nhớ em. Nhớ những ngày chúng mình cùng đi chăn trâu, bắt dế. Nhớ cái lần cõng em đi học qua sông, bị trượt chân té ướt hết áo quần, em cứ ngồi khóc mãi khiến anh phải phát vào mông, rồi lật đồ ra phơi cả tiếng mới khô. Nhớ..

    - Thôi, cái anh này, cũng không chừa cái tật bắt nạt con gái.

    Khuôn mặt đỏ hồng và hai tiếng "con gái" được Thu dùng để thay cho hai chữ "con nít" nghe càng dễ thương. Bỗng như sực nhớ điều gì, Thu la hoảng..

    - Thôi chết. Hôm nay là ngày tựu trường. Giờ em phải đưa thằng Bình đến trường kẻo trễ. Bình, lại chào anh Thạc đi em – Thu nắm tay thằng bé – Anh cứ về trước, lát nữa em sẽ đưa anh đi thăm mộ chị Đợi.

    *

    Thạc cắm bó nhang lên ngôi mộ đất sơ sài rồi ngồi thừ người mãi. Nghĩ đến người chị hiền lành, anh không cầm được nước mắt. Chị ơi! Em đâu ngờ người ta lại để mồ mả chị lạnh lẽo thế này. Bao nhiêu tiền em gởi về mà anh ấy không xây nổi một ngôi mộ cho chị. Sao mà chị khổ thế?

    Thu nhổ hết bụi cỏ gấu còn lại trên ngôi mộ, rồi đến ngồi bên Thạc. Cái chất giọng trong veo con gái của Thu cũng không lấp được một chút buồn trong câu chuyện.

    * * * Lúc đó, anh ta quá mê mệt người đàn bà đang sống chung với anh ấy bây giờ, nên luôn hành hạ chị Đợi. Tiền bạc anh gởi về anh ta tiêu xài hoang phí nên bao nhiêu cũng không đủ. Chị Đợi vốn hiền lành nên chỉ yên lặng chịu đựng. Mỗi lần bị đánh đập, chị cứ qua ôm em mà khóc. Em bảo chị ấy viết thư qua nói cho anh biết nhưng chị ấy không cho.

    Hôm đó, chị lên thăm rẫy về, đang mang thai mà chị cũng ráng đèo thêm mấy bó củi. Lúc đi qua chiếc cầu treo kết tạm bằng mấy khúc gỗ tròn, chị trượt chân rồi mất đà rơi xuống vực. Mãi đến sáng hôm sau, khi tỉnh rượu và phát hiện chị Đợi chưa về, anh ta mới hô hoán lên, bà con đổ xô đi tìm..

    *

    Gần một tháng nay, cả xã đã huy động người để dựng lên chiếc cầu gỗ xinh xắn bắc qua ngang con sông. Trực tiếp coi công trình này là Thạc. Anh đã góp toàn bộ số tiền mà anh mang về tính giúp đỡ người anh rể "làm ăn".

    Công việc được sự ủng hộ của Ủy ban xã và sự tận lực của bà con trong làng, nên chiếc cầu được hoàn thành với nhịp độ không ngờ.

    Thạc đứng nhìn một số người đang sơn nốt những thành cầu còn lại. Màu vàng của mùa thu được phết lên những nhịp cầu tình nghĩa. Ơi.. mùa thu!

    Thu bưng ly nước đến gần để mời Thạc. Thằng Bình cũng lẽo đẽo theo sau.

    - Vài ngày nữa là xong anh nhỉ? Thạc gật đầu, anh vò tóc thằng Bình:

    - Mai mốt Bình có thể tự đến trường, không cần chị cõng nữa. Sướng nhé!

    - Ứ.. em thích chị Thu cõng hơn cơ. Thạc cười bâng quơ.

    - Ngày xưa anh.. cũng thích như thế lắm.
     
  6. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Thằng Tủn

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nhỏ Huyền, em gái tôi, tính rất ham ăn. Món nó ghiền nhất là bánh bao nhân thịt. Hôm nào đi làm về, trong túi còn tiền lẻ là tôi không quên mua vài cái làm quà cho nó. Tôi thích nhìn cái miệng trẻ thơ của nó hỉ hả cười, mắt sáng rực.. Vậy mà hôm nay nó làm tôi ngạc nhiên khi cầm hai cái bánh bao rồi không chịu ăn mà gói lại cẩn thận cầm đi đâu đó. Tôi tò mò nên đi theo xem nó có "tâm sự" gì mà bí mật thế.

    Ngôi đình nhỏ nằm lọt thỏm giữa những tán cây già. Tháng năm, hoàng hôn đến chậm, nắng rắc vàng trên khoảnh sân trước đình. Ở đó, một đám con nít đang tụ tập. Nhỏ em tôi cũng nhanh nhẹn chen vào đám đông. Hình như bọn chúng đến đây để chơi trò gì đó ().

    Thằng nhóc khoảng 12 tuổi, thân hình hom hem ốm yếu. Điểm nổi bật của nó là mái tóc xoăn tít, làn da đen thùi thụi như tráng một lớp nhựa đường. Bộ đồ nó đang mặc đùm đụp những lỗ vá. Tay cầm chiếc mền rách, nó đứng trước đám "cử tọa" cũng sàng sàng tuổi nó và.. diễn tuồng. Nó đang hát Hồ Quảng. Chiếc mền rách trong tay lúc thì xoay tít như lá cờ Quan Công, lúc thì nhấp nhô làm ngựa theo Trương Phi xông trận. Lũ trẻ con ầm ào hát cười theo từng điệu bộ của nó. Cuối cùng, tràng pháo tay rộ lên khi màn diễn kết thúc. Bọn trẻ ùa vào chàng "nghệ sĩ" tuồng đang đứng thở dốc giữa sân, đứa thì cho nó miếng bánh đúc, vài củ khoai luộc. Cô em út tôi có vẻ "hào phóng" hơn khi đưa tặng chàng nghệ sĩ da đen hai cái bánh bao còn nóng hổi.

    Mặt trời đã tắt, nắng chiều không còn nhảy nhót trên mái ngói rêu phong của ngôi đình nữa. Lũ trẻ con giãn dần, tiếng ồn lắng xuống, chỉ còn lại vài chiếc lá khô vô tình trên sân. Thằng nhỏ da đen đứng tần ngần một lúc, chắc nó đang nuối tiếc cái không khí náo nhiệt lúc nãy.

    Tôi lại gần khi thấy nó đã đến ngồi thu lu nơi góc đình. Đôi mắt trẻ thơ buồn rười rượi, khác với vẻ lanh lẹ lúc nãy.

    - Em hát Hồ Quảng hay ghê!

    Thằng nhóc thoáng giật mình, cặp mắt trắng mở to nhìn tôi dò hỏi.

    - Đừng ngại. Anh chỉ là khán giả tình cờ của em đấy mà.

    Nụ cười của tôi làm thằng nhỏ yên chí, nó xích qua nhường chỗ.

    - Em cứ tưởng anh là người coi đình, đến đuổi không cho em ngủ nhờ ở đây.

    Câu nói của nó khiến tôi tò mò: Làng tôi đâu có đứa trẻ nào không nhà cửa đâu nhỉ? Không biết nó ở đâu tới?

    * * * Em không có cha. Từ nhỏ, chưa bao giờ em nghe mẹ kể về cha của mình – Đôi mắt thằng nhỏ cụp xuống, nét buồn vừa thoáng hiện khiến vẻ trẻ con trên khuôn mặt nó biến mất – Một bữa, mẹ em dẫn về một người đàn ông lạ rồi bảo em gọi là cha. Ông ấy ác lắm, cứ đánh đập la mắng em hoài. Khi mẹ em mất, "cha" bắt em phải bỏ học, đi làm đủ thứ, bán báo, đánh giày.. bữa nào không có tiền mang về là ăn đòn. Em chịu không nổi nên bỏ nhà đi theo mấy đứa bạn.

    Bữa nọ ông ấy đi tìm rồi bắt em về. Lần này ông ta đối xử tốt lắm. Mấy ngày sau có một bà mập đến đưa tiền cho ông ấy rồi dẫn em về nhà – "Mày hãy ngoan ngoãn nghe lời, bà này sẽ đưa mày đi gặp cha của mày. Sướng nhé!" – Ông ấy bảo.

    Bà mập đưa em về nhà, cho ăn uống ngon lắm, nhưng nhốt em vào phòng kín không cho đi đâu. Bà có anh con trai lớn, tướng rất dữ, cứ theo canh chừng em.

    Một buổi sáng, bà kêu em ra dặn rất kỹ – "Hôm nay mày sẽ được gặp những người quen với cha mày, nhớ khi người ta hỏi thì phải trả lời thế này, thế này.. Nếu nói sai, người ta sẽ nhốt mày đó".

    Em sợ lắm, nên làm đúng như lời bà ta dặn. Lợi dụng lúc đi ra ngoài ngồi chờ, em bỏ trốn..

    - Nhưng sao em lạc về đây?

    - Trước lúc chết, mẹ em có dặn: Làng này là quê ngoại của em. Ngày xưa mẹ có lỗi nên bị ông ngoại đuổi.. Sau này lớn lên, nếu có tiền, em sẽ đưa mẹ về chôn ở đây.

    Tôi thấy tội nghiệp cho thằng Tủn – tên của nó. Mười mấy tuổi đầu đã lang thang, lo cái thân còn chưa xong mà biết nghĩ tới mẹ. Chắc nó yêu mẹ lắm. Khổ nỗi, nó không biết ông ngoại nó tên gì, ở thôn nào, chứ không thì tôi sẽ tìm ra lai lịch nó ngay. Nhìn nó gập người trong cơn ho dài, tôi ái ngại – "Hay em về nhà anh nghỉ đỡ đêm nay. Ngày mai anh sẽ cố tìm xem ông bà ngoại em ở đâu" – Nó lắc đầu – "Anh tốt lắm. Nhưng em ngủ thế này quen rồi. Chỉ mong anh tìm ông bà ngoại giúp em".

    Tôi đi về mà lòng không yên chút nào. Đêm vắng lặng, chỉ còn vài ngọn gió khua động lào xào trên tán cây. Con chim nhỏ lạc bầy còn cất lên tiếng kêu cô đơn, còn thằng Tủn, nỗi buồn của nó rất người, khi đã lạc bầy còn biết kêu với ai?

    Nhỏ Huyền trố mắt khi thấy tôi đưa bịch bánh bao to đùng gần cả chục cái – "Đừng mừng hụt, của thằng Tủn đấy, em đem cho nó và bảo: Chiều anh sẽ tới".

    Buổi chiều, gần hết giờ làm việc thì có hai người đàn ông đến tìm tôi ở trụ sở Ủy ban xã.

    Người Mỹ da đen đi với một người Việt ăn mặc sang trọng. Ông người Việt lấy trong cặp ra tập hồ sơ, chỉ vào một tấm hình, bảo – "Chúng tôi đang tìm đứa bé này. Đây là ông Tom, cha thằng bé. Mấy tháng trước nó đã làm xong thủ tục xuất cảnh nhưng không hiểu sao lại bỏ trốn. Một đứa bạn nó cho biết nó về làng này tìm ông ngoại của nó".

    Tôi không ngạc nhiên khi thấy đứa bé mà hai người đàn ông đang đi tìm chính là thằng Tủn. Điều làm tôi kinh ngạc là ở trang lai lịch của mẹ nó. Người đàn bà trong ảnh tôi thấy quen lắm.. đúng rồi, má tôi cũng có một tấm ảnh chụp chung với người đàn bà này. Như vậy mẹ của thằng Tủn chính là dì Ba của tôi. Người dì ngày xưa thường cõng tôi đi học mỗi ngày qua khúc sông hẹp. Thường mua bánh bao cho tôi.. Ngày đó, tôi còn nhỏ quá, không hiểu sao dì lại bị ông ngoại đuổi đi. Tôi chỉ nhớ mang máng hình như dì đi làm ngoài tỉnh rồi có quan hệ không tốt với người nào đó, ông ngoại không đồng ý nên từ dì.

    Tom và người phiên dịch ngạc nhiên khi thấy tôi ra hiệu bảo họ ngừng lại. Cũng trước ngôi đình quen thuộc, nơi khoảnh sân nhỏ còn lay phay vài hạt nắng chiều, thằng Tủn vẫn trong bộ đồ đùm đụp những lỗ vá, đang gân cổ diễn tuồng. Nó đang phùng mang trợn mắt làm Trương Phi cưỡi ngựa bỗng.. té phịch xuống đất, ôm ngực ho rũ rượi. Lũ trẻ con có vẻ không hài lòng với buổi diễn nên lục tục bỏ về. Tôi bước tới đỡ thằng Tủn dậy, nó cong người trong tay tôi, ói ra một búng máu. Rồi lại cong người, lại ói.. nó đang bị thổ huyết.

    Bệnh viện đã không cứu được thằng Tủn, nó chết ngay trong đêm đó. Trước khi chết nó còn dặn cha nó ráng đem mẹ nó về mai táng nơi quê ngoại.

    Vậy là thằng Tủn chết đã ba hôm. Chiều nay bé Huyền đòi tôi dẫn đi thăm mộ em nó. Bé Huyền không cầm nhang đèn mà chỉ cầm theo hai cái bánh bao – "Thằng Tủn thích ăn bánh bao lắm" – Nó bảo.

    Nắng chiều còn gay gắt, không gian lào xào tiếng gió lùa qua lau lách khiến nghĩa trang thêm quạnh quẽ. Ngôi mộ mới xây của thằng Tủn lãng đãng khói nhang bay – Tom đang ở đó.

    Thái độ của Tom hôm nay trông khác lắm. Ông ta cứ nhìn ngôi mộ rồi nhìn tôi, cái nhìn thăm thẳm.

    - Các người thật có lỗi với trẻ con. Ở nước tôi, trẻ con luôn được ưu đãi.

    Tôi không muốn tranh luận với Tom, vì ông ta đang mang trong lòng nỗi đau. Nhưng chữ "các người" ông muốn ám chỉ cả số đông, cả xã hội. Đợi hôm nào nỗi buồn trong lòng ông lắng xuống.. Một đất nước đang đứng lên sau cuộc chiến đấu sống còn thì có lỗi gì khi không kham nổi những hệ quả sau cuộc chiến. Không có chiến tranh thì không có Tom ở đây. Thằng Tủn không sinh ra trên cuộc đời này. Dì tôi đã không bị đuổi ra khỏi nhà.

    Chuyện đã qua bao năm mà vẫn chưa xưa cũ, vì trên hè phố hôm nay vẫn còn những "thằng Tủn" sống lang thang vất vưởng.

    Có lẽ tôi sẽ đưa Tom đến thăm một trại trẻ mồ côi, ở đó cũng có nhiều "thằng Tủn" đang hiện hữu, dù cha mẹ chúng không là người Phi, người Mỹ nhưng thủ phạm vẫn là cái nghèo do cuộc chiến để lại. Và nếu Tom muốn tâm hồn mình được bình yên thì hãy đến với chúng bằng tâm tình của người cha tội lỗi trở về.

    Bóng chiều đã tắt bên lau lách, nghĩa trang im vắng lạnh người. Nhỏ Huyền kéo tay tôi – "Về thôi, anh Hai".
     
  7. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Cổ tích cho những người yêu nhau

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một ngày cuối năm, trong khu rừng vắng, tiếng chim rộn rã hót vang chào buổi sáng sang mùa. Dưới bóng những tán cây rừng thoáng nắng, có một đôi tình nhân đang.. cãi nhau dữ dội.

    Tóc dài: Anh là kẻ không biết giữ lời. Đã nói là mỗi chiều thứ bảy anh phải chở em đi ăn kem. Đến vũ trường..

    Mày râu: Em ích kỷ quá chừng, không thấy là năm nay anh phải chuẩn bị luận văn tốt nghiệp ở hai đại học. Rồi học thêm ngoại ngữ, vi tính..

    - Xì.. anh cứ lo chấp cánh để bay vào năm 2000 đi. Từ nay chúng ta chia tay. Anh muốn bay đi đâu thì cứ mặc sức.

    - Được được.. - Mày râu cũng nổi giận – Chia thì chia..

    Cả hai quay lưng lại, mày râu giận dữ bước về phía chiếc xe đạp dựng nơi gốc cây, còn tóc dài cũng hậm hực ngồi lên chiếc Dream chuẩn bị nổ máy. Bỗng.. ào.. một cơn gió rừng nổi lên bất ngờ, xô ngã hai chiếc xe và cuốn đôi tình nhân bay lại ngồi gần bên nhau. Một ông già râu tóc lòng thòng, uy nghi đứng trước mặt họ. Sau một tiếng đằng hắng thị uy, ông già cất tiếng: Cái đám hậu sinh này thật là không biết điều. Thượng đế đã ban cho các ngươi một viên ngọc quý, viên ngọc sẽ phát quang lấp lánh khi chúng mày biết yêu nhau. Vậy mà không biết tận hưởng..

    Khi ông già nói, gió lại cuồn cuộn nổi lên, âm thanh sắc nhọn như xoáy vào màng nhĩ. Tóc dài hoảng sợ ôm chặt lấy mày râu. Anh chàng cũng chẳng can trường gì lắm. Cất tiếng lắp bắp: Ông.. ông là ai?

    Ông già đưa tay lên, gió liền ngưng thổi, ông mỉm cười hiền hòa nhìn đôi trẻ đang run rẩy.

    - Đừng sợ. Ta là thần gió. Trước đây ta là bạn của bão tố, chiến tranh. Nhưng bây giờ ta đã.. về hưu, đang tu tâm dưỡng tánh. Thấy các người dại dột, cứ thích cãi nhau, ta đến để bày cho các người bí quyết của hạnh phúc. Đó là, phải cố gắng học, sống khiêm nhường, không ích kỷ, tôn trọng lẫn nhau. Kẹt lắm cũng phải.. cố yêu người mà sống. Hãy nghe ta kể lại câu chuyện sai lầm của ông tổ các ngươi cách đây mấy ngàn năm.

    Giọng ông già giờ đã nhỏ nhẹ lại, trầm trầm êm êm hòa trong gió rừng và tiếng chim hót..

    Ta còn nhớ chính xác cách đây 1.800 năm, cũng tại khu rừng này, lúc cọp chúa đang làm chúa tể của muôn loài cầm thú. Hôm đó là ngày cuối năm, cọp chúa gởi "công văn" triệu tập các đại biểu của khu rừng về dự đại hội tổng kết. Diều hâu vì bận chút việc nên đến trễ mấy phút khiến cọp chúa nổi giận quát tháo:

    - Ta là chúa tể sơn lâm. Về trình diện ta, ngươi phải xếp cánh để tỏ lòng thần phục – cớ sao dám ngất ngưởng trên cành cao?

    - Loài chim chúng tôi khi đứng luôn ở trên cao.

    - Láo.. Ta lệnh cho ngươi phải lập tức xuống đất, quỳ trước mặt ta.

    - Tôi không thể.

    Cọp chúa nổi giận. Bữa tiệc liên hoan kết thúc sớm trong sự nặng nề. Diều hâu tung cánh bay về tổ

    Mình.. Khi chỉ còn lại gia đình cọp chúa và các cận thần, cọp chúa nói:

    - Phải nghĩ cách để nó xếp cánh quỳ dưới chân ta. Có như thế, rừng xanh mới đi vào kỷ cương được.

    Cọp quân sư lên tiếng:

    - Tâu chúa tể. Muốn cho diều hâu thần phục, trước hết phải tìm cách triệt tiêu đôi cánh làm cho nó không còn khả năng bay lên. Thần có cách này..

    Nghe xong ý kiến của cọp quân sư, cọp chúa và các cọp khác vỗ chân tán thành. Sau nhiều ngày trèo đèo lội suối, triều đình nhà cọp đã đến chân núi Gió Hú. Cọp chúa yêu cầu gặp thần gió. Từ trên núi cao thần gió nói vọng xuống.

    - Chúng bay muốn dùng uy lực của ta. Ta đồng ý cho chúng bay mượn tạm viên ngọc bão. Nhưng báo trước ngọc của ta không có công dụng thu phục mà chỉ có tác dụng tàn phá. Hậu quả sẽ ghê gớm lắm không thể nào lường trước được.

    Tuy có run trước những lời cảnh báo của thần gió, nhưng bản tính vốn hung tàn kiêu ngạo, cọp chúa nghĩ: "Ta là chúa tể sơn lâm. Ta không thị uy chúng sẽ xem thường ta".

    Mượn được ngọc rồi, cọp chúa và cả đoàn tùy tùng hí hởn kéo nhau về hang ổ.

    Khu rừng già náo động bởi tiếng gầm hí trò chuyện của các loài cầm thú – Chúng tụ tập theo lệnh của cọp chúa. Từ trên cành cao, diều hâu đưa mắt nhìn xuống những con thú bạn bè, nghĩ – "Tội nghiệp cho chúng. Chúng chẳng bao giờ nếm được cảm giác bềnh bồng tuyệt đỉnh khi thênh thang giữa bầu trời rộng như ta. Loài cọp cũng chẳng làm gì được ta. Ta luôn luôn cao hơn muôn loài..". Diều hâu vỗ mạnh đôi cánh. Nó đắc ý khi phát hiện ra ưu thế của mình.

    Một tiếng gầm lớn làm rung chuyển cả núi rừng. Diều hâu giật mình – Cọp chúa xuất hiện, oai phong lẫm lẫm. Theo sau là đoàn tùy tùng. Tiếng ồn ào bỗng im bặt.

    Cọp chúa vểnh cao hàng râu mép, cất giọng vang động:

    - Ta là chúa tể của muôn loài. Kẻ nào thần phục ta thì còn quyền được đi lại thong dong với ngọn cỏ, rừng cây, bầu trời. Kẻ nào ngang bướng ta sẽ trừng trị. Hỡi muôn loài cầm thú, hãy lắng tai mà nghe cho rõ..

    Khu rừng im lặng như tờ. Cả loài côn trùng bé nhỏ cũng không dám thở mạnh. Cọp tướng bước ra truyền lệnh:

    - Diều hâu – đại biểu của các loài chim phải xuống đất quỳ trước mặt chúa tể để tỏ lòng thần phục.

    Từ trên cành cao, diều hâu thầm nghĩ – "Vũ khí của ta là đôi cánh dẻo dai tràn đầy sức lực giúp ta bay lên bất cứ lúc nào. Ta có xuống dưới thì lũ cọp dơ dáy này cũng chẳng làm gì được ta. Nhưng ta là chim, chỗ của ta là trên cành cao này..".

    - Tôi không thể xuống vì loài chim chúng tôi chỉ quen ở trên cành cao. Lại một tiếng gầm chấn động:

    - Ta đếm từ một đến ba, nếu ngươi không chịu xuống, sẽ thụ lãnh một hình phạt đích đáng.

    Tiếng "ba" vừa phát ra khỏi miệng cọp chúa, bầy thú sợ hãi nép vào nhau. Diều hâu vẫn chễm chệ trên cao giương mắt nhìn cọp chúa. Chẳng lộ vẻ gì sợ sệt cả.

    Khi cọp chúa cầm viên ngọc đưa lên cao, rừng xanh đang yên bình tĩnh lặng bỗng giông bão ầm ào kéo về phạt ngã những tán cây lâu năm. Cát đá, cành cây bay ngang dọc khắp rừng. Bầy thú nhốn nháo chạy tìm nơi ẩn nấp. Mà trốn đâu cho thoát khi đang đứng ở trung tâm bão. Tội nghiệp những con thú hiền lành, xưa nay chỉ biết an phận, giờ cũng chịu chung số phận của kẻ bị trừng phạt.. chúng chết mà chẳng biết mình phạm phải lỗi lầm gì.

    Khi viên ngọc bão đã phát huy uy lực đến cực điểm, cũng là lúc thần gió thu hồi nó trở về. Như một phép lạ, bão tố bỗng ngừng hẳn, bầu trời dịu êm trở lại.

    Giữa khung cảnh đổ nát của khu rừng già trầm mịch, bỗng xuất hiện một con vật rất lạ mắt, mới nhìn trông na ná như diều hâu, nhưng lông lá bị vặt trụi, đôi cánh đứt lìa khỏi vai. Nó khó nhọc lê từng bước qua những xác cầm thú, những cành cây gãy đổ. Bỗng có tiếng rên nho nhỏ khiến nó đứng lại – "Ôi vương quốc của ta! Rừng xanh của ta! Các con và tướng sĩ của ta..". Diều hâu thất thểu lê bước, nó không muốn nghe lời than vãn của cọp chúa. Thâm tâm nó cũng thấm thía nỗi buồn. "Phải chi mình chịu bước xuống đất, thì giờ này mình vẫn có thể bay lên. Ôi, đôi cánh của ta! Bầu trời thiên thanh của ta..".

    Rồi những mùa đông nối gót đi qua, mùa xuân dìu nhau đến. Cây cối đâm thêm chồi mới. Những loài thú sống sót lại tiếp tục duy trì và phát triển giống nòi. Rừng đã thật sự bình yên.. Loài cọp tuy vẫn được tôn là chúa tể sơn lâm. Nhưng từ đó, chẳng có triều đại nhà cọp nào dại dột mượn ngọc của thần bão nữa.

    Thần gió ngừng câu chuyện, chỉ tay vào mày râu – "Ngươi là con cháu của loài diều hâu cao ngạo. Còn ngươi – ông chỉ tay vào tóc dài – tuy trong người ngươi có dòng máu của tổ tiên nhà cọp. Nhưng thời đại này đổi mới rồi. Khoa học văn minh tiến bộ. Các ngươi lại được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng. Cớ sao lại không biết yêu thương nhau mà suốt ngày cứ cãi nhau chí chóe. Ta mà ra lệnh là các đệ tử của ta sẽ cho một trận bão tố ra trò đấy".

    Nói xong, ông biến thành ngọn gió nhẹ rồi bay vào không gian.

    Dưới khu rừng, hòa trong tiếng suối róc rách là tiếng thỏ thẻ của tóc dài:

    - Thôi chúng ta làm hòa nhé! Thứ bảy này anh đưa em đến siêu thị. Có một kiểu thời trang mới rất mode. Mấy đứa bạn em đã mặc thử, trông rất trẻ, rất bụi, rất..

    - Phải biết "yêu người" chứ em. Thứ bảy này anh phải thi chứng chỉ C Anh văn.

    - Anh là đồ ích kỷ. Đồ.. diều hâu.

    - Lúc nào cũng dữ tợn. Đồ.. cọp cái..

    Tuy ở trên cao, nhưng ông già nghe rõ tất cả. Ông lắc đầu chán nản bay thẳng về tịnh động của mình. Từ đó, gió mặc gió, mưa mặc mưa. Dưới trần thế, ai ưng cãi nhau cho mau già thì cứ cãi, ông chẳng thèm can thiệp nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng mười một 2021
  8. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Hoa cát đằng và bão

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngọn gió bấc từ biển thổi vào buổi chiều cái hương vị mằn mặn thân quen, thổi thêm.. một gã trai xa lạ đến nhà tôi.

    Tôi không ưa hắn – Không ưa cái mái tóc bờm xờm, khuôn mặt "thiếu ăn" và cặp mắt lúc nào cũng láo liên đáng ngờ.

    Người hàng xóm đã dẫn hắn sang, nói với ba tôi: "Cháu tên Thạch. Nhà nghèo nhưng chịu khó lắm. Bác xem có công trình nào đang cần phụ hồ thì nhận cháu vào làm với". Tự nhiên, tôi thấy bực vì cái gật đầu dễ dãi của ba.

    Cái thằng trông tướng ốm yếu mà làm việc giỏi đáo để. Cứ đà này vài tháng nữa nó sẽ trở thành thợ chính đấy – Trong bữa ăn, ba tôi khen nó nức nở – Phòng thằng Bình đang bỏ trống, chốc nữa con Thùy – Ba quay sang tôi, vào quét dọn lại cho sạch sẽ; mai thằng Thạch sẽ đến ở nhờ một thời gian. Nhà nó xa quá. Đi về không tiện cho công việc.

    Tôi nhăn nhó, tính phản đối thì bắt gặp ánh mắt nhìn nghiêm khắc của ba. Giận dỗi, tôi bỏ xuống bếp – "Con gái con đứa.. sắp là sinh viên đại học rồi mà tính tình không quảng đại chút nào, mai mốt ai dám cưới" – Má tôi nói với theo.

    Dạo này, tôi thật sự thấy chóng mặt với lượng bài vở của năm cuối cấp ba. Đời học sinh quan trọng nhất là năm học này. Lơ là một tí là công lao bao năm sẽ thành công cốc. Đã vậy, anh Bình đang học đại học ở Sài Gòn còn gởi về đống tài liệu ôn thi với lời cảnh báo nghe xanh rờn: "Không ngốn hết những thứ này thì đừng bước vào phòng thi, chỉ uổng công, uổng tiền thôi nhóc ạ..". Nhiều đêm tôi phải thức đến một hai giờ. Buổi sáng, nếu không có tiết học ở trường, tôi cứ ì trên giường cho đến lúc mặt trời toe toét cười mới chịu dậy. Ba không ý kiến. Má chỉ im lặng làm hết những phần việc trong nhà. Vậy mà hắn, cái gã "ngoại đạo" đến ở nhờ, lại dám lái xe.. ủi vào chuyện riêng của tôi mới chết chứ.

    - Luyện thi mà học như Thùy không có kết quả đâu. Phải sắp xếp việc học cho hệ thống. Phải bắt đầu từ..

    - Ông biết gì mà xía vào – Tôi thực sự thấy bực hết sức.

    Hắn chỉ cười cười, nét mặt không hề thay đổi sau câu nói của tôi. Thầy bói nói mấy người mình dây thường chai mặt, quả không sai.

    - Mình đã qua kinh nghiệm này hai năm trước. Năm đó mình được tuyển thẳng vào đại học đấy. Nhưng nhà nghèo, phải ở nhà phụ giúp ba mẹ. Mình đi làm để kiếm tiền học đại học..

    Tôi sẽ không tin lời hắn, nếu không có cuộc "kiểm tra" tại phòng hắn ngay sau khi hắn đi làm. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi phát hiện trước đây hắn cũng là học sinh ở trường tôi! Cái tên Nguyễn Đăng Đình Thạch, thủ khoa của kỳ thi tú tài hai năm trước ai mà không nghe tiếng. Có điều tôi không biết mặt hắn đấy thôi.

    Những hiểu biết về "tướng số" của tôi quả không nhầm.. Hắn chẳng những thuộc loại chai mà còn "siêu lì" nữa. Buổi tối, tôi ngồi vào bàn học thì hắn đã mò tới.

    - Cho mình học chung với. Học hai người mau tiến hơn.

    Chưa cần biết tôi có đồng ý hay không, hắn kéo ghế ngồi xuống, giở giở lật lật cuốn đề toán ôn thi của tôi rồi bảo:

    - Thùy yếu nhất môn nào, chúng ta sẽ bắt đầu từ môn đó.

    Tôi vốn dư sinh tố C. Bình thường khi không ưa ai tôi mở miệng là nghe mùi chua rồi. Nhưng bây giờ, nhớ lại thành quả học tập của hắn, tôi cũng hơi "kiềng".

    - Muốn làm thầy hả? Vậy báo trước để "thầy" biết. Trong các môn, môn nào tôi cũng đội sổ cả đấy. Tôi nói là nói để thỏa mãn tự ái, chứ thật ra từ lúc có hắn hướng dẫn, việc học của tôi tiến bộ nhiều lắm. Thì ra ba tôi lúc nào cũng đúng. Tôi thường võ đoán khi nhận xét về người khác. Cũng may là hắn hiền lành chứ gặp phải anh Bình thì chiến tranh đã xảy ra lâu rồi. Nhờ kinh nghiệm chiến bại trong quá khứ trước anh Bình, nên tôi mới chấp nhận "hòa bình", chịu ngồi học chung với hắn mỗi đêm.

    Ác cảm trong tôi mỗi ngày một giảm theo tỉ lệ nghịch với tình cảm.. Giờ tôi chỉ còn ghét hắn chút chút, nhất là cái hôm trời mưa dữ, gió biển quất vào những chiếc cột chống giàn hoa cát đằng trước nhà. Nhìn giàn hoa lung linh sắp ngã, tôi như muốn khóc. Bỗng hắn từ trong nhà lao ra, không kể mưa gió ướt át, cột cột chống chống hồi lâu.. Nhờ hắn mà sau cơn bão, giàn hoa vẫn còn nguyên vẹn.

    Tôi thương giàn cát đằng này lắm. Vì nó là "giàn hoa mơ ước" của tôi. Ngày ba tôi bị tai nạn té trên giàn giáo xuống, phải chở đi bệnh viện cấp cứu. Suốt buổi chiều, má bắt tôi phải ngồi coi nhà. Tôi ngồi dưới giàn cát đằng, nghe tiếng hoa rụng lộp bộp mà nóng ruột vô kể, cứ mỗi lần hoa rụng, tôi lại thầm ước

    – Ước gì ba được lành lặn trở về. Tôi ước đến lần thứ ba mươi thì thấy má chạy về, bảo: Ba rơi trúng đống cát, chỉ bị choáng nhẹ, tôi mừng quá, chạy ra lượm đủ 30 cánh hoa "mơ ước", vuốt ve rồi tung hê lên trời..

    Ba tuần nay, Thạch nghỉ làm để chuẩn bị thi vào đại học. Tôi cũng bận rộn chuyện thi cử nên không ai gặp ai.

    Tôi đậu tốt nghiệp rồi đậu luôn vào sư phạm ngữ văn. Có điều lạ là tôi không thấy tên Thạch ghi trên bảng vàng của trường đại học nào cả. Học giỏi như hắn chẳng lẽ lại thi rớt?

    Nhà Thạch ở tận cùng những ngõ ngách của một xóm chài. Muốn đến nhà hắn phải đi qua những con đường "siêu xú uế". Tôi phải nín thở khi đi ngang khu nghĩa địa. Mùi cá heo phơi dày trên đất cứ xộc thẳng vào mũi, cộng với ruồi lằn táp vào mặt.. Chưa bao giờ tôi lại "can đảm" như thế này.

    - Anh Thạch phải đi Vũng Tàu cả tuần nay để tìm ba em – Cô em gái Thạch nói, giọng rơm rớm nước mắt – Ba đi câu mực bị trôi lạc thúng. Hơn một tuần rồi chưa có tin tức gì.

    Có tiếng ho húng hắng, tôi quay lại, trên chiếc giường kê sát vách nhà, một cái đầu tóc bạc trắng, đang ngọ nguậy, khuôn mặt xanh mét bệnh hoạn – "Má em bị liệt hai năm rồi"..

    Trên đường về nhà, tự nhiên tôi thấy mình chững chạc lên một tí. Hình như tôi đã lớn? Bạn có tin điều này không? Khi người ta biết cúi đầu trước một nỗi đau, người ta sẽ không còn là "trẻ con" nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng mười một 2021
  9. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Cô giáo

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Chị mua giùm tờ vé số.

    Nó dí tập vé số sát vào mặt Thảo, chút xíu nữa là ly nước mía cô vừa đưa lên tính uống đã rơi xuống đất –" Chị làm ướt hết vé tui rồi ". Thảo suýt nổi nóng vì câu nói và lối mua bán áp đặt của thằng nhóc. Nhưng cảm giác nóng giận vụt tan biến khi cô vừa ngước lên và trông thấy nó – một khuôn mặt xương xương và đôi mắt xanh lạnh khiến cô giật mình. Có nét gì đó rất quen thuộc từ tia nhìn của nó? Một cách vô thức, Thảo cầm tờ vé số bị ướt cho vào ví rồi lấy tiền trả.

    - Không có tiền lẻ, chị lấy giùm tờ" Tuổi Trẻ ".

    Trên tay nó chỉ còn hai tờ báo. Miệng nó bảo" Tuổi Trẻ "mà tay lại chìa tờ" Công An ". Coi bộ nó không biết chữ, thảo nghĩ.

    - Mua bán kiểu gì như ăn cướp!

    Bà chủ xe nước mía lớn giọng khi thằng nhóc vừa đi khỏi. Thảo không ý kiến, cô đứng lên nổ máy xe phóng đi. Cái ánh nhìn xanh lạnh của thằng nhóc bán vé số như cứ bám theo cô.

    *

    Anh công an đường phố đặt ly nước mía xuống bàn, bảo:

    - Chuyện thằng nhỏ bán vé số hôm trước chị nhờ tôi tìm nhà, tôi đã tìm ra. Nó tên Tùng, 16 tuổi, nhà ở xóm sình. Nó chỉ có hai mẹ con. Mẹ nó trước đây thuộc thành phần..

    Anh bỏ lửng câu nói, nhưng Thảo đã đoán ra cái nghề nghiệp không mấy tốt đẹp của người đàn bà không chồng sống ở cái xóm bụi đời tai tiếng này.

    - Cũng chẳng có gì quan trọng, thấy nó không biết chữ, tôi tính nhờ anh thuyết phục để nó đến học ở lớp tình thương tôi đang phụ trách.

    - Tiếc là mấy hôm nay nó đi vắng, tôi có đến nhà mà không gặp. Thôi để lúc khác vậy.

    Thảo cám ơn khi anh đứng lên ra về. Bà chủ quán nước mía hôm nay trông có vẻ đon đả khi Thảo kêu tính tiền –" Chúc mừng cô đấy nhé! ". Thảo ngạc nhiên –" Chuyện gì mà mừng? "–" Cô chưa biết thật hả? Thằng nhóc bán vé số bảo: Hai tờ vé cô mua hôm trước trúng được bốn triệu ".

    Trúng số! Chuyện quả là bất ngờ đối với người lần đầu tiên mua vé số như Thảo. Nhưng không hiểu sao cô chẳng thấy mừng mà chỉ chú ý đến chỗ bà vừa nhắc tới thằng nhóc bán vé số.

    - Mấy hôm nay sao không thấy nó đến bán? Tôi đang có chút chuyện muốn gặp nó.

    - Chắc nó đã đổi địa bàn. Hôm trước nó đến báo tin cô trúng số rồi đi luôn tới giờ. Thảo sực nhớ chuyện mình đã nhờ công an đi tìm nhà. Hay là nó sợ? Có thể lắm!

    *

    - Nhà thằng Tùng đó cô!

    Thằng nhỏ dẫn đường đưa tay chỉ căn nhà lá lụp xụp nằm sát mé sông, kế bên một đống rác trông còn to hơn cái nhà nhiều. Cô cám ơn thằng bé, không có nó chắc là cô đã lạc giữa những con hẻm chằng chịt của khu xóm này.

    - Cô tìm ai? – Người đàn bà thắc lẻm nhìn Thảo, giọng nói nghe không cảm tình lắm.

    - Tôi muốn gặp em Tùng. Nó có nhà không hở chị?

    - Thằng con tôi dạo này ít về nhà lắm. Nó bảo phải đi bán thêm buổi tối để có tiền học nghề sửa Honda.

    Coi bộ chị ta không muốn mời Thảo vào nhà. Lỡ đến rồi thì phải chủ động thôi, Thảo nghĩ.

    Căn nhà chỉ đủ chỗ kê một chiếc giường, những khoảng trống còn lại bị cái tủ nhỏ và bếp nấu ăn chiếm hết. Thảo đang lúng túng không biết ngồi vào đâu thì mẹ của Tùng đã moi dưới giường ra một chiếc ghế đẩu. Chị huơ chiếc áo rách lau sạch lớp bụi bám trên ghế rồi mời Thảo ngồi –" Cô thông cảm. Nhà hiếm khi có khách đến ngồi lâu ".

    Thật tình, Thảo cũng không muốn ngồi lâu chút nào, cô vào đề:

    - Chuyện là.. mấy hôm trước tôi có mua của em Tùng hai tờ vé số. Đúng ra là tôi bị" ép "mua chứ không phải tự ý. Một trong hai tờ trúng giải thưởng bốn triệu đồng. Tôi nghĩ, may mắn này là của em Tùng nên có ý định tặng em tờ vé số trúng đó.

    Người đàn bà mở to mắt nhìn Thảo. Có lẽ chị không tin điều mình vừa nghe thấy.

    - Điều kiện của tôi là chị hãy bảo em Tùng buổi tối chịu khó đến lớp học miễn phí ở trụ sở Ủy ban. Tùng muốn học nghề để thay đổi cuộc sống là ý định rất tốt, nhưng nếu không biết chữ, thì việc học nghề cũng trở ngại lắm. Chị cố khuyên Tùng nhé!

    Thảo để tờ vé số trúng lên giường rồi ra về. Bóng tối đang chập choạng phủ lên cái xóm nghèo. Thảo liên tưởng đến ánh mắt xanh lạnh của Tùng và thoáng giật mình. Công việc" trả thù "thằng nhóc vậy là đã xong bước đầu. Cô tin tưởng, những bước tiếp theo rồi cũng êm xuôi thôi.

    *

    - Mấy hôm nay sao không thấy em tới lớp. Chúng ta đã thỏa thuận rồi mà?

    Tùng ngồi im re nơi góc giường. Đôi mắt tuy không còn xanh vẻ lạnh lùng cố hữu nhưng khuôn mặt vẫn toát lên nét ngổ ngáo. Hồi lâu, nó mới lên tiếng:

    - Em lớn rồi, học không vô nữa. Với lại tụi bạn em cứ chọc quê.

    - Em đừng nghe lời tụi nó. Văn hóa sẽ giúp em phân biệt người tốt, kẻ xấu. Việc nào đúng, việc nào sai nên tránh.

    Thảo nhìn thẳng vào mắt Tùng, cặp mắt xanh vội vàng cụp xuống. Giờ trông nó có vẻ hiền lành, vậy mà, cái đêm hôm đó, nó làm cô sợ đến ngất xỉu. Thảo biết, nó không hề nhận ra cô..

    - Cô kể em nghe chuyện này. Hy vọng câu chuyện sẽ giúp em trở thành một người tốt.

    * * * 10 giờ tối, cô giáo mệt mỏi rời lớp học tình thương trở về nhà. Khi chiếc xe Dream chạy đến khúc đường vắng gần chỗ quẹo vào xóm sình, cô thấy một thiếu niên vẫy tay xin quá giang." Thằng nhóc, chắc là ham chơi về trễ sợ mẹ đánh đòn ", cô vừa nghĩ vừa thắng xe lại chờ nó.

    Thằng nhóc bước lại gần, rồi thình lình, một ánh dao lóe lên trước mặt cô. Cô giáo hoảng hồn chỉ kịp kêu lớn" cướp ", rồi ngã xuống xe bất tỉnh.

    Thằng nhóc có lẽ lần đầu tiên đi ăn cướp nên cứ loay hoay mãi với chiếc xe còn nổ máy nằm dưới đất. Nó càng quýnh lên khi có tiếng rục rịch mở cửa của những nhà phía bên kia đường. Thế là nó bỏ xe chạy thục mạng..

    Khi Thảo ngừng kể thì khuôn mặt của Tùng cũng chuyển sang xanh mét, nó lí nhí –" Sao lúc đó cô không đi báo công an? ".

    Thái độ ủ rũ của Tùng làm Thảo nhớ đến Thạch, đứa em nghiện ngập đã chết trên tay chị cách đây hai năm" Nó mà còn sống thì gờ này cũng cao to chừng này ". Cô bước đến nâng đầu Tùng lên –" Chị tin rằng, em cần sự giáo dục để nhận thức hơn là sự trấn áp. Phải không em trai của chị? ".

    Trong căn phòng tù mù, nụ cười của cô giáo và" học trò"nở bung như những đóa hoa toàn mỹ nhất. Đôi khi, có những đóa hoa đẹp và tinh khiết đến nỗi chẳng có một nụ hôn trần tục nào xứng đáng đặt môi lên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng mười một 2021
  10. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Cậu tôi

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chiếc xe ôm như con ngựa đua sung sức vừa khởi đầu nhịp chạy, phóng một lèo xuống dốc cầu "Bà Phú" rồi sẵn trớn vèo lên dốc. Đầu dốc là trung tâm thị xã "Tới rồi!" – Tôi thở phào bảo người lái xe.

    - A! Chị Chi về, "người hùng" về má ơi.

    Nhỏ Lệ em gái tôi hét toáng lên khi tôi chưa kịp bước vào nhà "Chào mọi người" – Tôi cũng mở "volume" hết cỡ, dẫu thừa biết cái miệng của nhỏ Lệ cũng đã đủ cho mọi người chú ý. Má tôi ngưng công việc bếp núc, chạy ra. Còn ba ngạc nhiên bỏ tờ báo đang đọc dở xuống – "Có chuyện gì mà con về đột xuất?".

    - "Con bỏ về. Khổ quá không chịu nổi ba ơi. Học sinh dốt. Khí hậu khắc nghiệt. Điều kiện sinh hoạt thì.." – "Ôi! Tội nghiệp" người hùng ". Nhớ ngày ra đi khí phách hiên ngang:" Ba mẹ biết không? Ở đời chỉ có nhà giáo và người mẹ là được tôn lên hàng "thiên chức", hăng thế mà mới mấy tháng đã là kẻ đào ngũ "–" Thôi – má tôi đe nhỏ Lệ – chị em bay hễ gần nhau là đốp chát ".

    Tôi phớt lờ xách túi đồ đi thẳng về phòng. Trước tiên là tắm xả cho sạch những lớp bụi và bao phiền muộn đã đeo bám tôi suốt quãng thời gian sống ở cái huyện biên giới ấy. Không còn những giây phút mệt nhoài khi phải giảng đi giảng lại một định đề, một căn số toán học cho những cái đầu to mà rỗng. Không còn những đêm nằm co nghe gió núi ru đời mà quay quắt nhớ thèm chút hơi ấm gia đình. Nhớ bạn bè, nhớ phố núi và những đêm lang thang từng con dốc dài dốc ngắn. Nhớ..

    Ba tháng, cũng đủ cho thử thách đầu đời với cô sinh viên vừa tốt nghiệp sư phạm là tôi. Bỏ cuộc, buồn một tí, hụt hẫng một tí, rồi sẽ quên. Tôi chẳng có gì phải lo cho tương lai cả. Tốt nghiệp đại học, biết sử dụng vi tính, có bằng Anh văn.. Tìm một việc làm thích hợp ở thị trấn này là việc làm không khó đối với ba tôi, một cán bộ cấp tỉnh.

    Cơm nước xong, nhỏ Lệ khoèo tôi" Đi "–" Đi đâu? "–" Uống cà phê quán "Núi màu vàng" – "Đi thì đi nhưng tao hơi ngạc nhiên: Sao bữa nay mi rộng rãi thế?" – "Chuyện nhỏ. Nhưng đừng quên" thủ thế ", lỡ.." – Tôi bật cười – "Yên tâm. Tao thừa kinh nghiệm khi mi rủ rê rồi".

    Quán nằm trên một ngọn đồi. Lập đông, mà con đường dã quỳ vàng như mùa thu. Tôi cho xe chạy chầm chậm, cao hứng đọc to những câu thơ của ai đó "Dìu nhau lên dốc hoa vàng. Màu hoa vàng đến ngỡ ngàng: Pleiku. Chiều hoang vắng khói hoang vu. Trời hoang dã với sương mù hoang sơ". Nhỏ Lệ đập vai tôi – Thơ ai mà "độc" thế? ". Tôi xạo:" Thơ tao chứ ai ". Nó im lặng, có vẻ tin và nể lắm.

    Khác với nhỏ Lệ, tôi không ghiền cà phê mà" ghiền "cái không khí thư giãn. Ngày ở đây bốn mùa luân phiên đi đến. Buổi trưa nắng hạ thiêu đốt, buổi chiều cái lạnh gây gây mang mùa đông về. Ngồi trong quán nhìn xuống lũng vàng, vài người Thượng mang gùi ẩn hiện thấp thoáng bên những tảng đá to sần sùi nghìn năm hoang dã. Tôi yêu những phút đắm chìm trong hoang sơ đó.

    Nhỏ Lệ khuấy khuấy ly cà phê –" Chị thua độ rồi đấy nhé "–" Độ gì? "– Tôi ngạc nhiên –" Hôm trước chị em mình cá với nhau khi gởi thư cho cậu – Nếu thư hồi âm của ai ngắn nhất, sẽ được bao một chầu cà phê "– Tôi chồm tới" có thư cậu hả? Đâu? "– Nhỏ Lệ dứ dứ lá thư –" Nhưng phải chung độ đàng hoàng, cấm xù à nghen ".

    Có lẽ trên đời này cậu tôi là người đứng số một về phương diện làm biếng viết thư và tiết kiệm lời." Đã nhận thư của hai cháu. Cậu vẫn khỏe. Sống bình thường. Rất mừng vì hai cháu luôn là những người con ngoan. Thỉnh thoảng các cháu nhớ thăm chừng mộ ông ngoại. Rất nhớ mọi người trong nhà. Cậu ".

    Mấy hàng chữ ngắn ngủi càng làm mơ hồ thêm người cậu phương xa. Má tôi chỉ có hai chị em. Cậu tôi sống phiêu bạt như loài chim di trú, nay Sài Gòn, mai Đà Nẵng. Cách đây hơn mười năm, cậu về dạy học ở một huyện ven biển, rồi lấy vợ và đưa bà ngoại tôi vào định cư luôn ở đó. Thời gian sau, vợ cậu bỏ trốn ra nước ngoài khi đang có thai hai tháng. Tiếp đến bà ngoại tôi mất.. Cậu viết cho má tôi" Chị yên tâm. Em sẽ đứng vững.. "." Cậu mày tính thích phiêu bạt, nhưng bây giờ đã có nhà cửa đàng hoàng, công việc cũng tạm ổn.. ". Má tôi kể khi đi thăm cậu trở về.

    Hơn mười năm không gặp cậu, trong đầu tôi vẫn mang máng hình ảnh một người cậu đẹp trai, đàn hay và học giỏi. Cậu tôi biết nhiều thứ, chắc cuộc sống phong phú lắm.. Một ý định bỗng lóe qua –" Ngày mai chị sẽ vào thăm cậu ". Nhỏ Lệ có vẻ hào hứng trước quyết định của tôi –" Tuyệt, nhưng chị ráng chờ đến tết.. em đi với "–" Không được. Đi hết má sẽ không cho ". Biết tôi nói đúng, nhưng nó vẫn xụ xuống. Không sao, trên đời này khó có chuyện gì làm nhỏ em tôi buồn lâu được –" Hồi nãy em bảo chị thua độ, thế thư của em cậu viết được mấy hàng? ". Nó liền toét miệng –" Chẳng có hàng nào cả. Im lặng.. là sự hồi âm ngắn nhất. Đúng chưa? ".

    Tôi gọi chủ quán tính tiền. Quen tính nó rồi, tôi không tranh làm gì cho mệt.

    *

    Căn nhà nằm ngay phố chính nên cũng dễ tìm. Xem lại, thấy đúng với số nhà mà má tôi đã ghi, tôi gõ cửa. Một gã trai với khuôn mặt vừa tỉnh rượu, bước ra nheo mắt nhìn.

    - Xin lỗi, phải nhà thầy Tường đây không ạ?

    Cánh cửa đóng cái rầm sau câu lầm bầm đầy ác cảm –" Chẳng có "thầy bà" nào ở đây cả. Đi chỗ khác mà hỏi ".

    Tôi cũng giật mình theo tiếng" rầm "của cánh cửa. Hơn một ngày ngồi xe đò vào đây, tôi không" mơ "đến tình huống này. Tôi chết trân đứng vo vo tờ giấy ghi địa chỉ, lòng phân vân muốn khóc.

    - Em hỏi thầy Tường phải không?

    Câu hỏi của một người phụ nữ, khuôn mặt phúc hậu của chị khiến tôi yên tâm" Chị ở gần nên lúc nãy có nghe em hỏi. À, em là gì của thầy Tường? "–" Dạ, là cháu.. "–" Cháu, vậy em ở trên cao nguyên xuống. Vào đây – chị nắm tay tôi – Để chị sai con chị đưa em đi gặp cậu. Bây giờ thầy đã dời vào xóm "Chuồng ngựa", nhà này thầy cho nó rồi ". Tôi thở phào đi theo chị, dẫu lòng không ít thắc mắc:" Nó "là ai? Nhà sao lại đem cho?

    - Thầy đang ở trong đó.

    Cậu bé đưa tay chỉ cái chòi, ngang dọc khoảng bốn mét, một nửa nằm gối đầu lên bờ sông, trước mặt và hai bên bị che chắn bởi những căn nhà xây kiên cố –" Chị vào đi! ". Tôi cảm ơn cậu bé rồi đứng tần ngần mãi. Bao nhiêu năm khát khao được gặp cậu, tôi không ngờ cậu lại sống quá hàn vi thế này. Tôi bước vào" nhà "khi gió sông hắt vào mũi cái mùi tanh tanh mằn mặn của biển.

    - Sao bỗng dưng cậu lại nghèo nhanh thế? Trước đây cậu cũng có một gia tài kha khá – Sau bữa ăn tôi buột miệng hỏi cậu điều tôi đang thắc mắc. Cậu không trả lời mà cứ chắp tay đi qua đi lại. Hồi lâu, cậu mới lên tiếng:" Mọi chuyện.. diễn ra như một giấc mơ đầy bi kịch. Một đêm, cô ấy bảo: Tiền bạc nhà mình bị người ta lường gạt hết rồi. Tuy rất buồn vì của cải đó là công lao của cha mẹ cậu dành dụm một đời, nhưng cậu vẫn an ủi cô ấy: Mọi thứ đều có thể bắt đầu trở lại. Hai hôm sau cô ấy bỏ trốn ra nước ngoài. Chuyện tiền bạc cậu không kể nên má cháu không biết. Thú thật với cháu, đến bây giờ cậu vẫn không hiểu – trong tình cảm, mình đã cư xử với cô ấy không phải ở chỗ nào. Có lẽ cái nghề dạy học của cậu lúc đó chỉ là nghề "ăn bám" vợ ".

    - Thế còn căn nhà? Hồi chiều cháu có gặp một người..

    - À, chú ấy là em vợ, ở tù mới ra năm ngoái. Lúc đầu chú ấy đến xin ở nhờ, sau cứ tìm cách gây sự –" Nhà này của chị tôi, ông với chị ấy bây giờ không còn quan hệ gì. Cậu đành ra ở đây cho yên chuyện ".

    - Vô lý, còn có luật pháp?

    - Với người thân, cậu không muốn gây khó dễ. Mỗi người đều phải trả giá bởi việc làm không phải của mình..

    Đến nước này, tôi không thể nào hiểu nổi cậu tôi. Cậu vỗ vai tôi, cười cười.

    - Đừng bực. Cậu cũng đang rất giận vì.. trong túi không còn đồng nào để đưa cháu đi chơi một vòng cho biết phố biển. Cháu có" phương án "gì hay hay không?

    Tôi thầm cảm ơn má tôi, khi đi, má cẩn thận đeo vào tay tôi chiếc nhẫn vàng" Con mang theo để phòng hờ ".

    - Cậu khỏi lo, cháu đủ tiền nuôi cậu một tháng. Nhưng phải chừa lại ít tiền để đánh điện" Má ơi. Gió cấp 9. Biển động mạnh. Gởi tiền gấp gấp.. ".

    *

    Buổi sáng, trước khi đi dạy, cậu bảo:" Cháu ở nhà, nếu thấy buồn thì.. nằm đọc sách. Ngày mai chủ nhật, cậu cháu mình sẽ ra bãi biển chơi suốt ngày ". Không nghe cậu dặn dò chuyện nấu nướng. Cậu tính đãi tôi ăn nhà hàng với cái túi rỗng của mình chắc?

    Cậu đi rồi, căn nhà càng thu nhỏ lại. Không lẽ vượt cả ngàn cây số để vào đây nằm nói chuyện với sách. Buồn tôi với tay lấy cây guitar trên vách xuống. Lúc tôi mở bao đàn, một tấm hình phụ nữ rớt ra. Nhìn hình, tôi thầm nghĩ – Nhan sắc này so với cậu thật xứng đôi. Tôi lật phía sau, một mớ ngôn ngữ lộn xộn hiện ra" I know, if I searched the world over, I could never hope to find a love like the love.. "

    Tôi biết, nếu tôi sục sạo khắp thế giới này, tôi vẫn không thể nào tìm được tình yêu như tình yêu của em. Rồi lại thơ" Sẽ không có chia ly vì chưa một lần sum họp. Sẽ không quê hương vì tiềm thức quá vô tình. Sẽ không khổ đau vì chưa một lần sung sướng. Sẽ không có nhau khi tự đánh rơi mình ". Tôi bực mình quăng tấm hình xuống sàn nhà, người đàn bà trong hình cứ mỉm cười nhìn tôi, nụ cười xinh mà lạnh như mùa đông phố núi. Cô ta bỏ cậu tôi đã bảy năm rồi, mà những dòng chữ này cậu mới ghi cách đây một tháng. Không ngờ cậu còn nặng tình với cô ấy thế, tình yêu trong cậu vẫn đầy dẫy loại" vi rút "mù quáng. Mọi cái.. trông không giống tình yêu chút nào. Bất bình, tôi khép cửa tản bộ ra phố.

    Thị xã gì nhỏ xíu như vòng tay ôm, lang thang vài vòng là thôi phố xá, lại phải quay về.

    Tôi ngạc nhiên khi thấy người đàn bà đang loay hoay nấu ăn trong bếp. Tiếng động khiến chị quay lại

    –" Em về đấy hả? Ghe nhà đi biển mới vô, chị đem biếu thầy ít cá. Thầy rất thích món cá thu sốt cà này. À, gạo chị mới đổ vô lu, em đợi vài phút cho cá thấm rồi bắc cơm là vừa ". Nghe giọng nói và thái độ thì chị đã biết tôi là ai. Nhưng chị ta là ai mà tốt với cậu tôi thế nhỉ? –" Con chị ba đứa đều là học trò của thầy Tường. Đứa lớn đậu vào đại học ngoại ngữ cũng nhờ công thầy dạy dỗ bao năm. Thầy dạy thêm mà không lấy tiền nên chị mang ơn.. ". Vậy là rõ, trong nhiều cái mất cậu tôi cũng còn cái được. Tôi cảm ơn khi thấy chị tính ra về. Đi tới cửa chị bỗng dừng lại –" Cậu em sắp giàu to rồi đấy ". Thấy tôi không hiểu, chị giải thích –" Vợ cũ của thầy ở bên Mỹ mới về. Nghe nói chồng cô ta ở bên đó bị tai nạn xe cộ đã chết, được bảo hiểm đền nhiều tiền lắm ". Chị bỏ về khi thấy tôi đón nhận nguồn tin bằng cái nhếch môi vô cảm.

    Tôi nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được. Sông đêm, con nước ròng rồi lại lên, cứ ì oạp dưới sàn nhà nghe buồn thiu.

    Hồi chiều cậu bảo có chuyện cần phải đi đâu đó giờ vẫn chưa thấy về. Tôi mải nghĩ đến cảnh sống cô độc của cậu bao năm nay. Cậu là kẻ bằng lòng nhận phận hay trong cậu còn một niềm tin nào? Bỗng dưng tôi nhớ đến những ngày còn dạy ở Dakto và câu chuyện đã trao đổi với cậu đêm qua.. Ai cũng sống cho hạnh phúc bản thân mình. Hơn hai mươi năm làm nghề gõ đầu trẻ, mỗi lần đứng lớp cậu đều thấy thích thú như ngày đầu. Cậu đã khăng khít với điều gì thì khó dứt bỏ lắm..

    Cậu tôi như một thứ kim loại đã trui rèn qua ngọn lửa đời, ngọn lửa đã đốt cháy mọi tham vọng cá nhân khác. Cái còn lại trong cậu bây giờ là một dung hạnh tình yêu. Câu nói của Dostoievski được cậu viết nắn nót dán trên vách – Địa ngục là gì? Là tâm hồn không biết yêu thương.. Tôi chưa được tôi luyện như cậu nên dễ dàng dứt bỏ. Chưa bao giờ tôi nói với học trò của mình bằng ánh nhìn tình yêu.. Ai cũng sống cho hạnh phúc bản thân mình. Tôi cũng thế, nhưng là thứ hạnh phúc ngược lại..

    Tiếng khép cửa hơi mạnh làm tôi giật mình –" Cháu chưa ngủ à? ". Cậu bước vào với câu hỏi chiếu lệ rồi ngồi phệch xuống sàn nhà, đốt thuốc và nhả khói liên tục, dáng bình thản trầm nghị hàng ngày biến đâu mất. Có chuyện rồi đây – tôi nghĩ.

    - Cháu qua nhà chị Miên gần đây mua cho cậu xị rượu.

    - Sao bỗng dưng cậu lại cần cái thứ ấy?

    Tôi biết mình đã hỏi một câu thừa khi nhìn bộ mặt" nhàu nát "của cậu. Cậu đang buồn vì một biến cố tình cảm mới ().

    - Cậu vừa gặp cô ấy..

    Cậu nói sau khi" ực "ly rượu một cách ngon lành. Thì ra cậu tôi chẳng lạ lùng gì thứ nước đắng chết người này. Tôi đã biết" cô ấy "là ai nên chỉ im lặng chờ đợi." Cô ấy bây giờ khác xưa nhiều quá.. lại còn đòi giúp đỡ cậu. Chà.. vậy mà lâu nay cậu cứ nghĩ cô ta mới là người cần giúp đỡ ".

    Tôi biết tính cậu tôi, cậu hay dị ứng với chuyện tiền bạc. Hôm qua tôi đề nghị" Để cháu về thưa với má giúp cậu ít vốn, ít nhất cậu cũng phải có một chỗ ở cho đàng hoàng. Cậu còn tương lai.. ". Cậu lườm tôi –" Tiền thì ai lại không cần, nhưng chưa cạn cùng mà đã trông nhờ vào người khác, cậu sợ mình sẽ yếu đuối ". Cậu bình thản với bao nỗi đời riêng như con tàu kiêu căng trên biển, cứ ngỡ mình sẽ vượt qua mọi sóng gió. Thái quá e rằng sẽ bất cập, lần này chắc cậu tôi sẽ đổ gục –" Cậu cũng không muốn gặp cô ấy làm gì, nhưng vì đứa nhỏ, cậu chưa được thấy mặt nó.. "–" Thế cậu đã gặp? "–" Chưa, cậu dằn ly rượu – Cô ấy bảo thằng nhỏ không biết nói một câu tiếng Việt. Gặp làm gì khi nó không biết gọi "ba" ".

    Nhìn cậu, tôi thật bối rối, không biết nói gì để an ủi cậu đây –" Cháu mua thêm rượu nhé! "–" Thôi – cậu đứng lên – Ngày mai cậu phải dạy hai tiết.. ". Cậu cúi xuống cầm chai rượu –" Vĩnh biệt nhé! "," tỏm ", chai rượu vèo xuống sông.

    A – Tolstôi – Cái ta có là tử số, cái ta muốn là mẫu số, mẫu số càng to thì tử số càng nhỏ, mẫu số vô cực thì tử số bằng không.. tôi không biết khi nỗi đau" vô cực"thì ta sẽ bằng gì? Nhưng tôi biết, đằng sau những nỗi đời bi kịch, có khi cũng tựu thành một điều gì đó..
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng mười một 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...