Chú ý: Bài viết chỉ là quan điểm cá nhân, không phải chuẩn mực, không nhằm mục đích công kích, phê phán bất kì đối tượng nào. Mình có đọc được một topic tầm hai, ba tháng trở lại đây, rằng có nên gọi tất cả các thể loại nam×nam là "đam mỹ" không. Một trong những lí do cho câu trả lời "không" là vì: "Đam mỹ" chỉ để chỉ thể loại nam×nam của Trung Quốc, không thể dùng để chỉ chung; mặt khác, những thể loại nam×nam khác cũng có tên gọi riêng, như thể loại văn học tập trung vào chủ đề mối quan hệ đồng tính nam ở Nhật Bản là "Yaoi" và "Shōnen-ai," hay thế giới sẽ gọi chung truyện/phim liên quan đến mối quan hệ đồng tính nam là "boy's love" v. V.. Vậy còn những thứ chưa có tên riêng thì sao? Và phải chăng, tất cả những người dùng từ "đam mỹ" để chỉ chung truyện/phim liên quan đến mối quan hệ đồng tính nam là sai, là "hủ đú", là những người "không biết gì", "không tôn trọng văn hóa của nước bạn"? Trước hết, mình xin đưa ra khái niệm về đam mỹ: (Nguồn Wikipedia ) Đúng, đam mỹ là một từ phiên âm từ tiếng Trung, và đã được chuyển thành từ Hán Việt. Nói cách khác, "đam mỹ" là một từ mượn của nước ta. Sau khi thể loại đồng tính nam ngày một phổ biến, từ "đam mỹ" càng được biết đến rộng rãi hơn. Sẽ có những từ ngữ mà ban đầu dùng để chỉ theo một nghĩa, tuy nhiên khi "đam mỹ" đã được truyền thông rộng rãi và số đông khi nhắc đến "đam mỹ" (không chỉ những người theo dõi truyện về đồng tính nam và phân biệt được khái niệm này) đều hiểu nó theo hướng: Chỉ mối quan hệ "đồng tính nam", thì "đam mỹ" có thể được chấp nhận là một từ "quốc dân" để người Việt Nam với nhau ám chỉ về mối quan hệ này. Quan trọng hơn, việc người Việt Nam viết truyện hay làm phim và set thể loại cho nó, thì từ "đam mỹ" nghe cũng phù hợp. Đúng, có thể viết là "đồng tính nam", hay "tình trai" – như một số bạn đã đề cử, tuy nhiên sao mọi người không thử đặt câu hỏi sao nó chưa phổ biến? Thời gian là một lí do, nhưng cảm giác "đúng đúng" cũng là một lí do (nhấn mạnh từ "cảm giác"). Cũng có thể set là "boy's love", vì suy cho cùng nó là từ "quốc tế", nhưng nếu họ muốn nói một từ "Việt" nào đó mà ai cũng hiểu, thì sao? Tất nhiên việc những thể loại có tên gọi riêng được mọi người phân biệt và gọi đúng là điều tốt và cần thiết, song không phải vì vậy có thể lấy thứ đó để công kích những cá nhân không biết, chưa biết. Chẳng lẽ vì họ không đi tìm hiểu những thuật ngữ ấy, thì có nghĩa rằng tất cả bọn họ không ủng hộ cộng đồng LGBT? Điều này cũng đồng nghĩa với việc, mình không phản đối việc người Việt nhắc tới các thể loại phim Châu Âu*, Thái, Hàn, Việt Nam.. hay các truyện của tác giả Việt Nam về mối quan hệ đồng tính nam là "đam mỹ". (*Cứ tưởng tượng một người hỏi bạn: "Mày xem phim gay à?" có khiến bạn khó chịu? "Gay" là từ tiếng Anh chỉ một "đồng tính nam", nhưng bởi vì nó ăn sâu ấn tượng người Việt từ xưa theo hướng không tốt khiến cho người nghe đôi khi sẽ thấy có cảm giác bị xúc phạm) Còn ý kiến của mọi người thì sao?
Có lần lướt facebook đọc được 1 bài viết phản bác cách dùng từ đam mỹ và đề cao hóa từ tình trai, mình thấy có chút buồn cười, nghe đam mỹ có vẻ hay và phổ biến hơn, nghe tình trai cũng hay nhưng với mình, nó hơi phèn.
Theo quan điểm của mình thì, cái tên gọi không quan trọng, quan trọng là người ta hiểu như thế nào mà thôi. Ngay chính từ nội dung câu hỏi và phần bên dưới của bạn cũng đã có điều không đúng. Mối quan hệ "nam x nam" là gì? Bản thân cái dấu x nằm giữa hai chữ "nam" cũng là một từ vay mượn - giống hệt với cụm từ "đam mỹ" vậy. Dấu x là ám chỉ cho một nụ hôn, một mối quan hệ cặp đôi hoặc thậm chí là quan hệ về mặt tình dục. Vậy cụm từ "nam x nam" hay "nữ x nữ" cuối cùng thì cũng chỉ hướng đến nội dung về một tình yêu, và tình dục giữa hai người cùng là nam giới hoặc nữ giới. Vậy suy cho cùng, "nam x nam", "nữ x nữ" hay "đam mỹ", "bách hợp" gì đó thì cũng đều hướng đến một nội dung cụ thể, và sẽ được nhiều người hiểu và chấp nhận - tối thiểu là trong tầng lớp thế hệ trẻ hiện nay và có thể là thế hệ những tầng lớp sau này. Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp, và nó luôn phát triển, mở rộng và hoàn thiện theo thời gian cùng với sự phát triển của đất nước. Mình từng đọc được một bình luận trên Youtube thế này: Từ "dã man" là một từ ám chỉ một điều gì đó man rợ, hoang dã. Vậy tại sao chúng ta lại có cụm từ "hay dã man" - và thậm chí từ này còn được dùng rất phổ biến nữa. Phải chăng chúng ta đang nói "hay dã man" là nói về sự việc nào đó hay một cách "hoang dã và man rợ"? Còn việc phổ biến hay không cũng là do lan truyền, dù sao thì nghe từ đam mĩ vẫn hay hơn là tình trai, vân vân. Còn thực tế thì ai hiểu họ sẽ biết vấn đề chính ở đây là gì, và từ này sẽ chỉ sự việc như thế nào.
Từ ngữ là một phần thôi, phải tùy ngữ cảnh, giọng điệu mà biểu hiện ý đồ người nói.. mình vẫn thích cách dùng từ của người trung quốc.. thay vì phải nói nam yêu nam quá dài dòng, đồng tính luyến ái thì quá trần trụi, Đam Mỹ và Bách Hợp đã phù hợp lắm rồi.
Mình đồng ý, quan trọng là cách hiểu ý. Có điều bạn comment về câu hỏi và nội dụng của mình có phần không đúng, rồi mình đọc cả bài thì lại không rõ ý bạn chỉ sự "không đúng" ở chỗ nào? Ở trên mình đã cũng nhấn mạnh chỗ "người Việt hiểu với nhau", nên bài viết của mình có gì mâu thuẫn ạ?
Đây là lần đầu tiên mình mới thấy khái niệm thật của từ "đam mỹ". Rất cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích này. Tuy nhiên, có một số từ khi phiên âm, dịch nghĩa từ, mượn từ thì sau 1 thời gian thì các từ ấy sẽ có một nghĩa hoàn toàn khác. Đây là lý do dù mình đã xài phần mềm QT nhưng vẫn cần google dịch. Như lúc trước khi edit, mình gặp từ "nao nao". Mình cứ nghĩ nó có nghĩa là "bối rối", "không yên lòng". Nhưng một thời gian sau mình mới biết nghĩa gốc của nó là "ngẩn người". Đã là từ vay mượn thì không thể biết chính xác từ đó mình vay lúc nào. Tuy nhiên, sự chênh lệch về nghĩa có thể lên đến 100% sau một thời sử dụng. Có thể là do bản thân xã hội nước mình vẫn chưa cởi mở về những câu chuyện tình yêu đồng tính (thậm chí mấy quyển ngôn tình còn bị soi mà) nên họ đã tự tìm từ để nói bóng nói gió và lâu dần nghĩa chuyển phổ biến rộng rải mà nghĩa gốc lại bị người ta vứt xó mà thôi.
Đó chính xác là những gì mình muốn nói khi viết đoạn này, nhưng có lẽ mình viết chưa đủ rõ. Cảm ơn bạn!
Giải thích thì mình có nói ở bên trên rồi. Mình thấy cách đặt tiêu đề của bạn sai và nội dung bạn chỉ dẫn cũng sai theo. Vì sao? Mình nói ở bên trên, mối quan hệ "nam x nam" cũng giống với từ "đam mỹ" hay "gay", "yaoi", đều chỉ là các cụm từ được du nhập vào Việt Nam và được học tập cũng như áp dụng bởi giới trẻ Việt Nam lên một sự việc, hiện tượng mới và chưa có một cụm từ tiếng Việt nào đó đầy đủ để diễn tả nội dung đó - quy tắc mượn từ và dùng từ mượn chính là thế này. Vậy thì khái niệm "nam x nam" cũng là rất mơ hồ và giống với từ "đam mỹ", nó cũng có nhiều cách diễn giải và nhiều hướng suy nghĩ, liên tưởng khác nhau. Bạn không thể gọi các mối quan hệ đều thuộc về khái niệm "nam x nam" được vì khái niệm này không được giải thích một cách đầy đủ cũng như được chấp nhận rộng rãi. Việc lấy 2 khái niệm tương đương nhau về mặt ngữ nghĩa để so sánh nhau là hoàn toàn sai lầm. Liệu chúng ta có thể giải thích được đầy đủ một "mối quan hệ nam x nam" là gì hay không? Và khái niệm "nam x nam" ở đây là gì? Cụ thể hơn thì dấu x nằmg giữa mang ý nghĩa gì, thể hiện cho điều gì? Từ ngữ được phổ cập và phổ biến nhờ truyền miệng cũng như sự phát triển của công nghệ. Thay vì đánh giá xem nó đúng hay sai, hãy giữ nó trong sáng và giàu đẹp lên vì nó là tiếng Việt. Mình thấy bài của bạn rất hay, nói rất nhiều về quan điểm của Đam mỹ, nhưng vô tình lại bị khiếm khuyết về nội dung "nam x nam" khiến bài viết bị lệch về một hướng. Nếu bài của bạn có thêm nội dung về "nam x nam", cũng như trường hợp nào có thể gọi mối quan hệ đó là đam mỹ, trường hợp nào không, như vậy thì bài viết sẽ hay hơn rất nhiều. Ngoài ra nên có thêm ảnh minh họa cho bài viết, điều đó có lợi cho nội dung của bạn.
Thứ nhất, đầu đề của mình là dựa trên một topic mình từng thấy trên fb, trong đó không ai cảm thấy có vấn đề về từ "nam×nam". Quan trọng hơn là Thứ hai, "nam × nam" hay "mối quan hệ nam nam" đối với mình là vừa đủ (mình đồng ý để đưa hai khái niệm còn mơ hồ ra so sánh là vô lí, nhưng), vì đó vừa là một cách nói giảm nói tránh (mọi người hoàn toàn có thể hiểu theo nhiều cách, là yêu nhau, là tìm hiểu, hay chỉ là quan hệ về thể xác.. dù sao "nam×nam" là ngắn gọn nhất, và), vừa là một ẩn dụ (trừ khi dấu nhân (×) trong trường hợp này ngoài việc "mượn từ" ra không thể được lí giải là người Việt tự sáng tác) không phải không thể hiểu (thậm chí nói là "dễ hiểu" - bởi nếu "thể loại nam×nam" hay "thể loại nữ×nữ" được nhắc đến một cách đặc biệt và được đưa vào bàn luận mà vẫn có người cho rằng đó là bàn về quan hệ trong sáng (như bạn bè, gia đình) thì thế giới chắc đảo điên - cái này khác hoàn toàn với "đam mỹ" là một từ phiên âm thuần Hán Việt (danmei) và không phải ai thấy lần đầu tiên cũng có thể tự suy ra), cho nên Thứ ba, đi vào trọng tâm, thứ mà mình thật sự đang tập trung vào bài viết là cách nói "đam mỹ" gây ra tranh cãi, nên mình mới tập trung vào cụm từ này trong cả bài. Và vì việc phân lập đúng sai rất nực cười (chắc mình không cần phân tích về kiểu đặt đầu đề với mục đích riêng nhỉ, và nếu bạn đọc kĩ từ đầu đến cuối thì cũng sẽ thấy mình không có khẳng định đúng/sai gì ở đây), mình chỉ lấy nó như dẫn dắt và đưa ra quan điểm riêng. Thứ tư, có lẽ cái mình muốn nói đến trong bài viết không đáp ứng theo tưởng tượng của bạn mà thôi, nhưng ngay từ ban đầu mình cũng đã nói đó là quan điểm cá nhân, và mình thấy thỏa mãn về những gì mình đã nêu. Tất nhiên sự đóng góp ý kiến, nêu ý kiến là vô cùng quý giá, mình cảm ơn bạn rất nhiều.