Truyện Ngắn Chuyện Đóa Quỳnh Hương - Trần Văn Lộc

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi NS Trần Văn lộc, 16 Tháng tám 2018.

  1. NS Trần Văn lộc VĂN THƠ NHẠC

    Bài viết:
    41
    [​IMG]
    CHUYỆN ĐOÁ QUỲNH HƯƠNG

    Tản văn
    Tác giả : NS Trần Văn Lộc

    Nhạc sĩ Trịnh công Sơn là một trong số các nhạc sĩ có số lượng tác phẩm khá đồ sộ , hơn 600 bài hát Có lẽ vì viết nhiều như thế nên thiếu đề tài , vậy nên một đề tài ông thường viết đến 2,3 tác phẩm ( Quỳnh hương-Chuyện đoá quỳnh hương . Biển nhớ- Biển nghìn thu ở lại Tình sầu- Tình xa-Tình nhớ …) cái hay ở đây là với một đề tài nhưng cách diễn đạt trong mỗi tác phẩm mỗi khác . Khác về cách diễn đạt, khác về phong cách, khác về nội dung, khác về nhận định… Hoa quỳnh là một đề tài không có gì mới lạ, có rất nhiều thi ca viết về nó từ rất xa xưa, thế nhưng dưới cái nhìn của Trịnh công Sơn ta thấy nó vẫn mới mẽ Nếu như trong tác phẩm “Quỳnh hương” hoa quỳnh được ví với sự nhí nhảnh, vui tươi của một cô gái “ miệng cười rúc rích trên lưng” và thoáng đến, thoáng đi như một mối tình gió thoảng “ thôi chào em về giữa phố xá thênh thang, không còn chi thì hãy gắng nhớ đôi lần…” thì trong “ Chuyện đoá quỳnh hương” hoa quỳnh mang bóng dáng một mối tình kín đáo, tế nhị hơn nhiều với giai điệu dịu dàng và sâu lắng hơn
    Bắt đầu là hình ảnh đoá hoa quỳnh nở một mình lặng lẽ giữa rừng đêm, một nơi tưởng như không còn ai biết đến, tưởng như đã uổng phí một đời hoa giữa chốn hoang tàn ấy : “ giọt mưa lặng lẽ trên nụ quỳnh, quỳnh hương một đoá thoảng hương thầm” nhưng không, nụ quỳnh lặng lẽ , âm thầm nở ấy không hề uổng phí chút nào vì “ Rừng đêm xao xuyến” Đúng là “ hữu xạ tự nhiên hương” đâu cần phải ở chốn đô thị đông người mới khẳng định được giá trị của mình, mới có người biết thưởng thức, đâu chỉ con người mà ngay cả cỏ cây cũng ngây ngất vì hương quỳnh Quỳnh cũng như một số loài hoa quý khác một năm chỉ nở hoa một lần vào mùa mưa và chính vì một năm mới có một lần ra hoa mà thời gian nở hoa chỉ khoảng 4,5 tiếng nên càng làm tăng thêm sự quý phái của loài hoa này . Quỳnh rất kén người thưởng thức , ai có tấm lòng với quỳnh mới thưởng thức được vì phải chờ đợi đêm hôm khuya khoắt chứ không phải có sẵn lúc ban ngày như các loại hoa khác
    Thế nên Trịnh công Sơn mới ví quỳnh như người tình của trời đất, người tình của thiên nhiên mà mỗi khi xuất hiện mang theo điềm lành đến cho nhân gian “ Một đôi lần đến như người tình để cho trời đất báo tin rằng vẫn bình an” Còn Phạm Duy thì cho rằng quỳnh là cô tiên vô ý mắc lỗi nên bị trời đày xuống trần gian làm hoa quỳnh “ trời đày cô tiên nữ xuống trần gian làm hoa” ( Cành hoa trắng) Đẹp như một cô tiên nhưng có cuộc sống quá ngắn ngủi nên quỳnh đã chiếm được cảm tình của nhiều nghệ sĩ Dưới mắt nghệ sĩ quỳnh có một vẻ gì đó vừa thanh cao, quý phái vừa huyền bí xa xăm mang theo nhiều huyền thoại “ Mùa mưa đến loài hoa trắng ngần đã ra đời Đùa vui phút giây sau một lần đến bên người, khép lại tấm lòng nghìn năm nhớ ai” Đúng thật, đùa vui phút giây rồi ra đi nhưng đã để lại cho người sự nuối tiếc khôn nguôi, đã làm cho cuộc đời thêm đẹp đẽ , nên thơ, đáng yêu hơn nhiều
    Và cuối cùng quỳnh được ví như một chuyện tình đẹp, chuyện tình mãi mãi đi vào huyền thoại được ca tụng ngàn năm “ một đời thương nhớ” để cho người phải đi tìm kiếm giữa mịt mù một tấm lòng đẹp, tấm lòng thơ như vậy “ tìm em… tìm trên non ngàn một cành hoa khôi, một hồn giấy mới” ( Đoá hoa vô thường ) “ Người đi tìm kiếm giữa mịt mùng, người đi tìm kiếm suốt con đường tấm lòng kia:”
    Hình như có điều gì từa tựa giữa “ đoá quỳnh hương” và “đoá hoa vô thường” tuy “đoá hoa vô thường” là một loài hoa trừu tượng nhưng nó cũng nở vào ban đêm “ Từ đó ta là đêm nở đoá hoa vô thường” Và trong một nhạc phẩm khác ta cũng thấy quỳnh hương được ví với một mối tình thanh cao, một tình yêu “ngát hương” không hề trần tục, tầm thường kiểu như các cuộc tình trong tác phẩm của tự lực văn đoàn Ở đó họ yêu nhau nhưng biết hy sinh tình yêu cho lý tưởng cao cả Yêu trong cách xa, yêu vì vẻ đẹp hiên ngang của người hùng bảo vệ sông núi, vẻ đẹp “băng sông hồ” giữa trời cao đất rộng
    “ một người tìm vui giữa tận chốn trời nào giá lạnh hồn đau Một người chợt nghe gió lạnh miêm man rót vào trong hồn …Vì trong phút ấy tôi tìm mình thì thầm , giờ đã tìm được một loài hoa nở về đêm” Tuy trong bài hát không hề nhắc đến tên quỳnh nhưng ai cũng biết tác giả nói đến hoa quỳnh với những nét đẹp thanh cao của nó và tác giả ấy cũng như Trịnh công Sơn đã đi tìm vẽ đẹp hoa quỳnh ấy cho riêng mình Ở đây ông đã may mắn hơn Trịnh công Sơn vì “ đã tìm được loài hoa nở về đêm” ( Hoa nở về đêm)

    Trần Văn Lộc

     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...