PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG I. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG 1. Cấp tế bào: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của sự sống vì: + TB là đơn vị cấu trúc: (+) Trừ virut, mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào (+) Thể thức cấu tạo chung của mọi tế bào sinh vật đều giống nhau gồm 3 thành phần cơ bản là: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân) (+) Các thành phần tế bào đều được cấu tạo từ các phân tử, các đại phân tử. + Tế bào là đơn vị chức năng: Trên cơ thể sinh vật, các hoạt động sống như trao đổi chất, hô hấp, bài tiết, sinh trưởng, cảm ứng, sinh sản.. đều xảy ra ở TB. 2. Cơ thể - Cơ thể là cấp tổ chức tồn tại và thích nghi với điều kiện nhất định của môi trường. - Gồm cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. - Cơ thể là một thể thống nhất về cấu tạo và chức năng: + Thống nhất về cấu tạo: (+) Trừ virut, mọi cơ thể sống đều có cấu tạo từ tế bào. (+) Trong mỗi cơ thể, các tế bào có hình thái, chức năng khác nhau nhưng thể thức cấu tạo chung rất giống nhau gồm: Màng sinh chất, tế bào chất và các bào quan, nhân. + Thống nhất về chức năng: Cơ thể có nhiều có quan, hệ cơ quan, mỗi cơ quan có chức năng riêng nhưng chúng hoạt động có sự phối hợp, thống nhất với nhau qua sự điều hòa, điều chỉnh chung, tạo cho cơ thể có phản ứng thống nhất và thích nghi với môi trường sống thường xuyên thay đổi. (lấy 1 ví dụ ở thực vật, 1 ví dụ ở động vật) 3. Cấp quần thể- loài - Các cá thể thuộc cùng 1 loài, sống chúng với nhau trong 1 vùng địa lí nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái hữu thụ tạo nên quần thể sinh vật. - QT được xem là đơn vị sinh sản và tiến hóa của loài 4. Cấp quần xã: gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. Trong quần xã, các sinh vật giữ được cân bằng trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại. 5. Cấp hệ sinh thái- sinh quyển - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. - Sinh quyển: Tập hợp tất cả hệ sinh thái trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: Thế giới sống được tổ chức theo các cấp bậc với các đặc tính nổi trội (đặc tính có ở cấp đó mà cấp thấp hơn không có được), trong đó TB, cơ thể, QT, quần xã và hệ sinh thái là những cấp tổ chức cơ bản. 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh: - Hệ thống mở tức là không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. - Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống sống giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. 3. Thế giới sống liên tục tiến hóa: liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang TB khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. III. PHÂN LOẠI SINH GIỚI Hệ thống phân loại 5 giới và đặc điểm mỗi giới (theo Whittaker và Margulis) Giới Đ. Điểm Khởi sinh (Monera) Nguyên sinh (Protista) Nấm (Fungi) Thực vật (Plantae) Động vật (Animalia) Đặc điểm cấu tạo - TB nhân sơ - Cơ thể đơn bào - TB nhân thực. - Cơ thể đơn bào, đa bào - TB nhân thực - Cơ thể đa bào phức tạp - TB nhân thực - Cơ thể đa bào phức tạp - TB nhân thực - Cơ thể đa bào phức tạp Đặc điểm dinh dưỡng - Dị dưỡng - Tự dưỡng - Dị dưỡng - Tự dưỡng - Dị dưỡng hoại sinh - Sống cố định - Tự dưỡng quang hợp - Sống cố dịnh - Dị dưỡng - Sống chuyển động Các nhóm điển hình Vi khuẩn ĐVNS, tảo, nấm nhầy Nấm Thực vật Động vật * Cơ sở phân loại: - Loại tế bào nhân sơ hay nhân thực - Mức độ tổ chức cơ thể: Đơn bào hay đa bào - Phương thức dinh dưỡng: Tự dưỡng hay dị dưỡng 2. Hệ thống phân loại 3 Lãnh giới (theo Domain) Giới Vi khuẩn (Bacteria) Vi sinh vật cổ (Archaea) Nguyên sinh (Protista) Thực vật (Plantae) Nấm (Fungi) Động vật (Animalia) Vi sinh vật cổ (Vi khuẩn cổ) Archaea Lãnh Giới - Như vậy giới Monera được tách thành 2 lãnh giới là Lãnh giới Vi khuẩn và Lãnh giới Vi sinh vật cổ. - Cơ sở để tách Vi sinh vật cổ (Vi khuẩn cổ) khỏi Vi khuẩn là do giữa chúng có nhiều điểm rất khác nhau: Đặc điểm Vi khuẩn Vi sinh vật cổ (Vi khuẩn cổ) Thành tế bào Chứa peptiđôglican Hỗn hợp gồm pôlisaccarit, prôtêin và glicôprôtêin Màng sinh chất Chứa lipit có chuỗi bên là axit béo Chứa lipit có chuỗi bên là cacbohiđrô phân nhánh Axit amin đầu tiên của pôlipeptit N- foocminmêtiônin (N-fMet) Mêtiônin (Met) Hệ gen Gen không phân mảnh, tức là gen không chứa intron (đoạn nuclêôtit không được dịch mã) Gen phân mảnh, tức là gen có chứa intron Điều kiện môi trường sống Ít khắc nghiệt Rất khắc nghiệt về nhiệt độ, độ muối.. Về mặt tiến hóa Đứng xa giới Sinh vật nhân thực hơn Đứng gần giới Sinh vật nhân thực hơn IV GIỚI THỰC VẬT 1. Các ngành của giới thực vật 2. Đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn - Lớp cutin phủ bên ngoài có tác dụng chống mất nước, nhưng biểu bì lá có chứa khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước. - Phát triển hệ mạch dẫn để dẫn truyền nước, chất vô cơ và chất hữu cơ. - Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng. Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ để nuôi phôi phát triển. - Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ, nuôi phôi và duy trì thế hệ. V. GIỚI ĐỘNG VẬT 1. Các nghành của giới động vật Nhóm: Động vật không xương sống - Không có bộ xương trong - Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin - Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí - Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở mặt bụng. - Gồm các ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Thân mềm, Giun đốt, Chân khớp, Da gai. Nhóm: Động vật có xương sống - Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ. - Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi - Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng - Chỉ có một ngành là động vật có xương sống bao gồm các lớp: Nửa dây sống, Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú 2. Vị trí loài người trong hệ thống phân loại Loài Chi Họ Bộ Lớp Ngành Giới Người (Homo sapiens ) Người (Homo) Người (Homonidae) Linh trưởng (Primates) Động vật có vú (Mammalia) Động vật có dây sống (Chordata) Động vật (Animalia) VI. ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Đa dạng sinh học là gì ? - Đa dạng sinh học (theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới) : Là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái Đất; là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật; là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường. - Đa dạng sinh học được xem xét ở 3 mức độ: + Sự đa dạng về loài. + Sự đa dạng về gen (đa dạng di truyền) + Sự đa dạng về quần xã- đa dạng hệ sinh thái. Trong đó đa dạng loài là biểu hiện cơ bản nhất trong các biểu hiện của đa dạng sinh học, chỉ mức độ phong phú về mức độ loài; quan trọng nhất là đa dạng về gen (đa dạng di truyền) 2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với đời sống con người - Đa dạng sinh học cung cấp nguồn thức ăn cho con người thuộc nhiều chủng loại. Tạo ra nguồn thức ăn dự trữ vô tận đã được chế biến từ các nguyên liệu vốn có trong tự nhiên. - Đa dạng sinh học là điều kiện đảm bảo, phát triển ổn định tính bền vững của môi trường. - Đa dạng sinh học là cơ sở hình thành các hệ sinh thái đảm bảo cho sự chu chuyển ôxi và các nguyên tố cơ bản khác, kiềm chế sự xói mòn, điều tiết dòng chảy, duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất đai, tạo cơ sở cho sự tồn tại sự sống trên Trái Đất. - Đa dạng sinh học còn tạo cơ sở vật chất khác làm nguyên liệu tạo ra các công cụ sản xuất, nhà ở, nguyên liệu quí hiếm để xuất khẩu. 3. Những nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học - Sự khai thác quá mức + Sự khai thác lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người. + Sự gia tăng dân số quá mức tạo ra sức ép ngày một tăng lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Nạn ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, hoạt động sản xuất công nghiệp.. làm thái hóa, huỷ diệt sinh cảnh -> làm mất đi tính đa dạng sinh học. - Tập quán sống du canh du cư của đồng bào các dân tộc thiểu miền núi ở tất cả các vùng trên thế giới đã phát sinh nhu cầu đốt nương, phát rẫy. - Xã hội phát triển, công cuộc công nghiệp hóa, giao thông hóa, đô thị hóa phát triển theo -> đòi hỏi những diện tích mới và sản phẩm của rừng để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó diện tích rừng bị mất dần, kéo theo mất sự đa dạng của sinh vật.. 4. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học - Khai thác sư dụng nguồn tài nguyên (thuỷ, hải sản; động thực vật rừng) ở mức độ hợp lí có kết hợp với việc nuôi trồng và bảo vệ có hiệu quả. Không sử dụng các biện pháp đánh bắt đã bị ngăn cấm để không làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sinh sản của sinh vật. - Giữ gìn sạch và xanh môi trường sống, vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi trường để duy trì môi trường sống thuận lợi cho sinh vật và con người. - Tham gia trồng cây gây rừng để góp phần điều hòa khí hậu, điều hòa cân bằng sinh thái và mở rộng điều kiện sống tự nhiên cho động, thực vật. - Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế gắn với sự ổn định bền vững của môi trường sinh thái..