Tản Văn Chúng Ta Đã Hiểu Về Mẹ Chưa? - Nguyệt Thiền

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Candy Nguyệt Thiền, 5 Tháng tám 2021.

  1. Candy Nguyệt Thiền

    Bài viết:
    67
    Tác giả: Nguyệt Thiền

    Thể loại: Tản Văn

    Tên tác phẩm: Chúng Ta Đã Hiểu Về Mẹ Chưa?

    Link thảo luận và góp ý: [Thảo luận - Góp ý] - Các Tác Phẩm Của Nguyệt Thiền

    [​IMG]

    Xuân Hương ngồi bần thần trước bàn học, ánh sáng vàng yếu ớt từ chiếc đèn học phát họa nên góc mặt xinh đẹp của cô. Cô cứ ngồi như vậy rất lâu, tầm mắt cô dừng trên một tấm ảnh cũ kỹ đã ố vàng. Trong tấm ảnh là một cô gái trẻ với nụ cười rạng rỡ, trên tay của cô gái ấy là một bé gái trắng trẻo, mập mạp.

    "Đã 3 năm rồi." Cô lẩm bẩm một mình, khóe mắt bắt đầu đỏ ửng, giọt lệ lăng dài dọc theo sườn mặt cô rồi rơi xuống.

    * * *

    Xuân Hương lớn lên ở nông thôn, gia đình cô không mấy khá giả, bố mẹ cô cũng rất cọc cằn, thô lỗ, họ không bao giờ dành cho cô một lời nói ngon ngọt nào cả. Mẹ cô không được học hành đến nơi đến chốn vì khi ấy ông bà ngoại phải dành tiền cho bác trai cô học đại học, còn về phần mẹ thì chỉ được học hết lớp 10 rồi phải về phụ giúp gia đình, thời ấy còn chiến tranh mà, học đến lớp 10 đã là tốt lắm rồi.

    Xuân Hương không biết từ khi nào mà cô bắt đầu xa cách với mẹ, có đôi khi là cô ghét mẹ. Cô luôn suy nghĩ rằng mẹ thiên vị chị Hai, nhà chỉ có hai chị em gái nhưng mọi sự quan tâm của mẹ đều đặt lên chị Hai. Cô quả thật không hiểu, cô rất ngoan, học cũng rất giỏi, nếu so với những bạn đồng chan lứa thì cô chính là "Con Nhà Người Ta" trong truyền thuyết, vậy mà người bị mẹ khiển trách luôn là cô. Nếu hai chị em cãi nhau, người bị đánh đòn luôn là cô, mỗi dịp tết đến xuân về chị Hai luôn là người được mẹ lì xì nhiều hơn, nếu chị Hai muốn đi chơi bố mẹ đều không cấm cản nhưng cô muốn đi chơi thì phải làm xong tất cả công việc nhà thì mới được đi. Cũng bởi vì như vậy nên các bạn đặt cho cô biệt danh "Nàng Tấm". Người ngoài đánh giá Xuân Hương là lanh lợi, hoạt bát nhưng không hiểu vì sao càng lớn cô càng thu mình lại trong thế giới riêng của mình, một phần lý do có lẻ là do cô bị chướng ngại về tâm lý, mỗi lần cô đạt được thành tựu gì thì trong mắt của mẹ, cô luôn là đồ vô dụng, dần dà cô trở nên tự ti, cô tự cô lập mình với những thứ xung quanh. Nhưng trong thâm tâm cô vẫn rất yêu mẹ, cô luôn nghĩ mẹ nói như vậy chỉ vì muốn cô tiến bộ.

    Mãi đến khi biến cố xảy ra. Năm ấy cô lớp 10, bố cô gặp tai nạn giao thông, tay ông bị chấn thương rất nặng mặc dù đã phẩu thuật nhưng về sau bố cô không thể làm những công việc nặng nữa. Nhưng phải làm sao đây? Nhà cô chủ yếu là làm nông, bố cô là người trụ cột nhưng giờ tay của bố như vậy thì sao mà cày cuốc, bốc vác. Mọi gánh nặng về tài chính đè nặng lên vai mẹ cô, hằng ngày mẹ đi sớm về khuya, sáng sớm thì đi bán ngoài chợ, trưa về ra đồng nhổ cỏ, mẹ cô còn nuôi thêm lợn để có thêm thu nhập. Nhưng áp lực công việc quá lớn, tính khí mẹ vốn cọc cằn nay lại thêm phần nóng nảy và nơi để mẹ trút hết mọi áp bức chính là cô, Xuân Hương. Những câu chửi ban đầu sẽ chẳng có gì, chỉ là mẹ hơi to tiếng, quát tháo cô sao chưa nấu cơm, sao chưa rửa bát, sao chưa giặc đồ.. Mỗi khi mẹ lớn tiếng thì cô chỉ coi như không khí, nghe tai này lọt tai kia, miễn mẹ trút hết bực bội là được. Nhưng cô càng im lặng thì mẹ lại càng quá đáng, lâu dần mẹ bắt đầu dùng những từ ngữ thô tục, bẩn thỉu để chửi bới cô như "con chó", "con quỷ", "con đ*", "con khốn mất dạy", "thứ vô dụng".. những từ ngữ như vậy mà lại được thốt ra từ mẹ ruột của mình, thử hỏi Xuân Hương sẽ tổn thương ra sao? Cô vốn tự ti nay còn bị công kích bằng lời nói và rồi cô mắc bệnh tự kỷ. Nhưng mẹ cô vẫn chẳng hay biết gì, vẫn dùng lời nói thô tục nhất để đay nghiến cô.

    Năm cô học 12, cô mong muốn được học thiết kế thời trang, cô chọn ngôi trường lớn nhất, có danh tiếng nhất nhưng nguyên nhân chủ yếu cô chọn trường đó là vì nó xa nhà. Đúng, cô không muốn ở trong căn nhà này, cô cũng không muốn ở gần bên mẹ, cô chỉ muốn đi thật xa, thật xa để thoát khỏi mẹ. Nhưng khi cô ngỏ lời về nguyện vọng của mẹ thì bị mẹ bác bỏ ngay.

    "Mày thì đi học làm gì, học xong 12 ở nhà lấy chồng đi. Nhà nuôi chị Hai mày học đại học là đã khổ lắm rồi, nuôi mày nữa thì tao với bố mày ra đường ở à?"

    "Nhưng mà con còn tương lai mà mẹ? Con còn sự nghiệp mà."

    "Không nhưng nhị gì cả, mày học đại học xong về lấy tấm bằng để lót chuột máy tính à? Tao nói không là không."

    Mọi cảm xúc cô kiềm nén bấy lâu đều được bộc phát, mọi hôm cô sẽ nhẫn nhịn nhưng đây là tương lai, là sự nghiệp cả đời cô, 12 năm đèn sách chẳng lẻ chỉ vì câu nói của mẹ mà tan thành mây khói. Hôm ấy cô đã lớn tiếng cãi lại mẹ, cuối cùng mẹ lấy roi đánh cô, mẹ bảo cho cô ăn học để giờ cô bất hiếu, cải lại bố mẹ. Cô cũng để mặc cho mẹ đánh, cô không rơi lấy một giọt nước mắt. Ánh mắt cô càng thêm kiên định, cô thề là phải thoát khỏi ngôi nhà này.

    Kể từ ngày ấy cô tìm một công việc làm thêm, cô làm phục vụ theo ca ở quán Cafe trên huyện. Nếu mẹ không cho cô học ư? Cô có thể tự kiếm tiền nuôi bản thân ăn học. Hằng ngày cô cứ sáng đi học, chiều đi làm, tối đến thì nhốt mình trong phòng để ôn luyện, thời gian cứ thế trôi qua, đã đến ngày cô thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Sau 2 ngày thi ba môn chính, chiều ngày thứ hai, cô trốn bố mẹ mua vé xe để lên thành phố thi môn năng khiếu. Một mình cô bơ vơ giữa thành phố tấp nập, khi cô thấy cái cảnh phụ huynh dắt tay con họ đến trường thi mà sống mũi cô bất giác cay cay, cô cảm giác rất tủi thân.

    Sau khi thi xong cô bắt xe quay về, khi gặp mẹ lại cho cô một trận đòn roi nữa, mẹ còn nhốt cô bên ngoài không cho cô vào nhà, cô dứt khoát xoay người đi đến nhà bạn thân ở nhờ. Cô không hề quay đầu lại nên cô cũng không biết rằng ngay khi cô vừa quay đi, cánh cửa được mở ra, mẹ cô nước mắt giàn giụa đứng nhìn theo bóng lưng cô độc của con gái bà.

    Ngày cô nhận thông báo trúng tuyển, cô vội vã dọn dẹp đồ đạc, đón xe đi lên thành phố. Trước khi lên cô đã nhà chị họ, cũng làm việc ở đây, thuê cho mình một phòng trọ. Đến khi về đến trọ cô mới lấy điện thoại gọi về cho bố, báo rằng mình lên sớm để thích nghi với môi trường, nói xong cô cúp máy ngay không chờ bố trả lời.

    Suốt bốn năm đại học cô không về quê lấy một lần, bố có gọi bảo cô về ăn tết nhưng cô luôn tìm cớ để từ chối. Trong bốn năm ấy cô đi học rồi đi làm thêm, cô còn nhận làm gia sư, lương tháng ổn định đủ để cô chi trả học phí, tiền trọ và sinh hoạt hằng ngày. Đôi khi chị họ sẽ đến thăm cô rồi tặng cô một ít thức ăn, hoa quả tất cả đều là thứ cô thích. Mãi đến khi cô tốt nghiệp đại học cô mới về quê. Cô mang theo tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi cùng thuốc bổ và vài hộp yến xào về làm quà cho bố mẹ. Chị Hai sau khi tốt nghiệp đã cưới chồng, nhà chồng ở trên huyện nên chị Hai thường xuyên về thăm bố mẹ, chị Hai vẫn vậy, vẫn xinh đẹp nhưng nét đẹp ấy mang theo vài phần yếu ớt. Bố dường như đã già thêm rất nhiều, tóc cũng trở thành màu muối tiêu, cô về nhà thăm gia đình, tâm sự rất nhiều với bố nhưng cô và mẹ vẫn không nói với nhau một lời nào, có lẻ bà còn giận cô nhưng cũng có lẻ bà hổ thẹn với cô. Cô chỉ ở nhà hai ngày, sau đó cô lên thành phố tìm việc làm. Cuối cùng cô được nhận vào một công ty thời trang lớn và cô cũng định cư hẳn trên thành phố luôn không trở về quê nữa.

    Mãi đến gần đây bố cô mới gọi điện thoại cho cô, cũng 3 năm rồi cô chưa về nhà, ông bảo ông nhớ cô nhiều lắm, ông tâm sự một hồi lâu mà chẳng thấy ông nói vào chủ đề chính, cô có phần mất kiên nhẫn muốn cúp máy thì đầu bên kia truyền đến tiếng thở hắt của ông.

    "Xuân Hương à, mẹ con không còn nhiều thời gian đâu, bà bị ung thư giai đoạn cuối, bà vẫn luôn muốn gặp lại còn lần cuối.." Nhưng câu sau đó cô không thể nghe tiếp nữa, tai cô ong ong, trời đất như quay cuồn, bà ta bị ung thư ư? Không thể nào, cô chợt cảm thấy lạc lõng, kể cả khi cô một thân một mình sống trong thành phố này cô cũng chưa bao giờ cảm giác lạc lõng ấy vậy mà khi nghe tin này cô như đứa trẻ bị bỏ rơi, bơ vơ giữa dòng đời, cảm giác trống rỗng ấy khó chịu biết bao. Bên tai cô vẫn là giọng nói khàn khàn của bố cô, ông bảo cô đừng giận bà ấy nữa, bà ấy cũng có nỗi khổ riêng.

    Thì ra bà vốn không thiên vị chị Hai mà là bà đang bù đắp những mất mát của chị Hai. Bố kể khi cô lên ba tuổi thì bị suy thận nặng, chạy chữa khắp nơi đều không được, chỉ có thể ghép thận mới có thể sống sót được. Mẹ cô đã nhẫn tâm bắt chị Hai hiến thận cho cô, một bên thận bây giờ của cô là của chị Hai. Chính vì mẹ cô cảm giác có lỗi với chị Hai nên từ bé đến lớn bà luôn dành nhiều quan tâm lên chị Hai, bà không cho bố cô nói cho cô biết về việc ghép thận, bà không muốn để cô mang gánh nặng ơn nghĩa này. Bố nói trong suốt thời gian cô học đại học, bà thường xuyên gửi tiền lên cho chị họ cô, để chị ấy mua thức ăn, bánh trái cho cô vì bà biết cô sẽ không nhận lấy một đồng nào do bà gửi lên. Bố còn nói khi bà ngăn cảng cô học đại học vì bà biết cô bị tự kỷ, sợ cô lên đấy sẽ bị người khác ức hiếp. Nghe đến đây cô như chết lặng, thì ra cô vẫn luôn hiểu lầm bà. Trong đầu cô không ngừng hiện lên những ký ức về mẹ, cô nhớ sau mỗi lần mẹ mắng cô, bà đều làm những món cô thích coi như bù đắp cô. Cô nhớ cái bóng lưng gầy nhom của bà trên cánh đồng rộng lớn, cô cũng nhớ những đêm bà thức trắng vì đau nhức xương, cô còn thấy được cái cảnh mẹ cô phải ăn tạm miếng cơm cháy để còn ra đồng làm việc. Có những đêm mẹ ho rất nhiều, những cơn ho càng ngày càng nặng, bố có đề nghị mẹ đi khám nhưng mẹ lại tiếc tiền không muốn đi, cô còn thấy được cảnh bà vá tạm lại chiếc áo bị bung chỉ, cô có khuyên bà mua một cái áo mới nhưng bà nhất quyết không đồng ý, lúc ấy cô cảm thấy hành động ấy thật ấu trĩ cái áo đã rách bươm thế kia còn cố vá lại.. Từng mảng kí ức hiện lên trong đầu cô như một thước phim, nước mắt cô tuôn trào, ướt đẫm tấm ảnh cũ của mẹ. Cô vội bắt xe chạy về quê ngay trong đêm.

    Nhưng.. Mẹ cô đã không chờ được nữa rồi, khoảnh khắc cô bước đến cổng nhà thì mẹ cô cũng trút hơi thở cuối cùng, cô mất mẹ rồi sao? Cô vẫn còn chưa gặp mẹ lần cuối cơ mà?

    Cô rất hối hận, tại sao khi ấy cô hành động bồng bột như vậy, tại sao khi ấy cô lại không hiểu được những nổi lòng của mẹ cơ chứ. Đến khi bà chết bà vẫn quan tâm đến cô, bà còn để lại một số tiền tiết kiệm lớn cho cô làm của hồi môn ấy vậy mà đứa con bất hiếu này lại không gặp bà vào giây phút cuối đời.

    Biết trách ai đây? Trách cô tuổi trẻ bồng bột, hay trách mẹ cô quá cam chịu, hay trách tạo hóa trêu ngươi, mãi đến khi mẹ cô qua đời vẫn không thể hóa giải nút thắt ấy.

    - Hết_
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...