Đề: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hiểu ý kiến và chứng minh qua Ông đồ của Vũ Đình Liên. Dàn ý chi tiết: 1. Giải thích: Hồn: Nội dung, chủ đề, tư tưởng của bài thơ Xác: Hình thức, nghệ thuật của bài thơ: Nhan đề, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu.. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thưc để tạo nên một bài thơ hay. Một nội dung đặc sắc phải được truyền tải bằng một hình thức độc đáo và ngược lại. 2. Chứng minh: Hồn: Lòng thương người: Hân hoan với niềm vui của ông đồ thời kì hoàng kim (khổ 1, 2) Cấu trúc "Mỗi.. lại" : Sự thường xuyên, đều đặn. Hình ảnh "mực tàu, giấy đỏ" : Hòa vào không khí rực rỡ, náo nức của phố sá lúc vào xuân "Bao nhiêu" : Người thuê ông viết "tấm tắc" khen ngợi nét chữ của ông đồ "Hoa tay", "thảo", so sánh "như phường múa rồng bay" Hình dung nét chữ ông đồ mềm mại, phóng khoáng, cao quí. Sự trân trọng, ngưỡng mộ tài năng của ông đồ của Vũ Đình Liên Có người cho rằng ngay trong thời kì hưng thính ấy đã ẩn chứa dấu hiệu của sự lụi tàn. Vì sao? Nghề của ông đồ là dạy học, nơi ông ngồi phải là lớp học, nơi có những người học trò chứ không phải dưới phố "đông người qua" Nho học đã đến thời tàn lụi, ông đồ phải ra lề đường bán chữ để kiếm sống. Nhưng mỗi năm chỉ có một dịp xuân về. Thương cảm với sự lụi tàn và thất thế của ông đồ "Nhưng" : Quan hệ từ đặt ở đầu khổ chỉ sự tương phản đã minh chứng, báo hiệu cho sự lụi tàn ấy của ông đồ. Đó là một sự suy tàn theo thời gian "mỗi năm mỗi vắng" Nhân hóa --Giấy đỏ: Dùng để viết chữ -> nhưng vì không ai thuê -> nên vì buồn mà phai nhạt đi không còn đỏ thắm như trước - > Mực: Mài đã lâu, không được động bút, kết tủa, lắng đọng trong nghiên - > Nỗi buồn của giấy, của mực -> Là nỗi buồn của ông đồ tỏa sang sự vật Tả cảnh ngụ tình đặc sắc: "Lá vàng rơi trên giấy, Ngoài trời mưa bụi bay" Vì sao mùa xuân lại có lá vàng? Có thể đó là hình ảnh: Thực, hình ảnh liên tưởng Lá vàng -> gợi sự tàn lụi, héo úa. Những chiếc lá vàng rơi trên giấy để viết chữ nhưng vì không ai thuê viết nên ông đồ chẳng buồn nhặt đi. Mưa bụi xuân -- Mang đến sức sống mới nhưng ở tình cảnh của ông đồ - - Mang đến sự lạnh lẽo, buốt giá như thấm vào da thịt - > Liên tưởng: Ông đồ ngồi bó gối bất động, ông bị người đời quên lãng ngay vào cái lúc, tại cáo chốn đông vui, náo nhiệt nhất của nhân gian. - Nuối tiếc trước sự vắng bóng hoàn toàn của ông đồ: Hình ảnh thơ lặp lại: "Năm nay đào lại nở" ở khổ thơ đầu "ông đồ già"... " Ông đồ xưa" -> Hoàn toàn biến mất. "Những người muôn năm cũ" : Ông đồ, lớpngười Nho học - > Thương nhớ ông đồ, những người theo phong trào Nho học. Hoài cổ --- Tự hào về một nét đẹp văn hóa của dân tộc: Chơi chữ, treo câu đối ngày tết Niềm cảm thông tiếc nuối - Phong trào Nho học tàn lụi - Phong tục dân tộc bị quên lãng * Xác: + Nhan đề: Ngắn gọn, giàu sức gợi, góp phần hé lộ tư tưởng, chủ đề của bài thơ + Thể thơ: Ngũ ngôn có thể sử dụng cho nhiều mục đich như kể, tả, triết lí nhưng thích hợp nhất cho giải bày, thể hiện tâm trạng của con người. + Hình ảnh thơ Gần gũi, bình dị Giàu ý nghĩa ẩn dụ, sâu săc + Ngôn ngữ: Trong sáng, dung dị nhưng nhiều câu đạt đến mức toàn bích "Giấy đỏ.. sầu", "Lá.. bay" + Cấu tứ thơ lặp lại: Tạo nên sự đói xứng, chặt chẽ cho bài thơ + Nhiều phép tu từ được sử dụng hiệu quả 3. Kết luận Nhận định của Xuân Diệu là một nhận định toàn diện, sâu sắc. Bài thơ Ông Đồ chính là bài thơ đó.