Tác giả: Huynhtien Thể loại: Chính trị Văn bản: I. KHÁI NIỆM A. Khái niệm văn hóa - Nghĩa hẹp: Văn hóa là một lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt xã hội, bao gồm các hoạt động như giáo dục, nghệ thuật.. - Nghĩa rộng: Văn hóa là tất cả những gì do con người, ở trong đời sống xã hội của con người và liên quan trực tiếp đến con người. (Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) Văn hóa còn được coi là cốt lõi của bãn lĩnh, bản sắc và những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc. Nó là tinh hoa của dân tộc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc, tạo nên sức sống trường tồn của dân tộc. Văn hóa, với cách hiểu đó, là một tập hợp bao gồm hệ thống các giá trị: Tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm tiếp thu cái mới, ý thức bảo vệ bản sắc cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và để không ngừng vươn lên. Vậy: Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra, được con người tiếp nhận, lựa chọn và phát triển, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. B. Khái niệm văn hóa chính trị - Cùng với sự phát triển của xã hội và nhận thức của con người mà người ta ngày càng phân chia văn hóa ra thành nhiều loại: Văn hóa đạo đức, văn hóa lao động, văn hóa giao tiếp.. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường hiện nay, người ta cũng nói đến văn hóa kinh doanh, văn hóa cạnh tranh.. - Trong xã hội có giai cấp, một nhân tố cấu thành rất quan trọng của văn hóa - đó là văn hóa chính trị. Văn hóa chính trị là tổng hợp những giá trị văn hóa được hình thành, sử dụng và phát triển trong đời sống chính trị II. VAI TRÒ 1. Văn hóa chính trị góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công 2. Văn hóa chính trị góp phần xây dựng nền hành chính vì dân phục vụ 3. Văn hóa chính trị góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh. 4. Văn hóa chính trị góp phần xây dựng đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. III. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG Văn hóa chính trị luôn có sự thẩm thấu của những giá trị đạo đức trong đó. Mỗi người cán bộ, công chức hoạt động trong nền công vụ luôn có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa chính trị cao đẹp cũng chính là giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức. Trong các yếu tố cấu thành văn hóa chính trị, có một yếu tố rất quan trọng là thái độ, phong cách, ý thức.. của các chủ thể chính trị khi tham gia vào đời sống chính trị. Như vậy, những cán bộ, công chức với tư cách là các chủ thể chính trị, hoạt động trong lĩnh vực chính trị, cũng cần phải đạt đến một trình độ văn hóa chính trị nhất định. Đạo đức người cán bộ, công chức gắn chặt với văn hóa chính trị, là một bộ phận của văn hóa chính trị. Vì vậy, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của người cán bộ, công chức cũng là góp phần phát triển văn hóa chính trị ở Việt Nam. Văn hóa chính trị, với tư cách là một loại hình của văn hóa, là khái niệm nói về sự thẩm thấu của văn hóa vào chính trị, là chính trị có tính văn hóa. Như vậy, văn hóa chính trị không phải là bản thân chính trị, bản thân văn hóa, hay là sự tổng hợp đơn giản của hai lĩnh vực này, mà đó là chính trị bao hàm tính văn hóa từ bản chất bên trong của nó, là những giá trị văn hóa được biểu hiện trong đời sống chính trị. Văn hóa chính trị hướng đến những giá trị nhân văn cao cả của đời sống chính trị, đó là những giá trị dân chủ, hướng tới mục đích cao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hòa. Đây là tính nhân văn sâu sắc của một nền chính trị có văn hóa. Văn hóa chính trị tác động đến đời sống chính trị cũng giống như tác động của văn hóa đến đời sống xã hội nói chung. Đó là sức mạnh không dựa vào quyền lực hay ép buộc mà thông qua cảm hóa, khơi dậy tinh thần sáng tạo, ý thức tự giác của các tầng lớp xã hội, thông qua lòng tự tôn của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. Vấn đề đặt ra cho xã hội ta hiện nay là vừa phát triển kinh tế thị trường, vừa giữ vững được những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan hệ và phẩm chất mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động công vụ gắn với quyền lực của nhà nước, tác động trực tiếp đến đời sống xã hội, do vậy, nếu đạo đức người cán bộ, công chức được xem trọng sẽ góp phần đưa xã hội phát triển, ngược lại, nó sẽ là một trở lực đối với sự phát triển chung. Hiện nay, có nhiều nguyên nhân tác động đến đạo đức của người cán bộ, công chức và cũng là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế của văn hóa chính trị, trong đó có vấn đề thuộc về chủ quan của người công chức, như: Thiếu được rèn luyện, thiếu tuân thủ những quy định của các quy tắc ứng xử trong nền công vụ; nhưng cũng có những yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động làm cho người công chức khó tuân thủ những chuẩn mực bắt buộc về đạo đức, về hành vi xử sự và tự tạo ra những hành vi mới. Một trong những yếu tố cấu thành của văn hóa chính trị nói chung và đạo đức người công chức nói riêng là niềm tin, lý tưởng, niềm tự hào dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc. Tuy nhiên, bởi sự ảnh hưởng của lối sống thực dụng, điều này dường như đang bị lu mờ. Sự sùng ngoại, sẵn sàng tiếp thu văn hóa nước ngoài mà không chọn lọc, cân nhắc dễ dẫn đến hậu quả là đánh mất niềm tự hào dân tộc, sự tự trọng vốn có của mỗi con người Việt Nam ở một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là ở các đô thị cũng như trong bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức. Một số người chỉ chú ý đến đời sống vật chất mà quên mất các giá trị văn hóa, tinh thần và trở thành những con người cằn cỗi về tâm hồn, ốm yếu về nhân cách. Đối với mỗi cán bộ, công chức thừa hành cũng là những chủ thể tạo nên những yếu tố cấu thành trong văn hóa chính trị của tổ chức với những giá trị, chuẩn mực sau: Thứ nhất, đó chính là thái độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức thừa hành đối với công việc được giao để có thể phát huy hết sự năng động, sáng tạo, tích cực để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất Thứ hai, đó chính là sự tuân thủ sự chỉ đạo, điều hành của người lãnh đạo, quản lý, thực hiện công tác tham mưu giúp việc có trách nhiệm để giúp lãnh đạo có quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức, góp phần bảo vệ uy tín của thủ trưởng, của tập thể. Thứ ba, có thái độ chân thành, thiện chí, hợp tác, trung thực trong quan hệ với đồng nghiệp, không tư lợi cho cá nhân. Điều này sẽ góp phần quan trọng để tạo một bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện trong tổ chức và hình thành nét văn hóa công sở ở mỗi cơ quan, đơn vị. Thứ tư, có thái độ, cách hành xử đúng đắn với cái đúng, cái sai. Điều này đòi hỏi mỗi người phải có nhận thức khách quan, khoa học và động cơ trong sáng để biết lên tiếng và ủng hộ cái đúng, phê phán, đấu tranh với cái sai để khắc phục qua đó góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức và hoàn thiện nhân cách của mỗi thành viên trong tổ chức. Đăng ký - Việt Nam Overnight