Chiến Tranh Mông Cổ - Kim Quốc

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi thienmenhyeutinh, 3 Tháng chín 2019.

  1. thienmenhyeutinh

    Bài viết:
    38
    MÔNG CỔ CHINH PHẠT KIM QUỐC: TỐC BẤT ĐÀI NGÃ NGỰA

    Năm 1230, Tốc Bất Đài về Mông Cổ, lập tức dẫn quân thảo phạt nước Kim.

    Đây sẽ là cuộc chinh phạt khó khăn nhất trong toàn bộ sự nghiệp của Tốc Bất Đài, bởi vì kẻ địch tưởng dễ ăn mà chẳng dễ ăn tí nào, cuộc chinh phạt nước Kim trước đó của Thành Cát Tư Hãn cũng phải chịu những tổn thất đáng kể chứ chả dễ ăn gì.

    Nhà Kim có truyền thống quân sự lâu đời và mạnh mẽ, lực lượng kỵ binh tinh nhuệ, một tiếng gọi là tập hợp được chục vạn binh, quân tướng nhà Kim sau chục năm ăn hành, nay đã quen với cách đánh của người Mông Cổ, đáng kể đến là hai tướng Hoàn Nhan Hợp Đạt, người đã khiến Mộc Hoa Lê ôm hận mà chết ở Phượng Tường, và bộ tướng là Hoàn Nhan Trần Hòa Thượng, người đã đánh tan quân Mông cổ ở Đại Xương Nguyên, dưới trướng Hợp Đạt còn có 20 vạn quân tinh nhuệ thường trực, các tướng Kim sẵn sàng tiến hành kế "tiêu thổ", đốt trụi mọi thứ để cắt nguồn lương thực của quân Mông Cổ, và để mặc số phận của người dân (quân Mông Cổ hay cướp phá vùng nông thôn để lấy lương thực và dụ quân địch ra ngoài thành).

    Địa hình nước Kim thuận lợi cho việc phòng thủ trước quân Mông Cổ, phía Đông là biển, phía Bắc là sông Hoàng Hà, phía Nam là nước Tống, phía Tây là vùng núi hiểm trở, còn có Đồng Quan vững trãi.

    Theo Tốc Bất Đài, kế hoạch khả thi nhất là từ phía Tây đánh vào Đồng Quan, sau đó thần tốc tiến vào Hà Nam chiếm lấy Khai Phong (nghe dễ vl).

    Năm 1230, Tốc Bất Đài làm thống soái quân Mông Cổ, chia đại quân làm 2, đạo quân thứ nhất do Đà Lôi, đánh vào Uy Châu (phía nam Phượng Tường), đúng như dự đoán của Tốc Bất Đài, Hợp Đạt lập tức dẫn đại quân cứu Uy Châu. Biết được Đồng Quan giờ không còn ai giữ, Tốc Bất Đài lập tức dẫn cánh quân chủ lực tiến đánh Đồng Quan. Hợp Đạt đang giải vây cho Uy Châu, thì nhận được tin thám báo về động tĩnh của Tốc Bất Đài, biết ngay mình bị trúng kế, nhanh chóng thu quân quay ngược về Đồng Quan, bỏ mặc Uy Châu. Tốc Bất Đài dù phải hành quân khẩn trương nhưng vẫn cẩn trọng, khi biết kỵ binh tiên phong đang bị đánh chặn đã bắt đầu nghi ngờ, cho quân chuẩn bị giao chiến. Quân Kim tới nơi, Trần Hòa Thượng làm tiên phong, 2 bên đánh nhau to một trận ở Đảo Hồi Cốc, rất ít thông tin về trận chiến này, nhưng có một điều chắc chắn, Tốc Bất Đài là kẻ bại trận. Sau trận Đảo Hồi Cốc, Tốc Bất Đài mặc dù thua trận nhưng vẫn xoay sở để triệt thoái quân chủ lực, nhờ đó tránh được thương vong nặng nề, hội quân với Đà Lôi, biết mục tiêu Đồng Quan giờ là bất khả thi, Tốc Bất Đài hành quân tới Phượng Tường, tiến hành vây hãm. Còn về quân Kim, sau khi bị trúng kế một lần ở Uy Châu, quyết định thủ chặt ở Đồng Quan. Năm 1231, Phượng Tường, Uy Châu rồi Trường An, lần lượt rơi vào tay quân Mông Cổ, lãnh thổ nước Kim bị rút lại chỉ còn Hà Nam và vùng phía Đông.

    Cuộc chinh phạt coi như rơi vào bế tắc, dẫu cho chiếm được vùng phía Tây nước Kim, thì đây vẫn được coi là một thất bại với Tốc Bất Đài do không đạt được mục đích cuối cùng là tiến đánh Hà Nam.
     
    Hạ Quỳnh Lam thích bài này.
  2. thienmenhyeutinh

    Bài viết:
    38
    MÔNG CỔ CHINH PHẠT KIM QUỐC: KIM QUỐC DIỆT VONG

    Năm 1231, cuộc chinh phạt của Tốc Bất Đài kết thúc, chiếm được Phượng Tường, Trường An, Uy Châu, nhưng cái giá phải trả là quá đắt, 1 vạn quân Mông Cổ bỏ xác ở Đảo Hồi Cốc. Không công hạ được Đồng Quan, hứng chịu thất bại thảm hại nhất trong binh nghiệp của mình, Tốc Bất Đài còn phải cắn răng nghe Oa Khoát Đài chửi, Đà Lôi thấy thế liền can ngăn, cho rằng thắng bại là lẽ thường trong binh gia và xin cho Tốc Bất Đài tiếp tục cầm quân để giành lấy thêm nhiều chiến thắng hơn nữa cho Mông Cổ.

    Ghi chú: Trước khi Tốc Bất Đài về làm thống soái năm 1230, quân của Oa Khát Đài bị Hợp Đạt với Trần Hòa Thượng lùa như lùa vịt.

    Không nản chí, Tốc Bất Đài một lần nữa xuất quân thảo phạt, nhưng lần này lại khó hơn lần trước, lúc trước thì còn có thể đánh nghi binh vào Uy Châu dụ quân Kim ra khỏi Đồng Quan, giờ nước Kim mất hết đất phía Tây, rồi thủ chặt ở Đồng Quan thì lấy gì mà đánh.

    1 phút hồi tưởng, vào năm 1227, trong cuộc chinh phạt Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn bình định phía Đông, Tốc Bất Đài sau khi bình định phía Tây cũng hội quân với Thành Cát Tư Hãn, đang cao hứng, Thành Cát Tư Hãn quyết định nhân cơ hội này đập luôn nước Kim, cho Oa Khoát Đài một cánh quân xuống phía nam Thiểm Tây, một cánh quân khác đi theo đường núi Tần Lĩnh đánh trực tiếp vào Khai Phong, riêng Đại Hãn cùng với Tốc Bất Đài càn quét Lan Châu, đánh xuống biên giới Tống rồi lại đánh vào Kim. Nhưng chưa kịp đánh thì Thành Cát Tư Hãn qua đời, nên kế hoạch này bị vỡ lở. Trước khi mất, Đại Hãn đã trăn trối: "Muốn đánh Kim phải mượn đường Tống".

    Dựa trên lời trăn trối đó, Tốc Bất Đài lại đề ra một kế hoạch thảo phạt cực kỳ táo bạo, tương tự như lúc chinh phạt Kim, Khwarezm và Tây Hạ trước đó của Thành Cát Tư Hãn, mở ra hàng loạt các mặt trận trên khắp lãnh thổ để chia cắt lực lượng của đối thủ rồi tận dụng ưu thế tuyệt đối về sự cơ động để tiêu diệt từng phần một. Kế hoạch này, trong suốt lịch sử quân sự thế giới tính tới thời điểm hiện tại, sở hữu độ phức tạp chưa từng có tiền lệ và có độ rủi ro cực kỳ cao.

    Tốc Bất Đài chia quân làm 3 lộ, một lộ quân đóng ở Sơn Đông, phía đông sông Hoàng Hà, một lộ do đích thân Oa Khoát Đài đóng ở phía Tây sông Hoàng Hà, lộ cuối cùng là cánh quân chủ lực do Tốc Bất Đài là thống soái, Đà Lôi làm phó, mượn đường Tống đánh vào phía Nam không phòng bị của nước Kim. Đây là một kế hoạch hết sức điên rồ, bởi cả 3 lộ quân ban đầu hoàn toàn tách biệt với nhau, nếu như có bất trắc, sẽ không thế hỗ trợ cho nhau được, thêm một vấn đề nữa, Tống không ngu đến mức tự nguyện cho một lũ mọi mượn đường, còn Tốc Bất Đài thì kiểu: "Chắc bố mày lại cần mày cho phép?", vấn đề đã được giải quyết.

    Năm 1231, Tốc Bất Đài cùng Đà Lôi rời Phượng Tường, hành quân vào đất Tống, bắt đầu cuộc chinh phạt đặt dấu chấm hết cho nhà Kim.

    Tốc Bất Đài men theo vùng núi hiểm trở Tần Lĩnh để đi vào Hà Nam, Nam Tống biết tin, lập tức đưa quân ra chặn, tự tin rằng địa hình núi hiểm trở sẽ hạn chế ưu thế về kỵ binh. Nhưng rồi mọi thứ vượt qua mọi sự tưởng tượng của quân Tống, Tốc Bất Đài khéo léo tránh né tất cả các lực lượng của quân Tống, mặc cho việc vùng núi Tần Lĩnh có rất nhiều pháo đài phòng thủ và cứ điểm đóng quân, Tốc Bất Đài lần lượt vượt mặt hết tất cả. Khi biết quân Mông Cổ vượt qua phòng tuyến phòng thủ vững chắc của mình một cách dễ dàng, triều đình Nam Tống thất kinh, sợ rằng chọc tức quân Mông Cổ lúc này là không khôn ngoan, nên cho người nghị hòa, hứa sẽ cung cấp lực lượng và lương thảo.

    Lần này, Tốc Bất Đài hoàn toàn trên cơ quân Kim khi tiến quân vào được Hà Nam. Hợp Đạt biết tin, liền xua quân từ Đồng Quan chạy xuống phía nam chặn đánh ở núi Vũ. Hợp Đạt bày quân mai phục, nhưng Tốc Bất Đài đã cho quân do thám nên biết trước, đến lượt Tốc Bất Đài cho kỵ binh lên đánh rồi giả vừa thua để nhử Hợp Đạt vào ổ mai phục của chính mình, nhưng Hợp Đạt vẫn cứ thủ chặt không đánh. Cuối cùng 2 phe buộc phải giao chiến ác liệt, nhưng cuối cùng vẫn bất phân thắng bại.

    Thấy không làm gì được quân của Hợp Đạt, Tốc Bất Đài cho quân rút lui trong đêm tối, xóa mọi dấu vết, lặng lẽ quan sát từ phía xa. Hợp Đạt hôm sau không thấy quân Mông Cổ đâu, đúng lúc sắp hết lương nên cho quân về hướng Đằng Châu tiếp lương. Biết quân Kim không thể thắng nếu tiến hành tiêu hao chiến, Tốc Bất Đài cho kị binh đánh nghi binh, cốt để thu hút sự chú ý, rồi cho một lực lượng khác cướp hết số lương còn lại, Hợp Đạt biết mình nguy to, nên càng cảnh giác, cho người ngày đêm canh gác. Thay vì tiếp tục tấn công, Tốc Bất Đài thu binh, để lại chỉ 3000 kỵ binh cho Đà Lôi, tiếp tục đánh vu hồi, quân Kim lo đánh nhau với Đà Lôi không nhận ra rằng số quân Mông Cổ còn lại đang chia ra làm nhiều cánh quân nhỏ để bao vây, đang di chuyển song song với quân Kim về phía Khai Phong.

    Tốc Bất Đài thực hiện chiến tranh du kích, quân Mông Cổ là đội quân duy nhất trên thế giới có thể thực hiện chiến tranh du kích ngay trên đất địch. Quân Kim hết lương, nhưng mỗi khi Hợp Đạt cho người tìm lương thực thì các cánh quân Mông Cổ lại lao vào đánh, chả những thế, kỵ binh Mông Cổ còn chạy băng qua quân Kim, rồi tập hợp ngay trước mũi hành quân, tưởng là chúng định đánh, nào ngờ, bọn trời đánh đó bắt đầu cướp phá hết tất cả các làng mạc hay kho lương trước mũi hành quân của quân Kim. Quân Kim bất lực nhìn lương thực của mình bị cướp mất ngay trước mặt với cái bụng đói meo.

    Năm 1232, nhờ Tốc Bất Đài kéo hết quân Đồng Quan về phía Nam, 2 cánh quân Mông Cổ ở phía Bắc đã thành công vượt sông Hoàng Hà, cánh quân ở Sơn Đông đánh xuống Phi Châu ngăn quân tiếp viện từ phía Tây sang cho phía Đông, cánh quân của Oa Khoát Đài hội quân với Tốc Bất Đài, nâng quân số lên 5 vạn quân ở Tam Phong Sơn. Quân Kim sau nhiều ngày hết lương, liên tục bị quấy rối, phải thức thâu đêm canh gác, lại gặp bão tuyết lớn, "mặt ai nấy trắng bệch như người chết", cuối cùng bị phục kích ở Tam Phong Sơn, sau 3 ngày chiến đấu, toàn quân bị diệt, Hợp Đạt cùng Trần Hòa Thượng chạy về Quân Châu nhưng cuối cùng bị bắt. Trần Hòa Thượng trước khi bị giết chết đã kể hết chiến công đánh Mông Cổ, làm các tướng Mông Cổ khâm phục. Còn Hợp Đạt trước khi chết muốn gặp Tốc Bất Đài rồi nói:

    "Chả phải may mắn mà chính định mệnh đã tạo ra kẻ chinh phạt như ngươi (Tốc Bất Đài). Đã được gặp người, nay ta sẵn sàng chết!"

    Nước Kim mất hết tướng giỏi, về cơ bản là đã kết thúc. Oa Khoát Đài cùng Đà Lôi về Mông Cổ, để lại Tốc Bất Đài để bình định Hà Nam. Tốc Bất Đài bao vây Khai Phong, phải mất 8 tháng Khai Phong mới chịu khuất phục, việc sử dụng hỏa khí khiến cho quân Mông Cổ tổn thất nặng nề (thương vong trong chiến dịch này chủ yếu là ở Khai Phong), Tốc Bất Đài muốn tàn sát tất cả dân chúng để trừng phạt (như thường lệ), may mà Oa Khoát Đài can ngăn, Tốc Bất Đài miễn cưỡng nghe theo rồi phân phát lương thực cho dân chúng đang chết đói trong thành. Nước Kim kết thúc với sự thất thủ ở Thái Châu trước liên quân Mông – Tống, Tốc Bất Đài chiến thắng trở về.

    Nhưng khốn một cái là, Tốc Bất Đài vừa quay mặt đi, quân Tống liền hủy kèo, đánh chiếm Khai Phong với Lạc Dương, Tốc Bất Đài muốn chửi thề, giận giữ quay ngược trở lại, phá tan liên tiếp 3 đạo quân, chiếm lại thành, rồi xua quân tấn công tổng lực vào đất Tống, chiến tranh Mông – Tống bắt đầu. Nhưng lúc này, từ phía Tây, Mông Cổ nhận tin sét đánh, Bạt Đô vừa thất trận trước Volga Bulgars, nên Tốc Bất Đài lại được triệu tập khẩn cấp về phía Tây để khỏi động lại cuộc chinh phạt Rus – Kiev và Đông Âu. Tuy nhiên Tốc Bất Đài đã dạy quân Tống một bài học mà quân Tống nhớ mãi: Không một đạo quân Tống nào dám lang thang vào lãnh thổ của Mông Cổ sau đó.

    [​IMG]
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...