Review Sách Chiến Binh Cầu Vồng: Khi Giáo Dục Không Thể Đem Lại Sự Công Bằng

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Jenny Vu 01, 29 Tháng bảy 2021.

  1. Jenny Vu 01

    Bài viết:
    1
    [​IMG]

    * LƯU Ý: Bài viết này mình bày tỏ cái nhìn cá nhân và sẽ hơi dài nếu muốn bạn có thể đọc hoặc thôi. Bản thân mình không phải là người am hiểu quá nhiều và giỏi viết văn vẻ, mình chỉ nói những gì mình biết, thấy được trog cuộc sống này. Nếu bạn/anh/chị/cô/chú/bác thấy bài viết này vớ vẩn, nông cạn và xàm J thì hãy để lại cmt để mình/cháu có thể sửa sai, bày tỏ quan điểm của mng hoặc là không đọc nữa!

    (Mình viết tus này là để bày tỏ suy nghĩ qua cuốn sách mà mình rất yêu thích và đọc cách đây 1 năm rồi. Hqua vào hiệu sách thì vô tình thấy nó. Mặc dù đây là cuốn sách của nước ngoài, nhưng thay vào đó mình lại liên tưởng đến 1 số chuyện để nói và suy nghĩ ở VN)

    ►Cuốn sách mà mình nói đến là: CHIẾN BINH CẦU VỒNG của Andrea Hirata, cuốn sách dựa trên câu chuyện có thật về tuổi thơ của tác giả. Đây có lẽ là 1trong những tác phẩm ảnh hưởng sâu rộng nhất của đất nước Indonesia.

    - Câu chuyện kể về 10 đứa trẻ nghèo trên đảo Belitong – 1 hòn đảo xinh đẹp và nổi tiếng là giàu Thiếc! Chúng đã cùng nhau trải qua nhiều khó khăn để được học và đến trường mỗi ngày tại nơi giáo dục được cho là xa xỉ vì ng dân ở đảo cho rằng học chỉ dành cho những đứa trẻ con nhà giàu, vả lại những đứa trẻ nghèo học chỉ tốn của ba mẹ, thay vào đó nên đi phụ giúp ba mẹ làm trong những công trường thiếc và đồn điền tiêu còn hơn. Nhưng 10 đứa trẻ đó vẫn kiên trì bám trường bám lớp và điều tuyệt vời hơn khi chúng có được ng thầy hiệu trưởng, ng cô giáo không ngại gian khổ làm đủ mọi cách để giữ được ngôi trường xập xệ "chỉ cần 1 cơn gió mạnh cũng đủ để làm sập cả ngôi trường" và sự lăm le phá trường của lũ nhà giàu hám của để khai thác thiếc. Họ mang đến con chữ cho những đứa trẻ mà gđình chúng mỗi tháng thu nhập không nổi 5 đô la? Có lẽ vì cuộc sống khó khăn nên 10 đứa trẻ giống như những "chiến binh" đã gắn bó vs nhau, kiên cường trải qua tất cả mọi chuyện và mơ về 1 tương lai tốt đẹp hơn, nhưng thật đáng tiếc khi kết thúc câu chuyện khiến mình nhận ra "Giáo dục đã không thắng nổi số phận"!

    - Câu chuyện này khiến mình liên tưởng đến những đứa trẻ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa ở nước ta. Trong chuyện có kể về Lintang – một cậu bé đặt biệt trong nhóm vẫn hằng ngày đạp xe tổng cộng 40 cây số tới trường, băng qua 4 khu rừng đầm lầy cá sấu. Cái xe đạp của cậu tả tơi tới mức dây xích đã tháo xích ngắn không gắn lại được. Dù khó khăn là vậy nhưng cậu vẫn là hsinh giỏi và chăm chỉ nhất lớp. Con đường đi học của Lintang khiến mình nhớ đến hồi cấp 2 khi mình còn học ở trên huyện ở vùng cao thuộc Hà Giang, trường c2 của mình ở Thị Trấn. Hồi đó mình có học cùng 1 số bạn nhà ở những thôn bản rất xa trường lớp. Mỗi ngày các bạn ấy phải đi học từ sáng sớm vì nhà cách trường tận 10 cây số, nếu ở thành phố và đồng bằng thì bạn có thể thấy không có gì là khổ vì đường bằng phẳng chỉ mỗi tội phải dậy sớm thôi đúng không? : D. Nhưng nhà của những bạn ấy cheo leo trên những ngọn đồi, đường đến trường thì lối đi mòn toàn đất vs đá, bên thì vách núi cao, 1 bên thì là vực sâu hun hút, nhỡ sảy chân cái là tiêu đời (Nếu bạn có dịp lên trên vùng cao thì sẽ thấy rất nhiều ngôi nhà của ng dân ở trên đồi núi cao rất nhiều). Mình nhớ không nhầm thì vào những ngày mưa gió các bạn ấy vẫn đến trg đúng h, có bạn còn đến rất sớm nhưng quần áo của các bạn ấy lại không được sạch đẹp, chân tay lấm bùn đất, có bạn thì sứt sát tay chân. Những người bạn ấy giống như Lintan thật kiên cường lsao, họ vẫn bám trường bám lớp vì con chữ mới giúp ta thoát được cái nghèo. Mình ban đầu thấy rất sợ các bạn ấy vì thấy các bạn ấy bẩn thỉu, vả lại nói tiếng phổ thông còn chưa sõi nghe rất chi là quê. Nhưng càng lớn mình lại thấy trân trọng những đứa trẻ giống như các bạn ấy, thật đáng xấu hổ khi mà hồi đó mình có suy nghĩ như vậy. Mình cũng từng nói chuyện vs các bạn ấy và biết được rằng nhà của họ rất nghèo, đôi khi vì cái nghèo các bạn định bỏ học nhưng mà gđình, thầy cô vẫn động viên để các bạn có động lực đến trg.

    - Nhiều ng cho rằng những đứa trẻ nghèo học không giỏi và ngu dốt. Đọc Chiến Binh Cầu Vồng xog mình thấy rằng không có đứa trẻ nghèo nào là ngu dốt cả! Do cta dạy sai cách hoặc do cta dè bỉu nên động lực học tập của chúng không còn và có thể là do quá nghèo nên các em không có đkiện để phát triển năng khiếu và tài năng của mình? Nhà vật lý học thiên tài Albert Einstein từng nói: "Mỗi con người sinh ra đều là 1 thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá 1 con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống cả đời và nghĩ rằng mình thật ngu ngốc". Vậy đấy, đừng vì thấy chúng như thế này thế nọ rồi chê bai và ép buộc. Nhìn rộng ra 1 chút bao gồm tất cả những đứa trẻ trog xã hội này. Tại sao 1 đứa trẻ giỏi nghệ thuật lại bắt chúng phải giỏi toán lý hóa? Giáo dục phương Tây thường cho trẻ phát triển theo năng khiếu và tài năng của chúng, còn những môn mà chúng không giỏi thì không đặt quá nặng. Có lẽ là vì ở Việt Nam còn đặt nặng vđề thành tích. Kém thì dè bỉu còn giỏi thì tung hô. Và hơn nữa chuyện khiến những đứa trẻ trở nên có nhiều suy nghĩ chê bai những đứa trẻ kém và nghèo hơn có lẽ 1 phần dongười lớn xug quanh chúng. Trong chuyện có 1 cô bé con nhà giàu nhưng cô bé đó lại không hề phân biệt giàu nghèo, thậm chí cô bé còn bỏ ngôi trg sag trọng để đến học ngôi trường xập xệ vs những đứa trẻ nghèo. Vậy nên là do sự giáo dục của ng lớn cả. Người lớn là 1 phần giúp những đứa trẻ vạch đường đi và suy nghĩ! Mấy nay mình thấy trên báo đài có nổi rầm rầm chuyện 1 cô bé dám đứng trc LHQ và nói về vđề môi trg 1 cách rất gay gắt, em tên là Greta Thunberg, đặc biệt hơn báo đài tug hô e hơn vì e là 1 cô bé bị bệnh tự kỉ? (Mình cũng không hiểu vì sao J)) . E lên tiếng bảo vệ môi trường là đúng, nhưng càng tìm hiểu sâu hơn thì mình biết được (cái này do mình tự tìm hiểu qua nhiều luồng ý kiến, nếu sai sót mog mng bỏ qua) rằng cái quan điểm của e còn có phần hơi hạn hẹp vì mình thấy nó có vẻ phù hợp hơn đối vs đất nước Thụy Điển của e và 1 số qgia phát triển chứ không thể bao hàm cả thế giới được! Điều buồn hơn là mình nghĩ do e là cô bé bị tự kỉ không có được nhiều giao tiếp vs mng nên có lẽ e đã bị lợi dụng giựt dây lên phát biểu nhằm mục đích chính trị ở phía sau. Ngta quay sag chỉ trích e, nhưng đâu biết e là 1 con rối? Và mình thấy rằng từ khi nào trẻ e trở thành 1 công cụ dùng cho mục đích chính trị? Đau lòng hơn nữa là ở Trung Đông có những đứa trẻ bị lợi dụng cho cả mục đích khủng bố! : ' (. Vậy nên 1 đứa trẻ vì sao lại trở thành như này như nọ là trách nhiệm của ng lớn và môi trg sống, hơn cả là sự giáo dục. (Mình tổ lái hơi xa 1 chút, nghe có vẻ không lquan lắm J))

    - Quay lại với VN. Bạn thấy đấy, ở VN đa phần là đồi núi chiếm diện tích nhiều nhất, vậy nên không tránh khỏi việc đường sá đi lại từ nơi này đến nơi khác cực kì khó khăn. Thực sự mình rất cảm phục những thầy cô giáo không ngần ngại rời quê hương lên những vùng sâu vùng xa để mag cho các e hsinh con chữ. Có nơi thậm chí ánh sáng của đèn điện vẫn chưa "với" đến được, hay có nơi phải đi bộ không thể đi bằng xe máy, có xe thì đi cũng vất vs lại đường xấu thì dễ làm hỏng xe. Bác mình trc nói chuyện vs mấy cô chú dưới Hà Nội lên chơi vùng cao rằng dưới đấy đồng bằng đi xe 10 năm chưa có gì hỏng hóc nhiều, thậm chí vẫn đi tốt, nhưng trên vùng cao thì đi được tầm 2-3 năm là phải đi sửa vs bảo hành lại vì đường sá khó khăn. Trc mình có xem phóng sự kể về 2 cô giáo tiểu học ở 1 bản nào đó thuộc huyện vùng cao của Sơn La hay Yên Bái gì đó mình cũng không nhớ rõ ^^. Xem phóng sự mình mới thấy hai cô giáo cũng thật kiên cường lsao khi mà mỗi lần đi dạy là phải ở lại bản không có về được, tuần thì ngày cuối tuần được về, có khi mưa bão không về được, hay đôi khi các cô phải đi đến từng nhà em học sinh để động viên các e đi học, đường sá đến nhà các e cũng không dễ dàng gì. Họ giống như thầy Harfan và cô Mus trong truyện- những giáo viên nghèo khổ tận tâm đã mang hơi thở giáo dục đến trẻ em đảo Belitong. Những con người nhỏ bé trong ngôi trường bị lãng quên đã góp một tia hy vọng tươi sáng cho thế hệ trẻ Belitong. Thầy Harfan đã hy sinh rất nhiều, cả cô Mus cũng vậy, họ làm tất cả để giữ vững ngôi trg. Những ng cô giáo trong phóng sự trên nói riêng và những thầy cô giáo không ngại ngần xa xôi ở lại dạy học, mag giáo dục và con chữ đến gần những đứa trẻ nghèo ở nước ta giống như những ng cha người mẹ của chúng vậy.

    - Ngôi trường trong truyện như mình đã nói trên xập xệ và thiếu thốn. Nó giống như vài ngôi trg (trc mình thấy nhiều lắm, chắc h cũng ít rồi) ở vùng cao vùng sâu nước ta. Mình thấy xót xa cho những đứa trẻ ở vùng cao khi mà vào mỗi dịp đông quần áo chúng thì rách rưới, không rách rưới thì cũng mặc phog phanh không đủ ấm, chân thì đi dép. Còn ngôi trg thì được lập lên bằng những tấm ván gỗ, gió vẫn lùa qua được. Rét cắt da cắt thịt. Mình trc có vào 1 ngôi trg như vậy, mặc đủ ấm rồi mà vẫn không chịu nổi, ấy vậy những đứa trẻ ấy vẫn ngồi học và hồn nhiên tươi cười, chăm chú học. Bên ngoài những đứa trẻ ấy đúng là lạnh thật, nhưng mình nghĩ bên trog lòng chúng thấy ấm, ấm bởi các e có con chữ, được đi học, được gặp bè bạn và hơn cả là có những người thầy cô không quản ngại gian khó bên cạnh các e. Còn vào những ngày hè thì sao? – có những ngày thì nóng nực, đôi khi có 1 nỗi sợ hơn cả cái lạnh mùa đông và cái nóng nực là vào hè thường có mưa to và lũ quét, mưa to thì trg không chắc chắn và khủng khiếp hơn là nỗi lo về những đợt lũ có thể quấn đi "con chữ" của các e bất cứ lúc nào. Giống như 10 đứa trẻ "chiến binh" kia, chúng không ngại gian nan đến trg vì chúng được học, được gặp bè bạn. May mắn thay, h ở vùng cao đã có những ngôi trg được xây dựng khang trag, và khá đầy đủ vật chất cho các e.

    - Như mình đã nói ở trên "Giáo dục đã không thắng được số phận" cho những chiến binh trong truyện. Bởi vì sự nghiệt ngã của cuộc sống. Xót xa nhất là đoạn cuối khi nhân vật "tôi" gặp lại Lintang, mình đã hy vọng rất nhiều vào cái kết đẹp cho nhân vật nghèo khổ nhất nhưng lại kiên cường và học giỏi nhất. Khi đó cậu làm một người lái xe thì phải? (lâu không đọc mình cũng hơi quên) Cậu vẫn nhớ như in những gì mình đã học, khi mà vô tình nhìn vào 1 con xuồng và nói gì đó về vật lý khiến nhân vật "tôi" lẫn cả mình đều cảm thấy tiếc nuối và ngạc nhiên! ; Ngoài đời này, mình cũng chứng kiến nhiều bạn hồi c1vs c2 phải bỏ học vì quá nghèo và phải đi làm lụng để kiếm tiền, kiếm cái ăn. Mình nghĩ rằng các bạn nếu được học hành hẳn hoi và có đkiện thì cũng không thua kém gì những ng được giáo dục đầy đủ. Đó là 1 mình chứng cho việc "Giáo dục không thể thắng nổi số phận". Dù các bạn ấy không thể thắng nổi số phận, nhưng các bạn đã được chạm đến con chữ, được đến trg đến lớp, và có những ng tận tụy đã dạy dỗ từng chữ 1 vs các bạn.

    Þ Cuối cùng thì mình nghĩ rằng qua cuốn sách đã giúp mình nhìn nhận ra được nhiều điều và nó thật có giá trị khi dù "giáo dục không phải là để nhào nặn con người thành ông này bà nọ, thành những cỗ máy kiếm tiền. Giáo dục là để mỗi người sống nguyên bản nhất với con người của họ với phiên bản tốt nhất mà họ có thể trở thành. Trong câu chuyện này, sự giáo dục mà thầy Harfan và cô Mus chính là mang đến cho những đứa trẻ tuổi thơ đẹp nhất, tình bạn đẹp nhất và tâm hồn phong phú, chứ không phải chỉ là chuyện điểm số, nghề nghiệp tương lai" (trích từ bạn Tôi có thể viết trên Medium)

    *Trong sách Khuyến Học có câu: "Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người". Kể từ khi tạo hóa làm ra con người thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo. "

    Vậy nên giáo dục dù không mag lại công bằng cho cả ngay vs 1 thần đồng như Lintang, nhưng nó dạy cho cta có niềm tin và quyết tâm.

    V Đó là những cảm nhận và suy nghĩ từ cuốn sách khi mình đối chiếu ra những gì mình thấy và đọc được, như mình nói trên đó là cuốn sách của nước ngoài nhưng ở VN cũng có những đứa trẻ, những người thầy cô, những ngôi trường giống như trog truyện và nhiều nước đang phát triển trên thế giới. Hellen Keller từng nói" Tôi đã khóc vì không có giày để đi, cho đến khi tôi thấy một người không có chân để đi giày". Vậy nên cta may mắn hơn những số phận đó rất nhiều, những đứa trẻ đó áp lực, khổ nhọc, nghèo khó hơn cta. Vì vậy đừng vì khó khăn 1 chút mà bỏ cuộc.

    *Lần đầu mình viết 1 bài dài như này, chắc sẽ có chút sai sót và có phần hơi kể lể mong mng bỏ qua.

    Cảm ơn mọi người đã đọc đến những dòng cuối cùng này. Chúc mọi người luôn hạnh phúc và may mắn, luôn có niềm tin vào cuộc sống.

    * * * jennyvu ____
     
    Burnt Sienna thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...