Chấp Tử Chi Thủ, Dữ Tử Giai Lão Nghĩa Là Gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi PhươngThảo0710, 10 Tháng hai 2020.

  1. PhươngThảo0710 https://dembuon.vn/rf/20116/

    Bài viết:
    495
    [​IMG]

    Chấp tử chi thủ, dữ tử cộng trứ.

    Chấp tử chi thủ, dữ tử đồng miên.

    Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão.

    Chấp tử chi thủ, phu phục hà cầu?

    Dịch nghĩa:

    Nắm tay người, bên nhau trọn kiếp

    Nắm tay người, cùng người say giấc.

    Nắm tay người cho đến bạc đầu.

    Nắm tay người, đời này không còn mong gì hơn.

    Đây là bốn dòng thơ được lặp được lặp lại khá nhiều trong cuốn truyện cùng tiểu thuyết. Thường được nói giữa các nhân vật chính với nhau. Vần điệu của nó dễ đi vào lòng người cùng với những câu từ mộc mạc mà ý nghĩa lại thật sâu sắc.

    Mới đây mình có đọc truyện Cạnh kiếm chi phong, trong đó anh công trước lúc bị cưỡng ép rời đi có nói với thụ một câu: "Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão." Mình cảm thấy nó khá mới lạ nên muốn giới thiệu cho mọi người biết.

    "Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão" trích trong bài thơ Kích cổ 4 - Đánh trống 4:

    Tử sinh khiết thoát,

    Dữ tử thành thuyết.

    Chấp tử chi thủ,

    Dữ tử giai lão.


    Dịch nghĩa:

    Chết sống hay xa cách,

    Đã cùng nàng thành lời thề ước

    Ta nắm tay nàng,

    Hẹn ước sẽ sống chung với nhau đến tuổi già.


    • Khiết thoát: Ý nói xa cách.

    • Thành thuyết: Thành lời thề ước.

    • Dữ tử: Với nhau, bên nhau.

    Người trong bài thơ cùng bạn đời mình hẹn ước với nhau dẫu có sống chết xa cách cũng muốn cùng nhau đi đến bạc đầu giai lão.

    Ý trong câu thơ đặt ở hoàn cảnh một người lính ra trận, lúc đi đối với người yêu của mình hứa hẹn bên nhau trọn đời dù sinh tử xa cách.

    Dịch thơ:

    Sinh tử xa cách

    Cùng người thề nguyện

    Nắm tay đã hẹn

    Sánh bước đến già.


    Kích cổ 4 thể Kinh thi - một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo, được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu (thế kỷ XI-771 TCN) đến giữa thời Xuân Thu (771-476 TCN) - thời Chu thuộc thơ Biến phong.

    Thuyết xưa nhận thơ của 13 nước (Bội, Dung, Vệ, Vương, Trịnh, Tề, Ngụy, Đường, Tần, Trần, Cối, Tào, Bân) là thơ Biến phong.

    Thơ Biến phong tổng cộng có 72 bài khác nhau, bao gồm:

    • Bách chu 1

    • Bách chu 2

    • Bách chu 3

    • Bách chu 4

    • Bách chu 5

    • Lục y 1

    • Lục y 2

    • Lục y 3

    • Lục y 4

    • Yến yến 1

    • Yến yến 2

    • Yến yến 3

    • Yến yến 4

    • Nhật nguyệt 1

    • Nhật nguyệt 2

    • Nhật nguyệt 3

    • Nhật nguyệt 4

    • Chung phong 1

    • Chung phong 2

    • Chung phong 3

    • Chung phong 4

    • Kích cổ 1

    • Kích cổ 2

    • Kích cổ 3

    • Kích cổ 4

    • Kích cổ 5

    • Khải phong 1

    • Khải phong 2

    • Khải phong 3

    • Khải phong 4

    • Hùng trĩ 1

    • Hùng trĩ 2

    • Hùng trĩ 3

    • Hùng trĩ 4

    • Bào hữu khổ diệp 1

    • Bào hữu khổ diệp 2

    • Bào hữu khổ diệp 3

    • Bào hữu khổ diệp 4

    • Cốc phong 1

    • Cốc phong 2

    • Cốc phong 3

    • Cốc phong 4

    • Cốc phong 5

    • Cốc phong 6

    • Thức vi 1

    • Thức vi 2

    • Mao khâu 1

    • Mao khâu 2

    • Mao khâu 3

    • Mao khâu 4

    • Giản hề 1

    • Giản hề 2

    • Giản hề 3

    • Giản hề 4

    • Tuyền thủy 1

    • Tuyền thủy 2

    • Tuyền thủy 3

    • Tuyền thủy 4

    • Bắc môn 1

    • Bắc môn 2

    • Bắc môn 3

    • Bắc phong 1

    • Bắc phong 2

    • Bắc phong 3

    • Tĩnh nữ 1

    • Tĩnh nữ 2

    • Tĩnh nữ 3

    • Tân đài 1

    • Tân đài 2

    • Tân đài 3

    • Nhị tử thừa chu 1

    • Nhị tử thừa chu 2

    Kích cổ 4 là bài thứ 25 trong tổng số 72 bài.

    Ngụ ý của bài thơ giống như một lời hẹn ước trong tình cảm.

    Hẹn cùng nhau chết sống hay xa cách cũng không xa nhau. Nắm tay nhau hẹn ước tới già.

    Về nghĩa thì "Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão" nghĩa nôm na giống nắm tay nhau đi đến bạc đầu giai lão. Ý chỉ tình yêu chung thủy, mãi mãi không đổi thay, mãi mãi chỉ coi trọng một người. Gần giống như một dạng chấp nhất vĩnh viễn chỉ có 1 người.

    Mình có tìm hiểu về Kích cổ 4 nhưng khá ít thông tin và không được nhắc đến nhiều, bạn nào biết thêm thông tin có thể giúp mình bổ sung thêm nhé.

    "Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão" là mình đọc trong tác phẩm Cạnh kiếm chi phong. Ngoài ra, bên cạnh đó còn có trong truyện Dữ tử thành thuyết.
     
    AdminTânSinh27 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng sáu 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...