Cây Mủ Trôm Và Lợi Ích Sức Khỏe

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Chính Hồng, 29 Tháng mười 2021.

  1. Chính Hồng

    Bài viết:
    12
    1. Giới thiệu chung

    - Tên Việt Nam: Trôm

    - Tên khoa học: Sterculia foetida L..

    - Họ khoa học: Sterculiaceac

    - Mô tả cây: Là loài cây gỗ lâu năm, lá hình chân vịt giống như lá gòn. Hoa trôm có đài đỏ, quả trôm to, giống như cái mõ và có hạt màu đen bóng. Vỏ quả trôm có tiềm năng làm thuốc nhuộm tự nhiên. Hạt, vỏ cây, lá và mủ trôm (nhựa trôm) được dùng như một vị thuốc, trong đó mủ trôm là phổ biến nhất.

    [​IMG]

    - Thu hái, sơ chế: Cây trôm được trồng chủ yếu để thu hoạch mủ làm nước uống (ngoài ra còn làm mỹ phẩm). Một trong những cách thu hoạch mủ trôm là cạo bỏ lớp vỏ ngoài của thân cây (một đoạn dài khoảng 50 cm) rồi đục các đường rãnh dọc theo thân cây và dùng ni lông quấn bên ngoài để che bụi. Sau 7 ngày thì thu được mủ trôm ở dạng đặc sệt rồi phơi khô khoảng 3, 4 nắng là tốt nhất. Phần vỏ cây sau đó sẽ hồi phục lại và người thu hoạch tiếp tục thực hiện lại các bước như trên.

    - Mô tả dược liệu: Mủ trôm chính là phần nhựa từ cây trôm, nhựa trôm là một dạng chất lỏng đặc sệt giống như thạch, có màu trắng và hơi vàng, khi phơi khô mủ sẽ chuyển sang màu nâu.

    2. Bộ phận dùng: Mủ trôm

    [​IMG]

    3. Thành phần hóa học: Nhựa Trôm là một hợp chất polysacchari e cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D - galactose, L - rhamnose, acid D - galacturonic cùng một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa Trôm là một hợp chất polysacchari e cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D - galactose, L - rhamnose, acid D - galacturonic cùng một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethyla

    4. Tính vị, qui kinh

    - Tính vị vị ngọt tính mát.

    - Quy kinh

    5. Công năng, chủ trị

    - Công năng: thanh nhiệt, mát gan và điều trị mụn nhọt, mủ trôm còn giúp nhuận tràng và điều hòa đường huyết.

    - Chủ trị

    6. Liều dùng: Nếu dùng để nhuận tràng: Mỗi ngày chỉ nên dùng 0, 5 – 1g bột ngâm trong 200ml nước lọc, nếu dạng thô thì chỉ lấy một thỏi bằng 1/2 lóng tay, rửa sạch rồi ngâm vào 200ml nước để từ tối đến sáng hôm sau mới dùng.

    7. Chú ý khi dùng:

    § Không đun nấu mủ trôm ở nhiệt độ cao vì sẽ làm mất tác dụng của nó và cũng không nên ngâm mủ trôm với nước nóng. Khi ngâm mủ trôm, cần chú ý chờ mủ trương nở hoàn toàn rồi mới sử dụng để tránh tắc ruột.

    § Không nên uống mủ trôm cùng lúc với thuốc khác (cách sau ít nhất 1 giờ để tránh ngộ độc thuốc). Phụ nữ có thai và cho con bú, người bị khối u trong ruột hay người bị lạnh bụng cũng không nên dùng.

    § Ngoài ra, tuy mủ trôm thanh mát nhưng không nên lạm dụng để tránh bị tiêu chảy và các tác dụng phụ, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 200ml nước mủ trôm đã ngâm nở (từ khoảng 1 g bột).

    8. Kiêng kỵ:

    - Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

    - Người có khối u trong ruột.

    - Người đang uống thuốc chữa bệnh, vì mủ trôm có độ nhớt cao sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu khi uống mủ trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Sự tăng hấp thu này có thể gây ngộ độc thuốc. Để ngăn ngừa, tốt nhất nên uống mủ trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...