Cấu trúc nội dung chính sách giảm nghèo bền vững

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 20 Tháng tám 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,243
    Học phần: Hoạch định và phân tích chính sách công

    GV: TS. Đặng Thị Đào Trang​

    CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

    Trong những năm qua, chủ trương giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức thực hiện. Giảm nghèo bền vững đã trở thành chính sách nền tảng, xuyên suốt, luôn được cập nhật, bổ sung trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

    1. Lý do hoạch định chính sách giảm nghèo bền vững:

    Thực tế hiện nay,
    số hộ nghèo vẫn còn nhiều; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao, vùng thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt; khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn rộng; chênh lệch giàu nghèo giữa các dân tộc, khu vực ngày càng cao (Nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%; tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 58, 53% tổng số hộ nghèo trong cả nước).. Tất cả đã và đang trở thành thách thức lớn cho công tác giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới.

    Nhận thức rõ, giảm nghèo bền vững là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi công tác giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn, nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu; là nhiệm vụ kinh tế xã hội quan trọng và cấp thiết hiện nay.

    2. Căn cứ hoạch định chính sách giảm nghèo bền vững:

    2.1 Căn cứ chính trị (Về bản chất) :

    Quan điểm giảm nghèo bền vững đã được đề cập và thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là:


    "Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc."

    2.2 Căn cứ pháp lý (Về hình thức) :


    Nghị định số 07 Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 do Chính phủ ban hành năm 2021 .

    Nghị định số 75 của Chính phủ ban hành năm 2015: Về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.

    Quyết định số 59 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2015: Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

    Thông tư số 13 của Bộ Xây dựng ban hành năm 2019 Quy định việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình xây dựng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

    Thông tư số 06 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành năm 2017: Hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

    Thông tư số 39 của Bộ Lao động - Thương binh xã hội ban hành năm 2016: Hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

    2.3 Năng lực hoạch định chính sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

    Cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung Ương:
    Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông..

    3. Mục tiêu của chính sách giảm nghèo bền vững:

    3.1 Mục tiêu chung:


    Thứ nhất:
    chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.. ; đảm bảo an ninh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống.

    Thứ hai: đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, trong đó chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với các huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, thu hẹp chênh lệch về mức sống và an sinh xã hội so với bình quân cả nước.

    Thứ ba: nâng cao thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo.

    3.2 Mục tiêu cụ thể:

    Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng trên 3, 5 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1, 5 - 2%/năm; các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn.

    Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1, 5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần).

    4. Biện pháp của chính sách giảm nghèo bền vững:

    Thứ nhất:
    Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến và đồng thuận của toàn xã hội trong thực hiện chính sách và nâng cao tính chủ động của người dân trong vươn lên làm giàu.

    Thứ hai: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp xã hội trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững.

    Thứ ba: Hỗ trợ sản xuất và đa dạng hóa sinh kế của người nghèo ở huyện xã nghèo; nâng cao chất lượng nhân lực ở huyện, xã nghèo tham gia xuất khẩu lao động nhằm nâng cao thu nhập và giảm nghèo; Nâng cao chất lượng nhân lực ở huyện, xã nghèo tham gia xuất khẩu lao động nhằm nâng cao thu nhập và giảm nghèo, hỗ trợ cho vay đối với hộ nghèo từ 50 lên tối đa 100 triệu đồng;..

    Thứ tư: Thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở:

    - Trung ương: Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo cụ thể:

    Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ liên quan xây dựng giải pháp giảm nghèo bền vững phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số.

    Bộ Xây dựng: Nghiên cứu, thực hiện giải pháp để hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở, tăng tỷ lệ người dân có nhà ở bảo đảm về diện tích và chất lượng.

    - Địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ban Dân tộc (hoặc cơ quan quản lý nhà nước về công tác Dân tộc) và các sở, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.

    5. Thời hạn duy trì chính sách giảm nghèo bền vững:

    Đây là một quá trình lâu dài cần sự nỗ lực và quyết tâm không ngừng của Đảng, chính quyền cùng toàn thể nhân dân.

    Giảm nghèo bền vững đã trở thành chính sách nền tảng, xuyên suốt, luôn được cập nhật, bổ sung trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

    Các bài viết cùng chủ đề:

    Giáo Trình Hoạch Định Và Phân Tích Chính Sách Công - ThS. Đặng Thị Đào Trang

    Cấu trúc nội dung chính sách công? Ví dụ minh họa?

    Phân tích khái niệm chính sách công
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...