Học phần: Hoạch định và phân tích chính sách công Trường: Đại học Nội Vụ Hà Nội phân hiệu Quảng Nam Cấu trúc nội dung chính sách công? Ví dụ minh họa? Cấu trúc nội dung chính sách công? 1. Lý do chọn đề tài: - Sự cần thiết, cấp bách? - Vấn đề công? - Thực trạng vấn đề? (Nhấn mạnh cái xấu, cái tiêu cực) - Vấn đề này cần giải quyết Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề công. 2. Căn cứ hoạch định chính sách công: - Căn cứ chính trị (Về bản chất) - Căn cứ pháp lý (Về hình thức) - Căn cứ năng lực hoạch định của chủ thể (Về chủ thể) Nội dung này có thể xem lại bài viết: Phân Tích Khái Niệm Chính Sách Công 3. Mục tiêu chính sách công: - Mục tiêu chung: Mang tính định tính - thường bắt đầu bằng những cụm từ nâng cao, đẩy mạnh - Mục tiêu cụ thể: Mang tính định lượng (những con số cụ thể). Mục tiêu là linh hồn của chính sách. 4. Biện pháp của chính sách công: Ở phần cấu trúc của chính sách công chưa yêu cầu những chính sách cụ thể. Biện pháp thực thi của chính sách công là cách thức hành động do nhà nước lựa chọn để tác động lên các chủ thể, đối tượng hay quá trình nhằm đạt mục tiêu trong quá trình giải quyết vấn đề chính sách công. Biện pháp được hình thành trên cơ sở mục tiêu định hướng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong phạm vi nguồn lực khai thác. Các biện pháp thực thi của chính sách công mang tính khuyến khích tích cực, phù hợp với những giá trị tương lai của mục tiêu. Biện pháp phải chứa đựng những động lực thúc đẩy, cân bằng hay kìm hãm quá trình vận động củ từng chủ thể cho phù hợp với yêu cầu thực hiện mục tiêu. Những biện pháp này đều chứa đựng những nguyên tắc, quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau trong khuôn khổ nhất định phù hợp với xu thế vận động chung nhằm đạt mục tiêu chính sách chung. Phân loại: Thường được phân loại theo các tiêu chí như sau: 4.1 Biện pháp mang tính cơ chế quản lý nhà nước Biện pháp mang tính cơ chế quản lý nhà nước là một chính sách công bao gồm: Hình thức, nội dung, nguyên tắc tác động của nhà nước đến các đối tượng thụ hưởng và thực thi chính sách làm cho mọi cá nhân, tổ chức đều tập trung vào mục tiêu hoạt động. Do tính định hướng của mục tiêu chính sách công, việc sử dụng cơ chế quản lý nhà nước phù hợp sẽ tạo ra động lực thúc đẩy các chủ thể trong xã hội, các chủ thể chính sách vận động với tốc độ nhanh, phù hợp với quy luật khách quan. "Chính sách bình ổn giá các mặt hàng chống dịch" , để chống việc đầu cơ, tăng giá các mặt hàng khi nhu cầu sử dụng tăng cao, rất cần sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, cần tăng cường các kênh tiếp nhận, xử lý thông tin do người dân phản ánh nhằm tăng cường công tác giám sát, vì cơ quan chức năng không thể đủ lực lượng phục vụ hoạt động kiểm tra. Cùng với đó, các ngành chức năng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân không vi phạm. 4.2 Biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục Để tham gia quá trình phổ biến, tuyên truyền chính sách công là sự tham gia của các nhân tố, yếu tố cấu thành gồm: 4.2. 1. Chủ thể phổ biến, tuyên truyền chính sách công Chủ thể bao gồm đội ngũ cán bộ trong bộ máy cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ. Chủ thể phải được đào tạo phải có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách công. Chính sách công khi được phổ biến, tuyên truyền phải đảm bảo tính trung thực những nội dung đã được hoạch định. Chủ thể phổ biến, tuyên truyền chính sách công phải có thái độ công tâm, khách quan khi thực hiện công việc này. 4.2. 2. Đối tượng phổ biến, tuyên truyền chính sách công Đối tượng được phổ biến, tuyên truyền chính sách công bao gồm: - Những công dân được chính sách công tác động trực tiếp, đây là đối tượng thụ hưởng chính sách công. - Những công dân, tổ chức bị tác động gián tiếp bởi chính sách công, đây là những nhân tố góp phần làm cho chính sách công đạt hiệu quả. - Những đối tượng tham gia thực thi, triển khai chính sách công. 4.2. 3. Phương tiện và cách thức tuyên truyền Đối tượng của tuyên truyền là quần chúng, nhưng phải là quần chúng có văn hóa và khả năng suy diễn. Tuyên truyền sẽ không có hiệu nghiệm nếu đối tượng thiếu học thức. Những phương tiện tuyên truyền gồm có: - Truyền đơn - Diễn văn, Diễn hành. Nhà nước tổ chức các buổi diễn hành, tập họp đông đảo dân chúng vào một khu công cộng để nghe tuyên truyền. - Báo chí, TV, Radio, Internet.. "Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid-19" , mặc dù các giải pháp hỗ trợ tài chính của Chính phủ ban hành vừa qua được đánh giá là rất phù hợp với kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp song do hạn chế của nhóm giải pháp phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ chính sách khiến các doanh nghiệp không tiếp cận được chính sách đã ban hành. Sự không thống nhất này giữa các chính sách nên khi chính sách đi vào hiệu lực chưa phát huy được hiệu quả tối đa. Trước tình hình trên, các cán bộ công chức Nhà nước cần xem xét và hoàn thiện chính sách, xem xét chính sách tài chính đã và đang được triển khai, có những giải pháp kịp thời để giải quyết phát sinh một số bất cập, hạn chế chưa phù hợp với thực tế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thực thi, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ đã ban hành. Từ đó thấy được tầm quan trọng của biện pháp phổ biến, tuyên truyền "Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid-19" để tiếp cận các đối tượng chính sách hướng tới và đem lại hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. 4.3 Các biện pháp khuyến khích lợi ích kinh tế Trong nhiều trường hợp thực hiện chính sách công cần phải dùng lợi ích vật chất để khuyến khích chủ thể tham gia một cách tích cực, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường. Đối với chính sách có mục tiêu phát triển kinh tế thì biện pháp chủ đạo cần phải mang tính kinh tế. Thực tế với "Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid-19" , theo kết quả khảo sát giải pháp "Không điều chỉnh tăng giá trong quý I, quý II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất do nhà nước kiểm soát giá" và giải pháp "Miễn, giãn, giảm lãi suất vay, phí ngân hàng" được nhiều doanh nghiệp ủng hộ nhất. Đây cũng là hai giải pháp có tỷ lệ doanh nghiệp ủng hộ cao nhất, với 87, 4% và 87, 0% doanh nghiệp đánh giá tích cực về các giải pháp. Từ các số liệu khảo sát được cho thấy tính khả thi cao và hiệu quả đem lại của giải pháp mang tính khuyến khích từ lợi ích kinh tế của chính sách đem lại. 4.4 Biện pháp mang tính tổ chức trong thực thi chính sách công 4.4. 1. Phân công, phối hợp các cơ quan, chính quyền điều hành Chính sách công được thực thi trên phạm vi không gian rộng lớn, tối thiểu cũng là một địa phương vì thế số lượng các đối tượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi chính sách là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách công, công dân thực hiện và bộ máy tổ chức thực thi của nhà nước. Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách công diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật v. V.. Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách công có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách công cụ thể nào đó. 4.4. 2 Phân công, phối hợp các đối tượng thực hiện Chính sách công khi thực thi có thể tác động đến lợi ích của các bộ phận dân cư theo các hướng khác nhau. Có bộ phận được hưởng lợi nhiều, có bộ phận được hưởng lợi ít, có bộ phận không được hưởng lợi, thậm chí còn bị tác động tiêu cực. Việc thành công của một chính sách công do nhiều yếu tố cấu thành, nhân tố cấu thành. Do đó, để cho việc thực thi chính sách công thực hiện được đúng mục tiêu quản lý thì cần phải phối hợp các yếu tố, bộ phận, đối tượng tác động và liên quan Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách. Việc phân công, phối hợp phải đảm bảo phát huy được tính năng động, sáng tạo của các yếu tố cấu thành và tác động. "Chính sách giảm nghèo bền vững" để góp phần rút ngắn thời gian mục tiêu đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống như đã đề ra và đạt hiệu quả như mong muốn cần thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở để thực thi "Chính sách giảm nghèo bền vững" . 5. Thời gian duy trì chính sách: thời gian ngắn hạn hay dài hạn? Ví dụ minh họa? : "Chính sách giảm nghèo bền vững" Các bài viết cùng chủ đề: [Ebook]Giáo Trình Hoạch Định Và Phân Tích Chính Sách Công - ThS. Đặng Thị Đào Trang Phân tích khái niệm chính sách công Cấu trúc nội dung chính sách giảm nghèo bền vững