Cấu Trúc Của Tế Bào - Sinh Học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngudonghc, 30 Tháng bảy 2021.

  1. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    I. TẾ BÀO NHÂN SƠ

    1. Đặc điểm chung

    Kích thước 1 – 5 µm bằng 1/10 tế bào nhân thực. Tỉ lệ S/V lớn.

    2. Cấu tạo

    A. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi

    - Thành tế bào: Là peptiđôglian = cacbonhidrat + polipeptit ngắn.

    (Khi nhuôm màu Gram dương có màu tím Gram âm có màu đỏ)

    - Màng sinh chất: Cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.

    - Roi (tiên mao) →Giúp vi khuẩn di chuyển.

    - Lông →Giúp vi khuẩn bám vào thụ thể.

    B. Tế bào chất

    - Không có hệ thống nội màng.

    - Thành phần chỉ chưa chất hữu cơ, vô cơ, ribôxôm và hạt dự trữ.

    C. Vùng nhân: Không có màng bao bọc, chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng, ngoài ra còn có thêm ADN vòng nhỏ gọi là plasmit.

    II. TẾ BÀO NHÂN THỰC

    1. Nhân tế bào

    Kích thước 5µm được bao bọc bởi 2 lớp màng bên trong chứa NST = ADN + prôtêin.

    2. Lưới nôi chất

    - Là hệ thống màng gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau.

    - Lưới nội chất hạt: Có nhiều ribôxôm nơi tổng hợp prôtêin.

    - Lưới nội chất trơn: Có nhiều enzim tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại.

    3. Ribo xom = rARN + prôtêin.

    4. Bộ máy gôn gi

    Là một chồng túi màng dẹp, nơi đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào.

    5. Ti thể.

    - Có 2 lớp màng bao bọc: Màng ngoài trơn, màng trong gấp khúc.

    - Ti thể chứa ADN và ribôxôm.

    - Trên màng trong chứa nhiều enzim hô hấp tham gia chuyển hóa đường và chất hữu cơ thành ATP.

    6. Lục lạp

    - Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Có 2 lớp màng bao bọc, bên trong chứa chất nền, các hệ thống

    Túi dẹt gọi là tiacôit chứa nhiều diệp lục (a, b, carotenoit, xantophyl) và enzim quang hợp.

    - Tilacoit xếp chồng lên nhau gọi là grana.

    - Trong chất nền chứa ADN và ribôxôm.

    - Lục lạp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

    7. Không bào và lizôxôm

    A. Không bào: Có một lớp màng, chức năng khác nhau tùy thuộc từng loại tế bào

    - Ở tế bào thực vật: Chứa chất độc, sắc tố, nước và muối khoáng.

    - Ở tế bào động vật: Có không bào tiêu hóa không bào co bóp.

    B. Lizôxôm:

    - Bào quan có một lớp màng bao bọc → phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương, prôtêin, lipit, cacbonhidrat.

    - Được xem là phân xưởng tái chế rác thải.

    8. Khung xương tế bào

    Là hệ thống các vi ống vi sợi làm nơi neo đậu cho các bào quan, tạo nên hình dạng tế bào.

    9. Màng sinh chất.

    A. Cấu trúc. Gồm 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.

    B. Chức năng:

    - Trao đổi chất với môi trường một cách chọn lọc

    - Các thụ thể prôtêin thu nhận thông tin cho tế bào.

    - Có dấu chuẩn nhận biết các té bào lạ.

    III. VẬN CHUYỂN CAC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT.

    1. Vận chuyển thụ động

    - Khuếch tán trực tiếp từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp (Khuếch tán của nước gọi là sự thẫm thấu).

    - Khuếch tán qua lớp phôtpholipit hoặc khuếch tán qua kênh prôtêin không tốn năng lượng.

    2. Vận chuyển chủ động

    Vận chyển các chất qua màng từ nồng độ thấp đến nồng độ cao → tiêu tốn năng lượng.

    3. Nhập bào và xuất bào.

    Là hình thức đưa các chất vào và ra khỏi tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

    4. Co và phản co nguyên sinh

    Khi tế bào mất nước màng tế bào co lại, khi tế bào trương nước màng tế bào căng ra.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...