Cấu Tạo Và Phân Biệt Các Loại Da

Thảo luận trong 'Làm Đẹp' bắt đầu bởi Chính Hồng, 3 Tháng mười một 2021.

  1. Chính Hồng

    Bài viết:
    12
    CHĂM SÓC DA

    Da là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, điều này đã được khoa học xác minh, vì da bao phủ toàn bộ cơ thể: Nội tạng, xương, cơ bắp của mỗi chúng ta khỏi các yếu tố khắc nghiệt của môi trường. Làn da không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta mà sở hữu một làn da đẹp luôn là một ấn tượng cực lớn với những người đối diện, giúp chúng ta tự tin hơn với vẻ ngoài rạng rỡ hơn luôn mang lại sự thu hút gặp nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Và chăm sóc da mặt được ưu tiên hàng đầu.

    Da luôn thay đổi - tồn tại trong một trạng thái tăng sinh liên tục gồm ba lớp chính biểu bì, trung bì và hạ bì (lớp mô dưới da) mỗi lớp bao gồm nhiều lớp thay thế các phần phụ. Các thành phụ của da như các nang và các tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn cũng đóng vai trò khác nhau trong thể của da.

    Biểu bì: Là lớp da phía ngoài cùng bảo vệ chúng ta khỏi các độc tố, vi khuẩn, tránh mất các chất lỏng cần thiết, các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển ra bề mặt da phát triển thay đổi hình thành lớp sùng và tróc ra khỏi da - quá trình sùng hóa hay sự hình thành sừng ở biểu bì (Turnover) mất khoảng 28 ngày, tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sùng mất khoảng 14 ngày và mất thêm 14 ngày nữa để tróc ra khỏi da. Càng lớn tuổi quá trình turnover diễn ra càng chậm nên theo thời gian làn da của người lớn tuồi trở nên dày và nhăn.

    Biểu bì bao gồm 5 lớp tế bào:

    Lớp đáy hay stratum basale: Là lớp trong cùng của biểu bì nơi các tế bào keratinocyte được sản sinh.

    Lớp tế bào gai hay stratum spinosum: Các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.

    Lớp hạt hay stratum granulosum: Quá trình sùng hóa bắng đầu, các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và ácc lipid biểu bì.

    Lớp bóng hay stratum lucidium (riêng lòng bàn tay và lòng bàn chân) các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.

    Lớp sừng hay stratum comeum: Là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể. Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn.

    Trung bì:

    Chiến đại bộ phận của da, nằm ngay bên dưới lớp biểu bì. Quá trình turnover của lớp trung bì có thể lên đến 5-6 năm, trong lớp trung bì còn có các cơ quan trực thuộc da như tuyến nhờn, tuyến mồ hôi nên liên quan đến yếu tố gây mụn. Trong lớp này có các sợi collagen, elastin giúp da săn chắc đàn hồi, các mạch máu, dây thần kinh, hyaluronic acid (giúp giữ nước).

    Hạ bì:

    Lớp hạ bì nằm dưới lớp trung bì, có chứa nhiều mỡ nên còn được gọi là mô mỡ dưới da đóng vai trò như một tấm đệm giúp bảo vệ cơ bắp và các cơ quan bên trong, giữ nhiệt. Mô mỡ có độ dày mỏng tùy vị trí, dày nhất ở bụng, ngực, mông, đùi mỏng nhất ở vùng mí mắt, mũi, môi. Mô mỡ ở nữ dày hơn nam nên thường có đường cong uyển chuyển đẹp mắt.

    PHÂN BIỆT CÁC LOẠI DA

    Da có khá nhiều loại nhưng tựu chung lại được chia thành 5 nhóm chính cơ bản gồm da thường, da dầu, da hỗn hợp, da nhạy cảm và da khô.

    Cách phân biệt loại da

    1. Da thường: Đó là làn da khỏe mạnh, có được sự cân bằng giữa nước và dầu, lớp sừng luôn trong tình trạng đầy đủ độ ẩm. Được xem là loại da lý tưởng nhất.

    2. Da dầu: Là làn da có nhiều dầu, mô nhờn dày, thiên về tính axit. Da sáng bóng, lỗ chân lông to, dễ nổi mụn. Da nhờn thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì do hoạt động của hormone sinh dục nam (Androgen).

    3. Da hỗn hợp: Là loại da khó chăm sóc nhất, có hai hay nhiều loại da khác nhau cùng xuất hiện trên gương mặt bạn vào một thời điểm. Da bóng nhờn ở khu vực chữ T (mũi, chán, cằm) do lượng dầu được sản xuất quá nhiều, lỗ chân lông ở khu vực chữ T lớn xuất hiện mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Da có thể bị khô ở những khu vực ngoài vùng chữ T.

    4. Da nhạy cảm: Thường rất dễ bị đỏ, dễ bị phát ban, xuất hiện các nốt sưng, ngứa hoặc kích ứng khi sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm như xà phòng, dưỡng ẩm, trang điểm.. các mạch máu lộ rõ trên da nhạy cảm, rất dễ nổi mụn.

    5. Da khô: Là da ít nước và ít dầu. Thường có cảm giác khô, hơi sần sùi, rát khi rửa mặt, vào giữa ngày da có thể xuất hiện vảy nhỏ. Vì tuyến nhờn hoạt động kém nên da thiếu khả năng giữ ẩm tự nhiên. Da khô ít bị nổi mụn và lỗ chân lông rất nhỏ nhưng nếu tình ttrangj da khô kéo dài quá lâu có thể dẫn đến nếp nhăn, da lão hóa sớm.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...