1. Biến dị tổ hợp và đột biến * Giống nhau - Đều là biến dị di truyền - Đều liên quan đến vật chất di truyền. - Đều xuất hiện cá thể, riêng lẻ, vô hướng. - Đều làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở thế hệ trước, nên đều làm tăng tính đa dạng cho loài. - Đều là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa. * Khác nhau Biến dị tổ hợp - Do quá trình giao phối. - Gen không biến đổi nhưng do cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST, dẫn đến phân li và tổ hợp các gen. Do hoán vị gen và tương tác gen. - Sắp xếp lại các tính trạng có sẵn ở thế hệ trước thành tổ hợp các tính trạng mới hay do tương tác giữa các gen trong kiểu gen. - Xuất hiện thường xuyên, phong phú, có thể trung hòa các đột biến có hại. - Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn giống và tiến hóa. Đột biến - Do các tác nhân gây đột biến - Do rối loạn cơ chế nhân đôi ADN, phân li NST, NST bị đứt, gãy, tiếp hợp không bình thường. - Biến đổi vật chất di truyền ở mức phân tử hay mức tế bào. - Xuất hiện đột ngột, gián đoạn, phần lớn là lặn và có hại. - Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của chọn giống và tiến hóa. 2. Trình bày các biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng NST. So sánh các loại biến dị đó. a. Thường biến và các biến dị tổ hợp: Những biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng NST là thường biến và biến dị tổ hợp. * Thường biến: Thường biến là sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể, dưới tác động trực tiếp của điều kiện môi trường, không liên quan đến biến đổi kiểu gen. * Biến dị tổ hợp: Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ theo nhiều cách khác nhau trong sinh sản hữu tính. b. So sánh thường biến và biến dị tổ hợp: * Giống nhau: - Đều chịu tác động môi trường. - Đều có sự biến đổi kiểu hình nhưng không biến đổi vật chất di truyền. - Đều góp phần làm tăng tính đa dạng cho loài. * Khác nhau Thường biến - Không di truyền - Biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi vật chất di truyền. - Do tác động trực tiếp của điều kiện môi trường. - Phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể. - Xuất hiện đồng loạt, định hướng. - Giúp sinh vật thích nghi, nên có vai trò gián tiếp trong chọn giống và tiến hóa. Biến dị tổ hợp - Di truyền được. - Biến đổi kiểu hình do tổ hợp lại vật chất di truyền hay do tương tác gen. - Do sự phân li, tổ hợp của NST à phân li, tổ hợp các gen trong giảm phân, tương tác hay do tác động qua lại giữa các gen. - Xuất hiện ở các thế hệ sau. - Xuất hiện ở từng cá thể, nhiều hướng. - Có thể có lợi, hại, trung tính và nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa. 3. So sánh biến dị tổ hợp và đột biến * Giống nhau - Đều biến dị di truyền. - Đều liên quan đến vật chất di truyền. - Đều xuất hiện cá thể, riêng lẻ, vô hướng. - Đều làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở thế hệ trước, nên đều làm tăng tính đa dạng cho loài. - Đều là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa. * Khác nhau Biến dị tổ hợp - Do quá trình giao phối. - Gen không biến đổi nhưng do cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST, dẫn đến phân li và tổ hợp các gen. Do hoán vị gen và tương tác gen. - Sắp xếp lại các tính trạng có sẵn ở thế hệ trước thành tổ hợp các tính trạng mới hay do tương tác giữa các gen trong kiểu gen. - Xuất hiện thường xuyên, phong phú có thể trung hòa các đột biến có hại. - Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn giống và tiến hóa. Đột biến - Do các tác nhân gây đột biến. - Do rối loạn cơ chế nhân đôi ADN, phân li NST, NST bị đứt, gãy, tiếp hợp không bình thường. - Biến đổi vật chất di truyền ở mức phân tử hay mức tế bào. - Xuất hiện đột ngột, gián đoạn, phần lớn là lặn và có hại. - Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của chọn giống và tiến hóa. 4. Thế nào là thể đa bội, thể lưỡng bội? Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa thể đa bội với thể lưỡng bội? A. Các khái niệm - Thể đa bội là trường hợp số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n như 3n, 4n, 5n.. Trong đó 3n, 5n.. gọi là đa bội lẻ; 4n, 6n.. gọi là đa bội chẵn. - Thể lưỡng bội: Bình thường, trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vâ có bộ NST là số chẵn, gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n. B. Sự khác nhau giữa thể đa bội và thể lưỡng bội Thể đa bội - Bộ NST tăng lên theo bội số nguyên của n như 3n, 4n, 5n.. - Mỗi gen trên NST có số alen tăng lên theo mức tăng bội. - Tế bào có kích thước lớn. - Cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh dục có kích thước lớn. - Thời gian sinh trưởng và phát triển kéo dài. - Sức sống cao chịu đựng tốt với điều kiện bất lợi. - Tính bất thụ cao kể cả với đa bội chẵn. - Hàm lượng các chất đinh dưỡng tích lũy nhiều. - Trao đổi chất mạnh, biến dị mạnh. - Chỉ gặp ở thực vật. - Năng suất cao Thể lưỡng bội - Bộ NST 2n. - Mỗi gen tồn tại từng cặp alen trên NST. - Tế bào có kích thước bình thường. - Các cơ quan sinh dưỡng, sinh dục có kích thước bình thường. - Thời gian sinh trưởng và phát triển bình thường. - Sức sống, sức chịu đựng các điều kiện bất lợi kém hơn. - Tính bất thụ thấp, khả năng kết hạt cao. - Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích lũy ít hơn. - Trao đổi chất bình thường và ít biến dị hơn. - Gặp phổ biến ở động vật và thực vật. - Năng suất bình thường.