Hỏi đáp Câu hỏi ôn tập môn: Đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi MoLaMoLa22, 8 Tháng mười một 2020.

  1. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Anh chị hãy trình bày những hạn chế của việc thực hiện đường lối

    đối ngoại ở nước ta thời kỳ đổi mới.

    =>Trả lời: Một số hạn chế

    - Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, chúng ta còn lúng túng, bị động, chưa xây dựng được quan hệ lợi ích đan xen, tuỳ thuộc lẫn nhau với các nước.

    - Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế - thương mại chưa hoàn chỉnh, không đồng bộ gây khó khăn trong quá trình hội nhập.

    - Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết.

    - Doanh nghiệp nước ta hầu hết qui mô nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ, trình độ trang thiết bị lạc hậu, kết cấu hạ tầng kém phát triển.

    - Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra những hạn chế như: Đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại trong tình hình mới. Công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu xây dựng chiến lược đối ngoại còn hạn chế, sự phối hợp giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa đối ngoại chưa thật sự đồng bộ.

    * * *còn---
     
  2. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Anh chị hãy trình bày thành tựu của việc thực hiện đường lối đối

    ngoại của Việt Nam Nam thời kỳ đổi mới.

    => Trả lời: Những thành tựu

    - Một là, phá thế bị bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    - Hai là, giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan.

    - Ba là, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.

    - Bốn là, tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế.

    - Năm là, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học - công nghệ và kỹ năng quản lý.

    - Sáu là, từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh.

    * * *còn----
     
  3. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Anh chị hãy nêu tác động của xu thế toàn cầu hóa đến đường lối đối ngoại của Việt Nam.

    * Nội dung một: Tác động tích cực

    - Thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước nguồn vốn khoa học công nghệ kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư hợp tác khác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác.

    - Làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các nước.

    * Nội dung hai: Tác động tiêu cực:

    - Các nước công nghiệp phát triển đang thao túng chi phối quá trình toàn cầu hóa tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và làm gia tăng sự phân cực giữa các nước giàu và nước nghèo.

    * Nội dung 3:

    - Các nước muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập tụt hậu kém phát triển thì phải tích cực chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua.

    * * *còn----
     
  4. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Anh chị hãy trình bày những hạn chế của việc thực hiện đường lối giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong những năm qua

    - Chất lượng sống còn thấp

    - Các tệ nạn xã hội, ma túy mại dâm, mê tín dị đoan

    - Có nhiều chiều hướng phức tạp

    - Môi trường sinh thái bị ô nhiễm, ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến đời sống

    - Hệ thống giáo dục y tế, việc làm còn nhiều bất cập

    * * *còn----
     
  5. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Anh chị hãy trình bày những hạn chế của việc thực hiện đường lối văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới.

    - Đạo đức lối sống diễn biến phức tạp suy đồi.

    - Môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm bởi tệ nạn xã hội mê tín dị đoan..

    - Việc xây dựng các thể chế văn hóa còn chậm chưa đồng bộ.

    - Tình trạng nghèo nàn thiếu thốn lạc hậu về đời sống văn hóa ở nhiều vùng miền nhất là vùng sâu vùng xa đồng bào thiểu số.

    * * *còn---
     
  6. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Anh chị hãy trình bày ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

    Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam giúp ta theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đem lại những ý nghĩa điển hình như:

    - Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới

    - Chấm dứt sự khủng hoảng giai cấp lãnh đạo cách mạng và đường lối cứu nước cứu dân

    - Đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của phong trào công nhân Việt Nam. Là sự khẳng định lại vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng cộng sản VN ra đời "là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng"

    - Làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khắn khít của cách mạng thế giới.

    - Là sự chuẩn bị tất yếu có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong quá trình tiến hóa của dân tộc Việt Nam, gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập và lãnh đạo nước ta

    - Định hình ra được quy luật ra đời và phát triển của đảng cộng sản ở nước ta.

    - -còn---
     
  7. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Anh chị hãy trình bày ý nghĩa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tháng 2 năm 1930

    Cương lĩnh:

    + xác định những nội dung cơ bản,

    +Xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam. - Lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản cương lĩnh chính trị phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam.

    - Phù hợp với xu thế của thời đại cương lĩnh đã chỉ ra được nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực xã hội văn hóa chính trị kinh tế.

    * * * còn---
     
  8. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Anh chị hãy cho biết sự chuyển biến của Chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

    *Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản

    Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa

    Cùng với sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ I, mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc tăng lên, tình hình đó đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh ở các nước nói chung, các dân tộc thuộc địa nói riêng phát triển mạnh mẽ

    *Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam

    Sự xâm chiếm, khai thác, nô dịch và thống trị thuộc địa tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Việt Nam làm mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp trở nên gay gắt.

    Vì vậy, chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập cho các dân tộc thuộc địa trở thành nội dung lớn của phong trào cách mạng thế giới, nhất là các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam

    Còn
     
  9. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Anh chị hãy cho biết tác động của Cách mạng tháng 10 Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế 3) đến việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

    * Tác động của Cách mạng tháng 10 Nga:

    Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười đã giành thắng lợi vẻ vang, đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến và tư bản Nga. Nhà nước Xô viết dựa trên nền tảng liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bonsevich Nga ra đời. Với thắng lợi của cách mạng tháng mười, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lí luận đã trở thành hiện thực, đồng thời mở đầu một thời đại mới, đó là cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng này cỗ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước, là một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng sản: Đảng cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hungary (1918), Đảng cộng sản Mỹ (1919), Đảng cộng sản Anh, Đảng cộng sản Pháp, Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản Nhật Bản..

    Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng tháng mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Về ý nghĩa của cách mạng tháng mười, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay. Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin

    =>Cách mạng Tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa

    * Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản:

    - Quốc tế cộng sản được thành lập (tháng 3-1919) có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đầu thế kỷ 20. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản.

    - Ở Việt Nam quốc tế cộng sản đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin và dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Nguyễn Ái Quốc không những đánh giá cao sự kiện ra đời Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới mà còn nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với cách mạng Việt Nam; An Nam muốn cách mệnh thành công thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế

    Còn
     
  10. MoLaMoLa22

    Bài viết:
    65
    Anh chị hãy trình bày sự chuyển biến của xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp.

    * Một: Sự xâm nhập của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp. Tuy nhiên thực dân Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu và phản động ở vùng nông thôn. Vì vậy, Việt Nam không thể phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa bình thường mà phát triển một cách thiếu cân đối què quặc.

    * Hai: Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc. Theo đó, các giai cấp cũ có sự phân hóa và hình thành các tầng lớp giai cấp mới.

    - Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp, tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước căm ghét chế độ thực dân đã tham gia chiến đấu chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau

    - Giai cấp nông dân chiếm 90% dân số cả nước họ là một trong những động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam.

    - Giai cấp công nhân: Nhanh chóng trưởng thành cả về số lượng chất lượng và bước lên vũ đài chính trị trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam.

    - Giai cấp tư sản Việt Nam: Không có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam

    - Tầng lớp tiểu tư sản: Là bộ phận nhạy cảm với thời cuộc có tinh thần hăng hái theo cách mạng

    * Ba: Tính chất của xã hội thay đổi: Từ xã hội phong kiến thì nay là xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

    *Bốn: Mâu thuẫn xã hội thay đổi mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (mâu thuẫn dân tộc) trở thành mâu thuẫn cơ bản nhất. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến (mâu thuẫn giai cấp)

    Còn
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...