Review Sách Câu Chuyện Đời Tôi - Helen Keller

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Omaka, 9 Tháng sáu 2020.

  1. Omaka

    Bài viết:
    3
    Đã có người từng nói rằng:

    "Cuộc sống này như một cuốn sách

    Và mỗi ngày của bạn là một trang sách."

    Đúng là như vậy, cuộc đời của mỗi người như một cuốn sách. Không ai giống ai, đều mang những nét riêng của mình. Nếu cuốn sách cần có trang sách, thì cuộc đời cần có những cuộc hành trình của riêng nó. Trong mỗi cuốn sách thì có nội dung khác nhau, còn cuộc đời mỗi người lại có câu chuyện của riêng mình. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho bạn một cuốn sách mang chủ đề này, nó mang lên mình một câu chuyện của một người vĩ đại, khi đọc nó bạn sẽ hiểu thêm về cô ấy.

    Tên tác phẩm: Câu chuyện đời tôi

    (The Story of My Life)

    Tác giả: Helen Keller

    [​IMG]

    Helen Adams Keller (1880- 1968) là nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Bà được tạp chí Time xếp vào danh sách một trăm nhân vật tiêu biểu của thế kỉ XX.

    Nhưng mấy ai biết được, để có được thành quả như ngày hôm nay, bà đã phải trải qua bao nhiêu khó khăn, nỗ lực, thậm chí cả sự cười chê và ánh mắt người đời. Nhưng bà vẫn không từ bỏ, chứng minh cho mọi người thấy những việc làm phi thường của bà.

    Bà sinh ra ra vốn là một đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác, tại quê hương của bà - Tuscumbia, Alabama. Nhưng điều bất hạnh đã xảy đến với bà, khiến cuộc sống của một đứa trẻ đáng lẽ phải có một tương lai tươi sáng như bao đứa trẻ khác bỗng thay đổi. Keller bị mù và điếc khi chào đời được khoảng 19 tháng, bà bị mắc chứng bệnh viêm màng não và không may hỏng mất đôi mắt, sau đó tai cũng bị điếc. Gia đình bất hạnh chứng kiến đứa con gái vừa lớn lên vừa chống chọi với số phận nghiệt ngã, càng lớn thì tính tình của Keller càng nóng nảy cáu gắt khi bà không nhìn thấy bất cứ thứ gì. Bố mẹ bà làm rất nhiều thứ, bôn ba khắp nơi để chữa bệnh cho con gái, nhưng vẫn không có kết quả gì. Nhưng có lẽ trời cũng thấy thương cho số phận bất hạnh của bà nên đã đem may mắn đến. Đó chính là cô gia sư Anne Sullivan, chính là vị cứu tinh trong cuộc đời Keller, bà ấy chính là người bạn đồng hành và người mẹ thứ hai đã cứu vớt bà trong thế giới vốn tăm tối. Người phụ nữ ấy đã cố làm quen với Keller cho dù tính tình xấu như thế nào, dạy cho bà cách làm người, sống biết yêu thương hơn và bà đã dạy Keller giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể. Sullivan đã đồng hành với Keller trong suốt quá trình học tập của bà, bà ấy luôn luôn ở bên cạnh Keller để viết lại nội dung bài giảng vào lòng bàn tay Keller. Số lượng bài vở khổng lồ nhanh chóng làm hỏng thị lực của gia sư Sullivan. Đến tháng 6 năm 1904 Keller tốt nghiệp và trở thành người mù-điếc đầu tiên được tốt nghiệp đại học. Sau đó, cô được nhận một số học hàm tiến sĩ danh dự, trong số đó có Đại học Harvard. Hai năm sau ngày tốt nghiệp, Keller được vinh dự bầu vào chức chủ tịch hội người mù tiểu bang Massachusetts, bắt tay vào công việc xã hội cụ thể phục vụ cho cộng đồng người mù. Keller trở thành một biểu tượng của tinh thần tự lực phi thường khi suốt đời sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng vẫn cống hiến hết sức lực nhằm đem niềm vui đến với người tàn tật, có cùng hoàn cảnh như mình.. Helen Keller tạ thế ở tuổi 87 trong căn nhà của mình tại Easton, Connecticut, trong khi chỉ còn 26 ngày nữa là tới sinh nhật thứ 88 của bà. Bệnh viện Helen Keller đã được xây dựng tại Alabama để tưởng nhớ người phụ nữ giàu nghị lực này.

    Khi độc giả đọc cuốn sách này sẽ cảm nhận được từng tâm trạng, dòng cảm xúc của Keller hiện lên vô cùng chân thực, rõ ràng, cô đọng, dồn nén rồi nở tung ra và quá trình nỗ lực không ngừng của bà đến với thành công cũng như niềm tin vào cuộc sống, sự mạnh mẽ, bản lĩnh của bà khi gặp khó khăn. Keller chính là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo và học tập. Câu chuyện cuộc đời của bà là bằng chứng sống chứng minh câu nói:

    "Sống là phải mạnh mẽ vươn lên

    Cho dù bị tổn thương cũng không cho phép mình gục ngã"

    Các bạn ơi, các bạn hãy tự mình cảm nhận cuộc đời của Helen Keller thông qua tác phẩm: "Câu chuyện đời tôi" để thấy rõ hơn quá trình nỗ lực phi thường của bà để đấu tranh cho cuộc sống và niềm tin của mình.
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng sáu 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...