CÁNH HOA TRÔI GIỮA HOÀNG TRIỀU – Tuyết Tuyết Một tác phẩm kể các nhân vật dựa vào lịch sử Việt Nam mong các bạn ủng hộ thật nhiều ạ Tên truyện: Cánh Hoa Trôi Giữa Hoàng Triều. Phim hoạt hình lòng tiếng: Cánh Hoa Trôi Giữa Hoàng Triều. Thế loại: Lịch sử, cổ trang, tình cảm, drama, truyện tranh, hoạt hình. Hiện trạng: Đang ra 117 chương. Người review: Bôngg Mì. Nội dung: Câu truyện kể về cuộc đời của vị nữ hoàng đế đầu tiên cũng là duy nhất trong lịch sử Việt Nam - Lý Chiêu Hoàng. Câu truyện tình cảm, những mối toan tính, những âm mưu phía sau của giai đoạn chuyển giao quyền lực trước nay chưa từng có, sự kết thúc của triều Lý với từng danh nhân, kiện tướng tài ba và sự khởi đầu của Nhà Trần rực rỡ bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Vài nét về lịch sử (mình cũng sẽ kể vài người nổi tiếng, để mọi người không rành về lịch sử đễ hình dung khi xem). Lịch sử nói chung: Hồng Bàng, An Dương Vương, Bắc thuộc lần I, Hai Bà Trưng, Bắc thuộc lần II, Nhà Tiền Lý & Triệu Việt Vương, Bắc thuộc lần III, Tự chủ, Nhà Ngô, Nhà Ngô, Nhà Đinh, Nhà Tiền Lê, Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Hồ, Bắc thuộc lần IV, nhà Hậu Lê, Nhà Tây Sơn, Nhà Nguyễn, chiến tranh Đông Đương. Nhà Lý: Triều đại này trải qua 216 năm, tồn tại với 9 đời vua nối nhau trị vì. - Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn. - Lý Thái Tông – Lý Phật Mã (hay Lý Đức Chính), vua ban Bộ Luật Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. - Lý Thánh Tông – Lý Nhật Tôn (Hoàng hậu Ỷ Lan), Người lập Văn Miếu tại kinh đô Thăng Long. - Lý Nhân Tông – Lý Càn Đức (Thái úy Lý Thường Kiệt), đánh thắng Tống, bản tuyên ngôn đầu tiên Nam Quốc Sơn Hà, mở trường Quốc Tự Giam tại kinh đô Thăng Long. - Lý Thần Tông – Lý Dương Hoán, người phát triển và thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông". - Lý Anh Tông – Lý Thiên Tộ. - Lý Cao Tông – Lý Long Trát (hay Lý Long Cán) – ăn chơi vô độ. - Lý Huệ Tông – Lý Hạo Sảm, (thái sư Trần Thủ Độ, hoàng hậu Trần Thị Dung), vị vua duy nhất bị đồn là bị điên, nhường ngôi cho con gái và tu ở chùa Chân Giao. - Lý Chiêu Hoàng – Lý Thiên Hinh Nữ, vị nữ hoàng đế - Nữ chính trong câu truyện. Nhà Trần: triều đại này trải qua 175 năm, tồn tại với 12 đời vua. Đây là thời kì mình thấy thích nhất trong lịch sử Việt Nam, Vua cha truyền ngôi cho con, trở thành thái thượng hoàng, hướng dẫn con trị vì và buông bỏ đời thường hướng theo nhà Phật. Và cũng là thời đại mà mình thấy loạn luân nhất luôn, vì dòng máu nhà họ Lý mà anh em, cô chú gì loạn xạ. - Trần Thái Tông – Trần Cảnh (Trần Thừa, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Lý chiên Hoàng, Thuận Thiên Hoàng Hậu), chiến thắng cuộc xâm lược Nguyên – Mông lần thứ I. - Trần Thánh Tông – Trần Hoảng (Trần Trinh, Trần Quốc Khang, Trần Hoảng, Trần Quang Khải, Trần Ích Tắc, Trần Khánh Dư) triều đại mà người tài tầng tầng lớp lớp, Chiến thắng cuộc chiến Mông Nguyên lần thứ II. - Trần Nhân Tông – Trần Khâm (Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản) Chiến thắng cuộc chiến Mông- Nguyên Lần thứ 3, là Người sáng lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. - Trần Anh Tông – Trần Thuyên (Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Đoàn Nhữ Hài) - Trần Hiếu Tông – Trần Vượng - Trần Dụ Tông – Trần Hạo (Chu Văn An) - Trần Huệ Tông – Trần Phủ - Trần Duệ Tông - Trần Kính - Trần Phế Đế - Trần Hiệu (Hồ Quý Ly) - Trần Thuận Tông – Trần Ngung - Trần Thiếu Đế - Trần Án Tóm tắt theo lịch sử: Nước Đại Việt, Kinh đô Thăng Long. Năm 1210, Lý Huệ Tông lên ngôi vua (lúc này ông 16 tuổi), sinh ra trong thời loạn lạc, ngay từ khi ông còn là hoàng thái tử, ông đã phải bao phen chạy loạn khốn đốn bởi cảnh chém giết trong triều giữa quan lại và phe phái cát cứ bên ngoài. Không những thế ông còn phải chứng kiến cuộc xung đột trong nội bộ hoàng tộc giữa một bên là mẹ (Đàm thái hậu) và vợ (Trần Thị Dung). Đặc biệt, vua lại mắc bệnh nặng. Ban đầu vua mắc bệnh trúng phong vào cuối năm Bính Tý (1216), lúc này ông 22 tuổi. Đến năm sau, vua dần phát điên, có lúc nói là Thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sáng sớm đến chiều không nghỉ.. "Vua gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối dõi, họ Lý phải mất" – theo Sách Đại Việt sử ký toàn thư. Theo sử sách, vua Lý Huệ Tông không có con trai, Hoàng hậu Trần Thị Dung chỉ sinh cho ông được hai người con gái là Thuận Thiên công chúa và Chiêu Thánh công chúa. Năm 1224, bệnh vua càng nặng hơn, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, ông chính thức nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông lên làm Thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bát Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang Đại sư. Từ một người tôn quý ở ngôi vị cửu trùng "nay lê đôi giầy cỏ, chống cái gậy tre, thất thểu là một người nhà chùa, người có lương tâm ai thấy đều rơi lệ". Sợ lòng người trong thiên hạ còn nhớ vua cũ, Trần Thủ Độ đã bức tử Lý Huệ Tông. Sách Giản yếu sử Việt Nam viết, Trần Thủ Độ có lần đi qua cổng chùa, thấy Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ, liền nói: "Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu". Huệ Tông đứng dậy, phủi tay trả lời: "Điều ngươi nói, ta hiểu rồi". Sau đó ông thắt cổ tự tử. Dưới bàn tay của tướng Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng ban chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh (tức chồng mình). Ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu 1225, Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế. Năm 1225, Trần Thủ Độ dàn xếp cho cháu của mình là Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông sau này) vào cung hầu hạ Chiêu Hoàng. Trần Cảnh được Chiêu Hoàng gần gũi, yêu mến, hay trêu đùa. Trần Thủ Độ lấy dịp đó dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rồi chuyển giao triều chính bằng cách để Lý Chiêu Hoàng nhường (thực chất là ép) ngôi cho chồng. Tháng 11 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh. Một tháng sau, triều đình mở hội lớn ở điện Thiên An, Chiêu Hoàng ngự trên sập báu, các quan mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới sân. Chiêu Hoàng trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế và trở thành vị vua đầu tiên của nhà Trần. Chiêu Hoàng lúc đó mới 7 tuổi, được sắc phong làm hoàng hậu, gọi là Chiêu Thánh. Bảy năm sau (1232), khi 14 tuổi bà sinh con trai nhưng không may thái tử mất ngay sau đó. Hoàng hậu đau ốm liên miên suốt 5 năm. Lúc này Trần Thủ Độ và mẹ ruột của bà là Trần Thị Dung (đã lấy Trần Thủ Độ và được gọi là công chúa Thiên Cực), lại bàn mưu phải giữ được ngai báu cho dòng họ nhà Trần nên đã ép Trần Cảnh lấy Thuận Thiên công chúa (lúc này đang là vợ của Trần Liễu, anh trai của nhà vua) và giáng Chiêu Thánh xuống làm công chúa Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất (1257- 1258) tướng Lê Tần lập được nhiều chiến công, đặc biệt là công cứu Trần Thái Tông trong một trận đánh khốc liệt nên được vua đổi tên là Lê Phụ Trần. Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi, Trần Thái Tông không chỉ phong tước cho Lê Tần mà còn gả vợ cũ của mình cho ông. Cảm nghĩ: Đây là một số ít truyện và phim nói về lịch sử. Mình hy vọng sẽ có nhiều phim và truyện viết về những giai thoại này nữa. Việt Nam mình trong lịch sử không thiếu người tài và drama đâu. Và đây cũng là một trong những drama lớn nhất lịch sử - Lý Huệ Tông, Trần Thủ Độ, hoàng hậu Trần Thị Dung. Mọi người đọc đừng trách Trần Cảnh, ông cũng không muốn, ông bỏ đi tu nhưng bị Trần Thủ Độ bắt ép đi về. Sau này trở thành drama giữa Trần Cảnh, Thuận Thiên Công chúa và Trần Liễu. Nhưng sau tất cả, 20 cuối năm đời bà sống hạnh phúc bên chồng, và bà có hai người con cả trai và gái. Truyện cho cái nhìn chân thật hơn về những nhân vật này. Một nàng công chúa, một nữ hoàng đế điêu hoa, ngang ngược nhưng rất đễ hương (giống Heri trong gia đình số 1). Từ nhỏ ở trong cung cấm chịu những sự gò bó, luật lệ. Chứng kiến người cha điên loạn, tình ái mập mờ, và những điều cô không thể nào hiểu được ở lứa tuổi đó. Khó khăn lắm cô mới có người chơi chung không nề hà, nhưng rồi phải nhường ngôi vua cho chồng. Bao âm mưu, toan tính của Trần Thủ Độ rốt cuộc cũng phải thua bởi lưới tình. Trần Cảnh, với cuộc sống như một con rối, dưới sự sắp đặt dưới bàn tay của Trần Thủ Độ.