Căn cứ hoạch định chính sách công và ví dụ minh họa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Gill, 11 Tháng chín 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,256

    Để hoạch định một chính sách công, các nhà hoạch định chính sách sẽ căn cứ vào các yếu tố sau đây:

    1. Căn cứ vào định hướng chính trị

    Dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền, các nhà nước quản lý xã hội phát triển theo mục tiêu định hướng. Đường lối phát triển của đảng cầm quyền là căn cứ để nhà nước đề ra các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong dài hạn và ngắn hạn. Mục tiêu định hướng cho các thời kỳ là những giá trị về lượng và chất của đời sống theo nhu cầu xã hội. Để đạt được mục tiêu đề ra, Nhà nước phải sử dụng các công cụ vĩ mô để quản lý, điều hành các đối tượng vận động theo định hướng. Trong hàng loạt công cụ quản lý thường dùng thì chính sách công là công cụ đắc lực vì thế mục tiêu chính sách cũng chính là mục tiêu quản lý của nhà nước trong từng thời kỳ. Như vậy có nghĩa là mục tiêu chính sách phải xuất phát từ đường lối phát triển của chế độ xã hội do đảng cầm quyền khởi xướng.

    Đường lối phát triển của một chế độ xã hội do đảng cầm quyền lựa chọn là ổn định, lâu dài. Tính ổn định của đường lối sẽ tạo ra sự thống nhất trong quá trình vận hành xã hội theo quy luật, hạn chế hoặc loại bỏ được những biến cố phát sinh trái quy luật làm tổn hại đến đời sống nhân dân, giúp cho xã hội có những bước đi vững chắc trên con đường phát triển. Quá trình đi đến mục tiêu phát triển chung theo đường lối của đảng cầm quyền cần phải có thời gian đủ để các yếu tố kinh tế, xã hội tồn tại vận động từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện theo yêu cầu xã hội. Thời gian để làm thay đổi trạng thái xã hội từ mức độ này sang mức độ khác thường mất khoảng 10-15 năm, đó là khoảng thời gian để các yếu tố tích tụ về lượng trong quá trình vận động đủ để thay đổi được về chất. Cùng với sự vận động phát triển của các yếu tố kinh tế - xã hội, nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong xã hội cũng không ngừng được nâng cao, vì thế mà mục tiêu và biện pháp quản lý phát triển do chủ thể đề xướng ngày càng đầy đủ, hoàn thiện. Tính toàn diện, hợp quy luật từ ý thức giai cấp đến hành vi ứng xử của chủ thể đối với diễn biến trong thực tế hiện tại và tương lai chính là quan điểm phát triển của chủ thể. Quan điểm phát triển có thể thay đổi giữa các thời kỳ tuỳ theo nhận thức của người lãnh đạo, trong khi đường lối phát triển thì ổn định, ít thay đổi.

    Như vậy, việc hoạch định chính sách trong từng thời kỳ ngoài việc căn cứ vào đường lối chính trị còn phải dựa vào quan điểm phát triển của đảng cầm quyền trong thời kỳ đó.

    2 Căn cứ cơ sở pháp lý

    Chính sách và pháp luật đều là những công cụ quan trọng để nhà nước quản lý xã hội. Mỗi công cụ đều có tính năng, tác dụng nhất định, nhưng khi sử dụng lại phải phối hợp các công cụ để hỗ trợ cho nhau mới phát huy tác dụng của mỗi loại nhằm đạt hiệu quả cao đối với quản lý phát triển kinh tế - xã hội. Trong hệ thống công cụ quản lý vĩ mô thì chính sách và pháp luật có mối quan hệ khá đặc biệt, chúng vừa làm cơ sở cho nhau, vừa thúc đẩy nhau phát triển.

    Chính sách là công cụ định hướng của các nhà nước nhằm dẫn dắt các chủ thể trong xã hội hành động hướng đến những mục tiêu chính trị.

    Pháp luật là công cụ điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể để bắt buộc họ phải chấp hành những quy tắc khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp theo định hướng chính trị.

    Do vậy, tình trạng pháp luật của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạch định và thực thi chính sách công. Tình trạng này được hiểu là thực trạng về số lượng, chất lượng của hệ thống pháp luật hiện có so với yêu cầu phát triển xã hội và ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, công dân. Các chủ thể chính sách công cần dựa vào tình trạng pháp luật trong một thời kỳ nhất định để hoạch định chính sách công, nhất là lựa chọn biện pháp chính sách cho phù hợp, hiệu quả.

    3 Căn cứ vào quan điểm phát triển của chủ thể

    Đường lối phát triển của một chế độ xã hội do đảng cầm quyền lựa chọn là ổn định, lâu dài tuy nhiên quan điểm phát triển có thể thay đổi giữa các thời kỳ tùy theo nhận thức của người lãnh đạo. Cùng với sự vận động phát triển của các yếu tố kinh tế - xã hội, nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong xã hội cũng không ngừng được nâng cao, vì thế mà mục tiêu và biện pháp quản lý phát triển do chủ thể đề xướng ngày càng đầy đủ, hoàn thiện.

    Tính toàn diện, hợp quy luật từ ý thức giai cấp đến hành vi ứng xử của chủ thể đối với diễn biến trong thực tại và tương lai chính là quan điểm của chủ thể.

    Mỗi chủ thể thực thi chính sách công hoặc bị tác động bởi các mục tiêu chính sách công có một quan điểm, mục đích phát triển khác nhau. Vì thế, khi hoạch định chính sách công phải căn cứ vào từng nhóm chủ thể, điều hòa sao cho hợp lý nhất, sao cho mọi tổ chức, cá nhan trong xã hội đều được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh xảy ra xung đột giữa các nhóm lợi ích trong xã hội.

    Nguyên nhân phải căn cứ quan điểm này là vì chính sách công là để đảm bảo giải quyết mâu thuẫn và đáp ứng nhu cầu cho đa số công dân trong xã hội. Mà quan điểm phát triển của chủ thể chính là thể hiện nhu cầu của người dân nên phải hoạch định chính sách dựa trên căn cứ này.

    4 Căn cứ nguyên tắc hoạch định chính sách công

    Nguyên tắc hoạch định chính sách công là những quy định bắt buộc mà các nhà hoạch định phải tuân theo trong quá trình làm chính sách. Tùy theo định hướng chính trị và các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia để lựa chọn hệ thống nguyên tắc thích hợp, song có một số nguyên tắc được nhiều quốc gia thực hiện như nguyên tắc vì lợi ích công cộng, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc hiện thực, nguyên tắc quyết định theo đa số.

    Các nguyên tắc hoạch định chính sách công được nêu ra nhằm mục đích đảm bảo cho quyền lợi của các nhóm lợi ích không bị xâm phạm, đảm bảo chính sách công có tính khả thi, đi vào cuộc sống và có khả năng thành công. Vì vậy, khi hoạch định chính sách phải căn cứ trên hệ thống các nguyên tắc này.

    5 Căn cứ năng lực thực tế của đối tượng thực thi chính sách công

    Chủ thể tham gia thực hiện chính sách công bao gồm: Các tổ chức trong hệ thống chính trị, tổ chức kinh tế - xã hội và các tầng lớp nhân dân. Tính khả thi của chính sách công phụ thuộc vào khả năng chấp hành và làm theo các định hướng của chính sách đó. Trong đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các đối tượng chính sách là yếu tố trực tiếp, quan trọng nhất.

    Tính khả thi của chính sách tùy thuộc rất lớn vào việc thực hiện của các đối tượng, thậm chí đây còn là yếu tố quyết định. Đối tượng thực thi chính sách bao gồm các tầng lớp nhân dân trong xã hội có cùng nguyện vọng phát triển vì mục tiêu chung, trong đó bao gồm cả người thụ hưởng lợi ích của chính sách.

    Kết quả thực hiện chính sách của các đối tượng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố trực tiếp và quan trọng nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng nhóm chủ thể. Vì vậy khi hoạch định chính sách công, nhà lãnh đạo nhất thiết phải căn cứ vào trình độ, nhận thức của các chủ thể tham gia thực hiện để xác định mục tiêu và biện pháp chính sách cho thích hợp.

    Để giảm bớt tính phức tạp của chính sách công với các chủ thể tham gia thực hiện, trước hết phải xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu và biện pháp chính sách để người dân không hiểu sai về bản chất các yếu tố cấu thành chính sách.

    6. Căn cứ môi trường tồn tại của chính sách công

    Sau khi hoạch định, chính sách công sẽ được tổ chức thực thi. Kết quả đem lại của mỗi chính sách bị chi phối khá lớn bởi môi trường mà nó tồn tại. Trong một quốc gia, các chính sách công phải tồn tại với môi trường phong phú, đa dạng, bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tự nhiên, quốc tế..

    Các môi trường này lại biến động không đều nhau trong từng thời kỳ phát triển, chúng đan xen vào nhau tác động phức tạp đến sự tồn tại của chính sách. Trong môi trường xã hội lành mạnh có trình độ dân trí cao, đời sống dân cư tốt, tập quán sinh sống văn minh, truyền thống dân tộc thống nhất và có nền dân chủ phát triển thì các chính sách sẽ đi vào đời sống được thuận lợi và nhanh chóng phát huy tác dụng.

    Tuy vậy, nếu xã hội đó lại đặt vào một môi trường quốc tế không thuận lợi như chiến tranh hay diễn biến hòa bình phức tạp thì chính sách lại phải mang tính khu vực và quốc tế mới có thể tồn tại trong đời sống xã hội. Nếu môi trường quốc tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia có nhiều cơ hội phát triển và ngược lại. Vì thế các nhà hoạch định chính sách công phải căn cứ vào môi trường tồn tại trong thực tế và tương lai để xây dựng những chính sách phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.

    Những căn cứ trên đây được coi là cơ sở khoa học để nhà nước nghiên cứu, ban hành chính sách công trong từng giai đoạn.

    - Liên hệ thực tế và cho ví dụ những yếu tố căn cứ hoạch định chính sách công

    1 Liên hệ thực tế căn cứ vào định hướng chính trị


    Thực tế, khi tiến hành hoạch định "Chính sách bảo đảm an toàn cho trẻ em khi sử dụng mạng xã hội" các nhà hoạch định chính sách này đã dựa trên tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.

    2 Liên hệ thực tế căn cứ cơ sở pháp lý

    Hoạch định "Chính sách bảo đảm an toàn cho trẻ em khi sử dụng mạng xã hội" đã được tiến hành dựa trên các văn bản Luật đã được ban hành trước đó như:

    - Thứ nhất, Hiến pháp 2013;

    - Thứ hai, Luật trẻ em 2016;

    - Thứ ba, Luật tiếp cận thông tin năm 2016;

    - Thứ tư, Luật An ninh mạng 2018;

    3 Liên hệ thực tế căn cứ vào quan điểm phát triển của chủ thể

    Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nước ta, trang thiết bị y tế là loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người cần được quản lý một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, hiện công tác quản lý loại hàng hóa này vẫn còn nhiều "khoảng trống" cần sớm hoàn thiện.

    Trước khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona xuất hiện, có lẽ không nhiều người để ý đến những trang thiết bị y tế thông thường là khẩu trang y tế, nước sát trùng.. Nhưng nay, giữa "bão" dịch, một chiếc khẩu trang y tế đội giá hàng chục lần so với bình thường mà người dân vẫn phải chấp nhận mua.

    Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá chiều 31/1/2020, trước tình trạng tăng giá khẩu trang y tế để trục lợi nhân dịch cúm corona, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, về nguyên tắc, khẩu trang y tế không phải là mặt hàng bình ổn giá. Nhưng theo quy định của pháp luật về giá, tất cả các mặt hàng phải niêm yết giá, không niêm yết sẽ bị xử phạt và bán không đúng giá niêm yết xử phạt nặng hơn.

    Trước tình hình trên, các nhà hoạch định có thể tiến hành hoạch định "Chính sách bình ổn giá các mặt hàng chống dịch" theo quan điểm được nêu trên của Phó Thủ tướng là hoàn toàn phù hợp với tình hình của đất nước ta.

    4 Liên hệ thực tế căn cứ nguyên tắc hoạch định chính sách công

    Khi tiến hành hoạch định "Chính sách bình ổn giá khẩu trang y tế" với mục tiêu: Kiểm tra rà soát các doanh nghiệp có hiện tượng tăng giá khẩu trang y tế đề xử phạt nhằm giảm giá khẩu trang y tế xuống mức bình thường. Các nhà hoạch định cũng phải dựa trên nguyên tắc hệ thống về giữa các giải pháp trong chính sách có xảy ra mâu thuẫn với nhau hay không?

    Với "Chính sách bình ổn giá khẩu trang y tế" nhà hoạch định đã đề ra hai giải pháp để thực hiện được mục tiêu đã để ra như nêu trên:

    - Biện pháp tuyền truyền, giáo dục, thuyết phục

    - Biện pháp mang tính tổ chức trong thực thi chính sách công

    Cụ thể:

    Biện pháp tuyền truyền, giáo dục, thuyết phục: Sử dụng biện pháp tuyên truyền trên intermet, mạng xã hội bằng cách tích cực đăng tải các tin, bài viết, thông tin chính thống về nguyên nhân, tác hại hành vi vi phạm và chế tài xử lý đối với vi phạm pháp luật liên quan.

    Biện pháp về kinh tế trong thực thi CSC:

    - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về giá theo Luật giá năm 2012.

    - Bộ Công Thương: Có trách nhiệm kiểm tra, rà soát việc tăng giá khẩu trang để xử phạt bảo vệ người tiêu dùng.

    Trong cùng một mục tiêu của "Chính sách bình ổn giá khẩu trang y tế" giữa các biện pháp mà nhà hoạch định chính sách đề ra có tính thống nhất và đồng bộ, điều này sẽ giúp cho "Chính sách bình ổn giá khẩu trang y tế" sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện và đạt được hiệu quả cao nhất trong thực tế.

    5. Liên hệ thực tế căn cứ năng lực thực tế của đối tượng thực thi chính sách công

    Đối với "Chính sách bảo đảm an toàn cho trẻ em khi sử dụng mạng xã hội" với mục tiêu hỗ trợ trẻ em tiếp cận quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan. Vì đối tượng mà chính sách hướng tới là trẻ em, có phần hạn chế hơn nên khi tiến hành hoạch định biện pháp mà các nhà hoạch định đã ưu tiên lựa chọn là Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thông qua việc: Đưa việc tuyên truyền hướng dẫn trẻ em tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng trên các chương trình truyền hình vào các khung giờ vàng: 20h - 22h hoặc qua nhà trường, thầy cô cùng bố mẹ của trẻ.

    6. Liên hệ thực tế căn cứ môi trường tồn tại của chính sách công

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng tám 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...