CÂN BẰNG NỘI MÔI - Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể - Rất nhiều bệnh của người và động vật là hậu quả của Mất cân bằng nội môi. Ví dụ: Bệnh cao huyết áp, tiểu đường.. 1. Vai trò của thận - Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu Nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu. - Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi.. thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước uống nước vào. Giúp cân bằng áp suất thẩm thấu. - Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm, thận tăng thải nước, duy trì áp suất thẩm thấu. 2. Vai trò của gan - Gan tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ của các chất hòa tan trong máu như glucôzơ.. - Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ à nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định - Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ à nồng độ glucôzơ trong máu giảm à tuyết tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu à nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định 3. Hệ đệm - Các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2, axit lactic.. có thể làm tăng pH - PH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm (protein, bicacbonat, photphat) phổi và thận.