Review Phim Cảm Nhận Về Phim Bố Già (Đạo Diễn Mr. Tô) - Nrb93

Thảo luận trong 'Nhạc - Phim' bắt đầu bởi Nhi Ruby 93, 7 Tháng hai 2020.

  1. Nhi Ruby 93

    Bài viết:
    50
    Các bạn đã xem phim ngắn "Bố Già" của nghệ sĩ Trấn Thành chưa? Nếu chưa mình nghĩ các bạn nên xem cho biết. Vì nếu chưa xem có thể các bạn sẽ không thể hiểu hết những gì mình sắp chia sẻ dưới đây đâu nha.. hjhj

    [​IMG]

    Hiện nay, có rất nhiều lời khen chê cho diễn biến cái kết của phim Bố Già. Tuy nhiên, trong bài viết này mình sẽ không kể về diễn biến phim. Muốn biết phim thế nào các bạn lên You Tube xem nhé, phim chỉ vỏn vẹn 5 tập thôi. Nó không quá dài và mất nhiều thời gian của các bạn đâu.

    Riêng theo ý nghĩ cá nhân mình, thì mình khuyên các bạn nên xem qua nó ít nhất là một lần.

    Sau đây mình bắt đầu viết cảm nhận riêng của mình về ý nghĩa và giá trị nghệ thuật phim mang lại nhé. Cảm nhận là của riêng mỗi cá nhân, do đó nếu cảm nhận của mình có khác các bạn thì cũng không nên quá bức xúc hay nói nặng nhẹ nhau nhé. Vì ai cũng có chính kiến và cảm nhận riêng của mình.

    Các bạn nào có cùng cảm nhận thì tick mình một like.. hihi

    Bộ phim "Bố Già" theo mình nghĩ cả đạo diễn và diễn viên đóng phim điều quá ư là xuất xắc. Trước hết, mình nói đến nội dung phim. Nội dung được xây dựng gần như bám sát hoán toàn vào cuộc sống thực tại.

    Khi xem phim mình có cảm giác như là Tôi đang chứng kiến cái cảnh sống của một người hàng xóm hay là một gia đình nào đó thực tại trong xã hội xung quan tôi.

    Nó không phải là một bộ phim chỉ để xem tình tiết và cái kết. Nó giống như cuộc sống thực của một chú xe ôm già, đang cố gắng chống chọi giành giật khách hàng để kiếm miếng cơm manh áo lo cho gia đình khi các dịch vụ xe ôm hiện đại đang ngày càng phát triển.

    Vì cuộc sống quá khắc nghiệt, vì có quá nhiều cái lo, vì gánh nặng gia đình luôn mãi nằm trên vai, vì tương lai của con cái tất cả đã tạo nên một ông bố luôn cứng rắn và tỏ ra mạnh mẽ ngoài xã hội.

    Cái vẻ bề ngoài mạnh mẽ hùng hồn đó có thể khiến nười khác phải e dè nhưng ẩn chứa trong ông là một người cha yêu con, một người chồng yêu vợ, một đàn ông có trách nhiệm và là môt người dân thiện lương có trái tim nhân hậu. Cuộc sống xô bồ khiến con người ta phải mệt mỏi là thế, có những lúc gánh nặng quá lớn tưởng chừng như ông bố đã gục ngã nhưng không ông vẫn im lặng và thở dài trong đêm, tiếng thở dài mang bao tâm sự, ông biết được trách nhiệm trong ông còn quá lớn. Ông yêu gia đình và không thể nào gục xuống? Cả vợ và con chỉ có ông để dựa vào, cột ngã thì nhà có nên chăng?

    Xem đến cái cảnh ông Tư Thành đánh nhau té lửa với một ông tài xế đến sau và cướp mất khách của ông Thành thì Tôi lặng mình đi. Ôi sao nó giống cái cảnh năm trước tôi từng nghe người ta kể đến vụ Bác xe ôm đánh nhau với một bạn thanh niên chạy Grap ở cầu An Sương, hay là vụ xem ôm đánh nhau với Uber ở sân Bay Tân Sơn Nhất vì chở khách.

    [​IMG]

    Trước đây cái thời mà tôi nghe kể câu chuyện vụ đánh nhau của các bác tài xe ôm. Tôi chỉ bình phẩm một cách qua loa và thầm trách "Ủa tại sao mấy người đó lại kỳ vậy nhỉ? Khách thì người ta thấy cái nào có ích và an toàn hơn thì người ta chọn thôi, tự nhiên lại đánh nhau lên bờ xuống ruộng, kết quả thì cũng có chở được vị khách đó đâu, đã thế lại còn bầm dập cả người, nặng hơn có thể là u đầu mẻ trán chứ có tốt lành gì đâu?"

    Nhưng khi xem xong bộ phim Bố Già tôi lặng mình nhìn lại, bất cứ việc gì trên thế gian này đều có cái nguyên do của nó. Khi mà cái nguồn mưu sinh duy nhất đã bị cướp đi thì bản năng con người sẽ cố gắng giành lại nó là điều tất yếu. Khi con người ta bị ép vào đường cùng thì người ta sẽ đấu tranh đến cùng để giành lại cái sống mưu sinh cũng là điều dễ hiểu. Nhìn việc không nhìn bề nổi mà hãy nhìn vào sâu ngồn cơn của nó, khi đó ta mứi hiểu và phán đoán chính xác được cái chính điều sai. Sự việc là đáng thương hay đáng trách? Đó là giá trị nhân văn tôi học được từ một trích đoạn của bộ phim.

    Chưa dừng lại ở đó theo xuyên suốt câu chuyện tôi thấy rằng ngụ phim quá sâu sắc. Đó là một tình yêu to lớn của người cha dành cho con nhưng chưa bao giờ mở miệng nói và không biết cách thể hiện.

    Từ việc cấm đoán con theo nghề mình yêu thích cho đến việc không muốn con đi làm phụ gia đình. Tất cả điều xuất phát từ tình yêu của một người cha dành cho đứa con của mình.

    Chỉ là đời cha khổ và không muốn con khổ như cha, nhưng cái cha thiếu ở đây là không biết thể hiện, cha đã chưa một lần ngồi lại nhẹ nhàng tâm sự cùng con, chưa một lần giải thích rõ ràng với con. Và cứ như thế cha con ta không hiểu nhau.

    Về phần này tôi thấy nó quá hiện thực ở xã hội hiện nay. Như chúng ta thấy nhiều gia đình cứ bắt ép con cái làm theo điều mình thích, mình mơ ước mà chưa một lần hỏi con cái có thích hay không? Con nó cảm nhận như thế nào. Một số bậc cha mẹ nên đặt mình vào vị trí con cái để hiểu cho con, hãy giả sử mình bị bố mẹ mình (Tức ông bà của đứa nhỏ) bắt ép làm theo điều ông bà muốn liệu mình có làm theo? Và mình có cảm giác như thế nào? Để hiều con cái nhiều hơn. Cha mẹ muốn tốt cho con là đúng nhưng hãy tôn trọng con, hãy là chỗ dựa vững chắc và ân cần quan tâm con cái, định hướng cho con có thể chọn con đường phát triển tương lai tốt nhất, hãy giải thích và nói rõ với nhau khi cần, đừng nên im lặng để mọi hiểu lầm ngày càng ăn xâu vào óc con, khiến cho tình cảm gia đình càng thêm xa cách. Hãy thể hiện rõ cho con cái thấy được tình yêu của các bậc cha mẹ dành cho con, hãy cho con cảm giác thoải mái khi chia sẻ chứ không phải là không khí nặng nề, sợ hãi áp lực khi lại gần.

    Còn về phần con cái hãy biết yêu cha mẹ nhiều hơn, hãy nhìn vào tất cả những gì cha mẹ đã làm và hãy nhớ rằng tất cả đấng làm cha mẹ trên đời này dù ngoài đời họ là ai thì đối với con cái tất cả những gì họ dành cho con đều là điều tốt nhất. Tất cả những lời la mắng hay cáu giận của cha mẹ đều xuất phát từ tình yêu họ dành cho bạn. Họ la mắng bạn chẳng qua cũng chỉ là họ không muốn bạn khổ và gặp điều không may mà thôi.

    Đó là bài học ý nghĩa tiếp theo tôi nhận ra từ bộ phim.

    [​IMG]

    Chưa dừng lại ở đó tôi khá ấn tượng với câu nói "Nghèo nó thường hay xui lắm" được lặp đi lặp lại 2-3 lần trong phim. Tôi cảm nhận wow phim sâu sắc thật, quả thật nhiều tình tiết hiểu lầm xui xẻo điều có thể vì cái nghèo mà ra, nếu tôi khá hơn thì sự việc có thể khác đi nhiều. Qua đó tôi thấy đạo diễn đã tinh tế nhắn gửi khán giả hãy biết cố gắng, hãy vượt lên trên bản thân, không thể sống mãi trong cái cảnh nghèo khổ, ngậm đắng nuốt cay và ấm ức như vậy được. Hãy thức tỉnh ngay thôi, phải hành động và cố gắng thoát khỏi cái xui này. Hãy có hoài bão và chí hướng để không còn phải sống cảnh nghèo khổ thế này nữa. Đạo diễn đã đưa lời khuyến khích bản thân con người phải biết phấn đâu cho tương lai một cách quá tinh tế.

    Cái hay bộ phim nó còn nằm ở chỗ cái cảnh mà ông Tư Thành thấy con gái bước ra từ quán Bar liền giáng cho con nhỏ một bạt tai điếng hồn. Đoạn này lại khá phù hợp để khuyên con người ta đừng quá vội vàng đánh giá hay phán xét sự việc khi chưa hiểu hết nguyên do, có những thứ mắt nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật. Có những việc bất thường thì nên tìm hiểu rõ trước khi hành động, không nên quá nóng nảy bốc đồng. (Cụ thể đoạn này ra sao các bạn xem film sẽ rõ).

    Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là ở cái kết nó quá ư là tinh tế và suất sắc, sự thật nó rất giống tâm lý con người. Ai cũng hy vọng tất cả những gì đau khổ, sai lầm, thất bại.. mà ta đã trải qua chỉ là một giấc mơ. Để chúng ta có thể tự sửa sai và sống tốt hơn ở thực tại. Ai cũng muốn biết ta sai ở đâu trong cuộc sống tấp nập này.

    Về diễn viên tôi chỉ muốn nói hai từ "Xuất xắc"! Hết

    Giờ mình bận nữa rồi các bạn tò mò thì cứ xem film rồi cảm nhận những gì mình nói nhé. Nếu có thời gian mình sẽ bình phẩm thêm về nhân vặt. Nhưng nghĩ lại mình đã viết quá dài. Nên thôi tạm dừng lại ở đây.

    Chúc các bạn xem film vui vẻ

    Người Bình: Nrb93
     
    Lãnh Y thích bài này.
    Last edited by a moderator: 7 Tháng hai 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...