Cổ tích là giấc mơ thời thơ ấu của con người, cõi đi về của tâm hồn con người giữa những bất công sống gió, che chở số phận con người dưới bóng đen của thời đại. Cổ tích- nơi chứa đựng con mắt của người xưa nhìn về thời đại, ấp ủ trong đó những giấc mơ thuần khiết và đẹp đẽ nhất. "Tấm Cám" cũng nằm trong số đó. Không phải là những bộ sử thi đồ sộ, phong phú, truyện cổ tích vãn cô vào đó bộ mặt của cuộc chiến giữa thiện và ác, vẫn trở thành bài ca của niềm tin, khát vọng sống của con người thời đại. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm mất từ lúc Tấm mới biết đi, sau đó ít năm thì ba Tấm cũng mất theo. Ngay từ đầu tác phẩm, tác giả nhân gian đã đưa người đọc đến số phận quen thuộc trong truyện cổ tích, đó là mồ côi. Ở với dì ghẻ, Tấm phải làm lụng quần quật suốt ngày đêm, từ chăn trâu, gánh nước, đến vớt bèo, thái khoai, xay gạo mà vẫn không hết việc. Trong khi đó mẹ con Cám thì ăn trắng mặc trơn, sống thảnh thơi, không phải nhúng tay vào bất cứ việc gì. Sự hành hạ của mẹ con Cám không chỉ về thể chất mà còn cả về tinh thần. Cám lừa Tấm trút hết giỏ tôm tép để giành lấy phần thưởng là cái yếm đỏ được xem là y phục được các thiếu nữ ao ước có được. Đối với một cô Tấm nghèo khổ, bất hạnh thì nó lại càng trân quý hơn. Mất đi chiếc áo yếm đỏ cũng đồng nghĩa với việc Tấm mất đi tình yêu thương. Trong giỏ chỉ còn sót lại con cá bống, Tấm đem về nuôi, xem bống như người bạn tri kỉ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của mình. Nhưng lại bị mẹ con Cám bắt giết thịt, làm ch Tấm mất đi chỗ dựa tình cảm, mất hết hi vọng. Tấm là hiện thân của một cuộc đời đày đọa, tiêu biểu cho những kiếp người thấp cổ bé họng trong xã hội phân chia giai cấp. Tiếng khóc của Tấm mỗi khi bị chèn ép, áp bức có sức lay động mọi trái tim nhân hậu, khơi dậy niềm cảm thông chia sẻ của mỗi con người. Nhờ có sự giúp đỡ của Bụt, Tấm từ một cô gái mồ côi, bất hạnh đã trở thành hoàng hậu, đạt đến sự đỉnh cao của hạnh phúc. Bụt xuất hiện mỗi khi Tấm khóc, cần sự giúp đỡ. Mất cái yếm đỏ, Bụt lại cho hi vọng là con cá bống. Không được đi hội làng, Bụt cho đàn chim sẻ giúp để Tấm được trẩy hội làng của nhà vua. Lúc trẩy hội, Tấm làm rơi chiếc giày, chính chiếc giày ấy đã giúp Tấm trở thành hoàng hậu, đạt đến ngôi vị tối cao. Đó cũng chính là ước mơ của người dân bị đè nén, áp bức. Hạnh phúc ấy chỉ dành cho những con người hiền lành, lương thiện. Tuy đã đạt được đến đỉnh cao của quyền lực, được nhà vua chiều chuộng, yêu thương. Nhưng Tấm vẫn không quên ngày dỗ cha, về cúng dỗ để tỏ lòng biết ơn đối với bậc sinh thầy, dưỡng dục. Tấm bị mẹ con Cám hãm hại, Tấm hóa thân thành những sự vật bình dị, gần gũi với làng quê. Tấm hóa thân thành chim vàng anh, đe dọa Cám. Vàng anh bị giết mọc lên cây xoan đào, xoan đào bị chặt tấm hóa khung cửi, khung cửi bị đốt, Tấm hóa thành quả thị. Từ quả thị Tấm bước ra thành người. Cuộc đấu tranh dành lại hạnh phúc của Tấm vô cùng gian nan, quyết liệt, không. Khoan nhượng. Cuộc đấu tranh cho thấy cái ác luôn hiện hữu chèn ép cái thiện. Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị mẹ con Cám đuổi cùng giết tận để tước đoạt hạnh phúc, sự chịu đựng của Tấm đã đạt đến tột cùng, không thể nào nhân nhượng được nữa. Tấm hiểu rằng, không thể sống hạnh phúc nếu cái ác vẫn còn tồn tại. Vì thế Tấm đã thẳng tay trừng trị mẹ con Cám để nêu cao triết lí "Ác giả ác báo". "Tấm Cám" mang những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, đậm chất người Việt, "cái yếm đỏ" - trang phục không thể thiếu của người phụ nữ ngày xưa. "Miếng trầu têm cánh phượng" truyền thống văn hóa người Việt. Qua nhân vật Tấm, ta thấy được vẻ đẹp của người con gái hiền lành, lương thiện thuở xưa. Đồng thời nó cũng thể hiện quan niệm của ông bà ta "ở hiền gặp lành" những người ở hiền thì phải trải qua khó khăn sau đó mới tìm được hạnh phúc, người xấu xa thì phải chịu những hậu quả do mình gây ra. Không những thế ta còn thấy được sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác vô cùng kịch liệt nhưng cái thiện luôn luôn chiến thắng. Và con đường để cái thiện đến với hạnh phúc là một quá trình gian nan vất vả.