Review Sách Cảm Nhận Về Cuốn Lần Đầu Thấy Trăng - Võ Diệu Thanh

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Đứa trẻ hư, 29 Tháng sáu 2020.

  1. Đứa trẻ hư

    Bài viết:
    3
    Cuốn sách mang lại một cảm giác rất khác, từ nội dung, câu từ, văn phong.. khiến bản thân thấy hứng thú vô cùng. Mọi tình tiết trong tác phẩm chân thật như đang diễn ra ngay trước mắt và có lẽ những hỉ, nộ, ái, ố ấy tác giả đều đã từng trải qua () nên mới có thể tái hiện lại chân thực đến vậy. Mọi thứ cứ như đang phô ra, bày ra trước mắt, có cảm giác như tất cả các giác quan trên cơ thể đều có thể cảm nhận từ nỗi lo âu, sự giả tạo, tình người, và tất nhiên, cả nhân vật cũng như đang hiện hữu trước mặt. Cái xã hội được vẽ lại ở đây quá ư là rối ren, đồi bại. Và điểm thối nát nhất của cái xã hội ấy, cũng là đầu mối bắt nguồn của tất cả những bấy nát trong lương tâm chính là giáo dục. Hệ thống giáo dục như bị những con sâu của lòng thực dụng, những con mối tham lam dơ bẩn đục khoét từ bên trong. Chính những người mang trên mình trọng trách "gieo tri thức" lại là những kẻ có vấn đề nhất về tâm hồn. Cái mô hình giáo dục hỏng từ bên trong ấy đã sinh ra quá nhiều kẻ "dị tật tinh thần", một số ít không mang dị tật thì cũng hèn kém, không có tương lai, không có nhân phẩm, bị số đông khinh khi, ruồng rẫy, lâu dần quên mất cả giá trị của bản thân. Quá đỗi đau lòng!

    Nhưng tất nhiên, một xã hội thì không chỉ có ô uế, nó còn có mặt đẹp đẽ, tươi sáng của mình, đó là những con người như thầy Độ, như già Hai, những con người dành cả đời mình cứu rỗi những kẻ mang dị tật kia, và có khi, còn có thể cứu rỗi cả những kẻ như chúng ta, may mắn đọc được quyển sách này.

    Tất cả những rối ren và đẹp đẽ ấy song hành tồn tại, mang lại những bài học về đạo đức, lẽ sống, cách nhìn nhận sự vật, sự việc trong đời sống hiện thực. Cuộc đời trái ngang của nhân vật chính cũng như tất cả các nhân vật khác nhằm khẳng định một điều bất di bất dịch: Hiểu biết là rất quan trọng, "một cô gái điếm hiểu biết sẽ bán thân không bán mạng, không bán lương tri". Tất nhiên, tôi đang nói đến những hiểu biết đi kèm với chính nghĩa, với lương tri chứ không phải mấy thứ kiến thức hay lý thuyết rẻ mạt nơi đầu lưỡi mà người ta khô cổ bỏng họng đi giao rảng cho lớp lớp các thế hệ học trò. Lấp cho đầy một óc lý thuyết rồi làm mấy trò đồi bại phi nhân tính thì không được tính là hiểu biết. Học là một quá trình bất tận, nó không bị quy chụp vào một hình thức cụ thể nào, cũng không có một phương pháp nhất quán. Giống như lời thầy Độ vẫn nói, kiến thức rất rộng lớn mà bé xíu xiu, vô cùng cao siêu nhưng cực kỳ đơn giản, như xa mà gần, chỉ cần bản thân muốn học, thì có thể học được. Đơn cử như trong đời sống, nếu ta thành tâm muốn biết một cái gì đó thì sẽ tập trung, chú ý, quan sát và thấy được nhiều điều qua quá trình quan sát và tích lũy lâu dài, nhất định sẽ gặt được một thứ gì đó. Cho nên, với tấm lòng ham hiểu biết, tầm cầu đạo lý thì dù dùng phương cách gì cũng đều không phí công vô ích, thất bại cũng được coi là một loại đạt được. "Mỗi một sự minh mẫn nó nhỏ như một hột bụi". Đúng vậy, hột bụi thì nhỏ, nhỏ và khó nắm bắt, nhỏ nhưng dung chứa vạn vật trong vũ trụ rộng lớn này. Bởi thế mới nói, học vừa dễ mà lại khó, kiến thức dễ đạt được cũng dễ tuột mất đi.

    Và trong quá trình học hỏi không ngừng ấy, người thầy hay người định hướng có vai trò vô cùng quan trọng. Những định hướng và chỉ dẫn của một người đi trước có ảnh hưởng rất lớn đến đường đi của kẻ được định hướng. "Sự cẩu thả trong bất cứ một nghề nào cũng là bất lương", trong nghề giáo lại càng như thế. Vì chỉ có thể từ một cái sai của anh thôi, một lần vô tình tặc lưỡi cũng có thể gieo vào tâm trí học trò anh một mầm bệnh, và cái thứ bệnh tật chết tiệt cứ lớn dần, lớn dần, chất dinh dưỡng để nuôi nó chính là lương tâm, chính kiến, và giá trị con người của chủ thể kia. Một kiếp người, nếu vậy, coi như bỏ.


    Đó mới là bề nổi còn nếu tiếp tục đi sâu vào tầng tầng lớp lớp của "Lần đầu thấy trăng" thì tôi tin cái ánh trăng của Võ Diệu Thanh còn soi tỏ cho quý vị nhiều điều mờ mịt hơn nữa.

    [​IMG]
     
    Annie Dinhnntc6761 thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng đi vào mảng đề tài hiện thực có thể nói là luôn nóng và đầy bức xúc trong nhiều năm trở lại đây: Giáo dục. Đọc tác phẩm, thấy hiện lên rõ rệt không khí và con người ở các vùng quê Tây Nam Bộ. Không khí ấy hiện lên qua ngôn ngữ nhân vật, qua lối ứng xử của nhân vật trong từng tình huống truyện, qua không gian, bối cảnh truyện. Câu chuyện đã nói lên rằng: Giáo dục không phải một thứ khuôn đúc sẵn với những sự cứng nhắc, nó đòi hỏi sự tiếp cận và dạy dỗ khác nhau với những con người khác nhau.
     
    Annie DinhĐứa trẻ hư thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...