Đề: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương. Dàn ý: A. MB: - Dẫn (bằng câu hát, bài thơ) - Giới thiệu (đề) - Giới hạn (đề). - Trích thơ. B. TB: 1. Tổng: - 1976 - Khi lăng Bác vừa khánh thành -> Viễn Phương ra thăm -> xúc động. * * * 2. Phân tích: - Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác -> Cảm xúc tự hào. - Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi đi vào trong lăng -> Cảm xúc ngưỡng mộ. - Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng -> Cảm xúc tiếc thương. - Khổ 4: Cảm xúc của nhà thơ trước khi rời lăng -> Khát vọng cống hiến cho Bác. 3. Hợp: - Đánh giá: + Thể thơ + Giọng thơ (sâu lắng, tha thiết) + Nghệ thuật. - > Nội dung.. ý chính (chủ đề) 4. Chuyển Ý: - Trong văn học: Cùng hướng về đề tài này.. + Liên hệ tác phẩm: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, cảm nhận nội chính (không phân tích) + Liên hệ khổ thơ: Tác giả, tác phẩm, trích thơ (bắt buộc) - > Chỉ ra điểm gặp gỡ cả về nội dung và nghệ thuật. - Trong cuộc sống: Nếu.. thì.. -> điểm gặp gỡ * Cùng hướng về đề tài này, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều tác phẩm viết về Người bằng những tình cảm thật thiết tha và vô cùng cảm động. Một trong đó là những dòng thơ chan chứa cảm xúc chân thành và tiếc thương vô hạn của người học trò Tố Hữu dành cho Bác trong bài thơ "Bác ơi" : "Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!" Lời thơ như tiếng khóc nghẹn ngào, chan chứa nỗi đau thương, mất mát vô cùng đau đớn không chỉ của tác giả mà còn là của cả dân tộc Việt Nam.. Tình cảm của Tố Hữu thật mộc mạc nhưng đã bộ lộ được lòng biết ơn sâu sắc của dân tộc ta nói chung và miền Nam nói riêng. -> Đó chính là điểm gặp gỡ giữa 2 nhà thơ. C. KB: - Khẳng định lại vấn đề: Cảm ơn.. - Liên hệ bản thân. Bài văn mẫu: Bấm để xem A. MB Viễn Phương, một người con của miền đất Nam Bộ đã dành hết nỗi nhớ mong và sự tha thiết của mình để gửi gắm vào bài thơ Viếng Lăng Bác khi ông được trực tiếp lần đầu đến thăm Lăng Hồ Chủ Tịch sau khi được khánh thành. Đặc biệt, bốn khổ thơ đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một cảm xúc khó quên. "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác .. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này." B. TB: 1. Tổng: Sau khi Lăng Hồ Chủ Tịch được thành thành vào năm 1976, Viễn Phương từ miền Nam ra thăm Bác, để mong được tận mắt nhìn thấy hình hài của Bác trong giấc ngủ bình yên, với nỗi xúc động trào dâng và niềm kính trọng, nhà thơ đã thể hiện trọn hết một tấm lòng thành kính và trân trọng với một vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Bài thơ như là một ca khúc hay nhất được viết về Hồ Chủ Tịch. 2. Phân: a. Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng: Đến với khổ thơ đầu tiên, trước sự uy nghi của Lăng Chủ Tịch, ông đã có những cảm xúc bằng những lời tâm sự chân thành khi đứng trước Lăng: "Con ở miền Nam ra thăm Bác Ta thấy ở đây, cách xưng" con – Bác "một cách xưng đậm chất Nam Bộ, nghe sao vừa gần gũi, thiết tha mà thân mật. Giống như là tình cảm của một người con ra thăm người cha sau bao ngày xa cách. Nếu như" ở miền Nam "vào lúc vừa mới giải phóng, ta có thể cảm nhận được sự xa xôi, cách trở với miền Bắc rất nhiều. Không những thế, hai tiếng" miền Nam "còn chính là sự tự hào vì con là đứa con của vùng đất Nam Bộ, vùng đất đi trước về sau hai cuộc kháng chiến, nhưng vẫn vững vàng quyết tâm giành lại độc lập thống nhất hai miền. Tác giả thật tinh tế khi sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh qua từ" thăm ", để giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát khi người không còn được chứng kiến khung cảnh vui mừng của người dân trong ngày đất nước độc lập và cũng khẳng định Bác sẽ vẫn mãi mãi trong trái tim của người dân miền Nam. " Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng " Chỉ mới vừa nhìn từ xa, trong buổi sớm mai của khung cảnh Lăng Bác, tác giả đã nhận ra hình ảnh hàng tre đang ẩn mình trong làn sương trắng của buổi sớm tinh khôi. Màu xanh của hàng tre và màu trắng của làn sương hòa quyện lại với nhau như mở ra một không gian hết sức nên thơ và trữ tình. Một" hàng tre bát ngát "tác giả sử dụng tính từ" bát ngát "để miêu tả một không gian rất mênh mông, rộng lớn. Khi tác giả đứng ở lòng thủ đô Hà Nội, mà lại nhìn thấy hình ảnh của hàng tre đã gợi lên trong chúng ta một khung cảnh hết sức giản dị, mộc mạc mà lại gần gũi như đang trở về một làng quê yên bình giữa chốn thành phố xa hoa. Tác giả đã bộc lộ cảm xúc tự hào của mình qua thán từ" Ôi "trong biện pháp tu từ ẩn dụ" Hàng tre xanh xanh Việt Nam ". Ông sử dụng tính từ" xanh xanh "để ca ngợi hình ảnh của dân tộc Việt Nam mang trong mình một sức sống bất diệt, trường tồn, và còn là ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, kiên cường, anh dũng của con người Việt Nam, những con người bất khuất, chịu thương chịu khó, trước bao đau thương, trước bao khó khăn, thử thách thăng trầm trong cuộc sống. " Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng "chính là hình ảnh ẩn dụ của những khó khăn, biến động mà người con Đất Việt đã vượt qua, dù cho khó khăn, thì dân tộc ta vẫn bền bỉ, kiên cường để đứng lên khẳng định vị trí của mình, khẳng định tâm thế của mình. Khép lại khổ thơ thứ nhất, chúng ta thấy được nỗi xúc động chân thành, tấm lòng thành kính của nhà thơ và cũng là tiếng nói của những người dân Nam Bộ, toàn thể nhân dân Việt Nam dành cho Bác. b. Cảm xúc của nhà thơ khi đi vào trong lăng: Nếu như khổ một là cảm xúc của Viễn Phương khi đứng trước Lăng Bác thì khổ hai chính là những cảm xúc dâng trào mạnh mẽ khi nhà thờ vào trong Lăng. " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ " Tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng hình ảnh mặt trời, nhân hóa lên để thêm phần sinh động và gần gũi với người dân Việt Nam. Mặt trời kia còn chính là mặt trời của tự nhiên, mang lại ánh sáng, sự sống cho muôn vàn vạn vật là mặt trời trường tồn vĩnh viên của thời gian. Bởi vì lẽ đó, nhà thơ đã đưa hình ảnh mặt trời ẩn dụ hình ảnh Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong lăng. Cũng chính mặt trời trong dòng thơ thứ hai, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Một sự so sánh và liên tưởng hết sức tinh tế, nếu mặt trời kia mang lại sự sống ánh sáng, thì mặt trời trong lăng chính là Bác đã mang lại ánh sáng độc lập tự do cho dân tộc. Nhà thơ còn sử dụng tính từ" rất đỏ ", để ngợi ca phẩm chất đạo đức và tài năng của Bác, có thể nói không có cụm từ mà có thể diễn tả hết phẩm chất và tài năng của Bác. Và đặc biệt ở đây là một trái tim đầy nhiệt huyết, tình yêu thương mà người lặng lẽ dành cho Cách Mạng, cho dân tộc. Chúng ta phải dành một lời cảm ơn cho nhà thơ Viễn Phương khi ông đã cho ta thấy được sự tinh tế khi sử dụng cụm từ" mặt trời trong lăng "để ẩn dụ hình ảnh của Bác. " Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân " Ông sử dụng điệp ngữ" Ngày ngày "để nhấn mạnh sự nối tiếp vô tận của vòng tuần hoàn thời gian, ở đây ông còn cho người đọc thấy được sự tỉ mỉ, chau chuốt qua cụm từ" dòng người ". Tại sao ông lại không sử dụng cụm từ" đoàn người "? Chúng ta có thể thấy nếu như sử dụng cụm từ" đoàn người "thì sẽ có" đoàn thứ nhất" "đoàn thứ hai", thấy rõ được sự ngăn quãng riêng biệt, còn nếu dùng từ "dòng người" thì đó chính là sự nối tiếp bất tận. "Dòng người đi trong thương nhớ" chính là vào lăng viếng Bác trong nỗi xúc động, nhớ thương vô hạn, bởi Bác đã dành cho dân tộc, cho cuộc một niềm tin mãnh liệt, một lòng dũng cảm mãnh mẽ, chính vì lẽ đó mà tình cảm mà người dân dành cho Bác chính là tình cảm xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng mà không một chút gượng ép. Đây không phải là cuộc tưởng niệm mà là sự ca ngợi vinh quang của Bác, dòng người đang xếp hàng vào lăng viếng Bác, tác giả quan sát như những "tràng hoa", tràng hoa ấy không phải là những bông hoa tươi thắm mà chính là những con người đang tiến vào lăng thăm Bác mang trong mình tấm lòng thành kính, yêu mến, ngưỡng mộ. Bởi vậy, "tràng hoa" ở đây chính là biện pháp tu từ ẩn dụ. Ngoài ẩn dụ cho "tràng hoa" thì ông còn sử dụng biện pháp "hoán dụ" để chỉ cuộc đời Bác đã sống thật đẹp như những mùa xuân, chính Bác là người đã mang đến mùa xuân vinh quang và độc lập cho nước nhà. Ngoài ra, "bảy mươi chín mùa xuân" ấy còn là sự chúc mừng, mừng bác đã trải qua 79 mùa xuân với biết bao gian lao và khổ nhọc. Kết lại khổ thơ thứ hai, ông đã tỏ một tấm lòng biết ơn với công lao to lớn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc. c. Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng: Lúc này đây, ta lại được theo chân của nhà thơ khi vào trong lăng để tận mắt chứng kiến hình hài người "Cha già kính yêu" đang nằm trong một giấc ngủ bình yên. "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim" Nếu ở đầu bài thơ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tranh qua từ "thăm" như muốn giấu đi bao đau thương, mất mát của dân tộc trước sự ra đi đột ngột của người. Thì ở đây, khi tận mắt chứng kiến hình hài của Bác, nhà thơ lại một lần nữa sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh, để ông muốn liên tưởng Bác đang nằm trong giấc ngủ bình yên, thanh thản, nhẹ nhàng, không lo âu, không trăn trở, bởi vì nguyện ước của người đã được trở thành hiện thực. Đất nước được độc lập, Bắc Nam được nối liền một giải và đặc biệt là miền Nam đã được giải phóng, những mong ước của Bác đã trở thành sự thật. Bởi, lúc sinh thời Bác đã từng nói: "Một ngày miền Nam chưa được thống nhất, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên" Vì vậy, lúc này đây giấc ngủ của Bác rất thanh thản và nhẹ nhàng. Nhà thơ hết sức tinh tế và đặc sắc vô cùng mà lại rất đổi giản dị khi sử dụng phép ẩn dụ qua câu thơ "Vầng trăng sáng dịu hiền", lúc đương thời, Bác và trăng là đôi bạn tri kỷ, cùng trèo đèo, lội suối, lên thác xuống ghềnh, cùng chia sẻ những nỗi buồn, niềm vui. Rất tinh tế khi nhà thơ gợi hình ảnh "vầng trăng" vào trong câu thơ, để trong giấc ngủ thanh thản của người, không thể thiếu hình ảnh vầng trăng đang tỏa ánh sáng dịu hiền, để người có thể ngủ một giấc ngủ an lành. Sự hòa quyện giữa hai dòng cảm xúc, của sự bất tử và cảm xúc của nỗi đau khi mất Bác. Hình ảnh ẩn dụ "trời xanh" là hình ảnh của Bác nhưng màu xanh cũng đã nói lên được sự bất diệt, vẫn biết sự thật là Bác đã ra đi, nhưng hình ảnh của Bác, phong cách của Bác vẫn bất diệt trong tâm hồn, trong trái tim của người dân Đất Việt. Đó là nhận thức của lý trí nhưng con tim lại có lý lẽ riêng của nó. "Mà sao nghe nhói ở trong tim" có thể nói dòng thơ này khi đọc lên, đã dâng trào lên cảm xúc nghẹn ngào, vô cùng xúc động. Nhà thơ đã cố kiềm nén nỗi xúc động của mình vẫn biết "mà sao" lại không thể không đau nhói, đau thắt quặn lòng khi tận mắt chứng kiến hình ảnh của người. Có thể chắc chắn rằng, đây không chỉ là nỗi đau của nhà thơ mà còn là nỗi đau trong tim của cả dân tộc. Vả đặc biệt những ai đang được chứng kiến hình hài của Bác và những ai vào lăng viếng Bác không thể không nghẹn ngào và đau nhói. Khi nhà thơ viết dòng thơ này không biết đã lấy đi biết bao nước mắt của độc giả, nhà thơ như nói lên tiếng lòng của mình thay cho tiếng lòng của những người mảnh đất Nam Bộ. Khổ thơ thứ ba này như là đỉnh điểm cảm xúc của tác giả, của nỗi nhớ thương, đau xót và kèm theo tấm lòng thành kính, thiêng liêng. d. Cảm xúc của nhà thơ trước khi rời lăng: Nếu khổ ba là những cảm xúc dâng trào, để giờ đây những cảm xúc được đẩy tới mức cao nhất, tuôn trào mạnh mẽ nhất: "Mai về miền Nam tuôn trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này" Tác giả bộc bạch thổ lộ niềm luyến tiếc khi rời xa lăng Bác qua từ "Mai về" chính là sự rút ngắn, tiếc nuối của thời gian khi còn rất ít, "thương trào nước mắt" giờ đây không còn nghẹn ngào mà là cảm xúc vỡ òa, giọt nước tuôn rơi, đỉnh điểm của nỗi đau và quặn thắt trong tim. Tác giả sử dụng điệp ngữ "Muốn làm" để nhấn mạnh và mong muốn được hóa thân thành thiên nhiên để được ở bên Bác, canh giấc ngủ bình yên cho Người qua các từ "quanh, đâu đây, chốn này" đó chính là một cách để bày tỏ tấm lòng thành kính của nhà thơ với người. Bác ẩn dụ hình ảnh "con chim" để cất tiếng hát vui say trong buổi sớm mai trong lành, ước nguyện trở thành "đóa hoa" để tỏa hương thơm vấn vươn trong không gian, nếu khổ một nhà thơ nhắc đến hình ảnh "cây tre xanh xanh", mở ra một không gian hết sức nên thơ và yên bình, còn ở khổ bốn đây, "cây tre" này chính là cây tre trung hiếu chốn này, tiếp đến khát vọng của người, trung thành, vô hạn. Kết thúc khổ bốn chính là ước muốn của nhà thơ được ở bên Bác, nguyện hóa thành thiên nhiên coi canh giấc ngủ cho người. Có thể nói, cả bài thơ là một ước muốn thiết tha, mãnh liệt, cháy bỏng, nỗi khát khao từ trong trái tim. Cũng như là tấm lòng chung của nhà thơ, tấm lòng của cả dân tộc. 3. Hợp: Với giọng thơ trang trọng, tha thiết và ngôn ngữ bình dị, sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ làm cho câu thơ ý nghĩa và trọn vẹn. Theo thể thơ tám chữ, bảy chữ, chín chữ, một sự kết hợp hết sức tinh tế, tròn câu mà linh hoạt. Bài thơ phổ thành bài hát đầy ý nghĩa, một ca khúc ca ngợi vẻ đẹp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. 4. Chuyển ý: Nếu Viễn Phương là ước nguyện được ở bên Bác thì Thanh Hải lại là khát vọng khao khát được dâng hiến trọn cuộc đời cho mùa xuân của đất nước, mùa xuân của dân tộc. Dù là trong giây phút cuối cùng trên giường bệnh, phải đối mặt với tử thần, ông cũng dốc hết hơi thở ấy để lao động và sáng tác nghệ thuật nguyện được cống hiến vì tổ quốc. Còn Viễn Phương đã làm nên một bài ca đầy khung bật cảm xúc, làm lay động lòng người bởi chất nhạc vấn vươn, không chỉ bởi giai điệu vừa thiết tha vừa thôi thúc mà còn là sự tự nguyên dâng hiến thầm lặng. Đó chính là một lý tưởng sống cao đẹp mà chúng ta bắt gặp được ở hai nhà thơ. Trong cuộc sống, chúng ta chỉ cần những hành động nhỏ nhất đã có thể tỏ lòng biết ơn và thành kính dành cho Bác. Chỉ cần học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức thì cũng đã là minh chứng cho tấm lòng thành kính và biết ơn với Người. C. Kết Bài: Khép lại bốn khổ thơ, Viễn Phương đã xây dựng trong ta một hình tượng vị lãnh tụ mà chưa một lần gặp gỡ. Cảm ơn ông đã vì người dân Nam Bộ, vì người dân cả nước đã bày tỏ tấm lòng cũng là nén nhan thành kính dâng lên Bác.