Cảm nhận về bài thơ Đánh thức trầu của Trần Đăng Khoa - Dàn ý + văn mẫu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 13 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – câu hát để hái trầu đêm của bà em. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại để làm nổi bật tình cảm hồn nhiên và thái độ đối xử bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. Muốn xin mấy lá trầu không thì không thể không đánh thức chủ nhân: "Đã ngủ rồi hả trầu?". Trong câu hỏi của cậu vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con. Dưới đây là dàn ývăn mẫu (văn học) : Viết đoạn văn cảm nhận (cảm nghĩ) về bài thơ "Đánh thức trầu" của Trần Đăng Khoa.

    1. Dàn ý

    Mở bài:

    Giới thiệu bài thơ, khái quát nội dung bài thơ:

    - Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng vốn được mệnh danh là "Thần đồng thơ trẻ".

    - Bài thơ "Đánh thức trầu" vừa cho thấy lối thơ trong sáng, hồn nhiên chân thành của trẻ thơ vừa thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó và trân trọng cây cối của cậu bé.

    Thân bài:

    - Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đầu:

    + Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu.

    - Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ 2:

    +Muốn xin mấy lá trầu thì cần đánh thức trầu "Đã ngủ rồi hả trầu?".

    +Hình thức: Câu hỏi, thể hiện sự thân mật, và vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu /Mà trầu mày đã ngủ

    - Cảm nhận về nội dung của đoạn thơ 3:

    +Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải đánh thức, phải gọi, phải nhắc lại yêu cầu "Trầu ơi hãy tỉnh lại!

    +Kèm theo đó là một lời hứa" Tay tao hái rất nhẹ / Không làm mày đau đâu "

    +Qua đó thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu, yêu và quý loài cây này như một người bạn thân thiết.

    - Cảm nhận về nội dung của đoạn thơ cuối:

    +Cậu bé đánh thức trầu nhẹ nhàng để trầu thức dậy, để xin trầu cho cậu hái vài lá cho bà và mẹ thể hiện trân trọng cây cối, đối xử bình đẳng với cây cối: Coi cây cối cũng như có cảm xúc, suy nghĩ, tâm hồn như con người

    +Nghệ thuật nhân hóa thể hiện qua cách xưng" tao "của cậu bé với câu trầu, một vật vô tri; cách trò chuyện với cây trầu như với người thể hiện tình cảm trân trọng, gắn bó, yêu và quý loài cây này..

    Kết bài:

    Khái quát lại vấn đề

    2. Đoạn văn tham khảo

    Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng vốn được mệnh danh là" Thần đồng thơ trẻ ". Đánh thức trầu là bài thơ vừa cho thấy lối thơ trong sáng, hồn nhiên chân thành của trẻ thơ vừa thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó và trân trọng cây cối của cậu bé. Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – câu hát để hái trầu đêm của bà em. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại để làm nổi bật tình cảm hồn nhiên và thái độ đối xử bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. Muốn xin mấy lá trầu không thì không thể không đánh thức chủ nhân:" Đã ngủ rồi hả trầu? ". Trong câu hỏi của cậu vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu/ Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế) ? Nhưng có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải đánh thức, phải gọi, phải nhắc lại yêu cầu" Trầu ơi hãy tỉnh lại! "Kèm theo đó là một lời hứa" Tay tao hái rất nhẹ / Không làm mày đau

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...