Cảm nhận của em về vẻ đẹp và phẩm chất của Lão Hạc và Chị Dậu qua tác phẩm Lão Hạc và Tắt đèn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi quynhquynh.12, 7 Tháng mười hai 2021.

  1. quynhquynh.12

    Bài viết:
    30
    Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó họ vẫn luôn giữ chọn phẩm chất cao đẹp của mình. Nhắc đến đề tài người nông dân ta nhớ đến tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Tắt Đèn của Ngô Tất Tố. Đó là những trang viết chân thực vô cùng sâu sắc về người nông dân nghèo bị áp bức, đối xử bất công, bị đẩy đến đường cùng trong xã hội phong kiến đầy khắc nghiệt. Tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất của họ vẫn như những ngôi sao tỏa sáng trong bóng đêm khiến ta càng tin yêu vào con người, cuộc sống.

    Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu. Gia đình chị Dậu thuộc loại "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chồng chị thì bị ốm đau, còn phải lo vụ thuế, dường như mọi thứ đều chất chồng lên đầu chị. Vì không có tiền nộp mức thuế cao vô lí, chị Dậu đã phải bán đi đàn chó đứa con gái đầu lòng cho nhà Nghị Quế với mức giá rẻ mạt để cứu chồng ra khỏi bọn cường hào. Sau khi bán đi đứa con gái đầu lòng vào lòng chó chỉ đem tiền nộp sữa cho chồng tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống một cuộc sống bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lí trưởng còn buộc chị nộp cả suất sưu cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Gia đình chị Dậu đã khó khăn rồi nhưng bây giờ lại khó kăn hơn bao giờ hết. Mọi việc đều phải chất chồng lên tấm vai của người phụ nữ này, mọi đau khổ chị đều chấp nhận không một lời than vãn với chồng con không một lời oán hận về vai trò trách nhiệm của người mẹ. Giờ đây chị chính là trụ cột điểm tựa của gia đình, tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng từ ân cần chăm lo khi chồng bị ốm. Mặc dù gia đình khó khăn nhưng những gì tốt đẹp nhất chị đều dành cho chồng cho con. Khi cai lệ đòi đánh trói anh Dậu chị chẳng ngại xông lên phản kháng lại để bảo vệ người chồng của mình

    Còn về Lão Hạc của Nam Cao, ông là một người nông dân quanh năm nghèo khó, cùng quẫn, sống trong cánh thiếu thốn, nghèo nàn. Thương cho số phận của lão Hạc lão sống một mình trong tuổi già cô đơn vất vả, vợ mất sớm chỉ có đứa con trai duy nhất để nương tựa thì anh ta lại vẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn cách làm thuê làm mướn để kiếm ăn qua ngày và đồng thời dành dụm cho con. Những trận ốm đã làm lão trở nên yếu dần không làm những việc nặng nhọc, còn những việc nhẹ thì đã bị đàn bà tranh hết. Nên lão nghĩ đến việc phải bán đi cậu Vàng để không phải sâm phạm đến mảnh vườn và số tiền dành dụm cho con mấy lâu nay. Quyết định này bắt nguồn từ tình yêu thương con sâu sắc của người cha nhân hậu, giàu tình cảm. Rồi cho đến một ngày lão đến xin Binh Tư một ít bã chó. Binh Tư kể lại, ông Giáo nghĩ tính tình của Lão Hạc đã thay đổi nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh đó, Lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có. Nhưng Lão xin bả chó không phải để làm việc xấu mà chính là để kết liễu cuộc đời của mình

    Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" Chị Dậu đã cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn và bản lĩnh gan góc, dũng cảm của người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương, có sức sống tiềm tàng, không dễ gì khuất phục. Qua cái chết của Lão Hạc, tất cả những phẩm chất tốt đẹp của Lão ánh lên chiếu sáng thẳng vào lòng người.

    Hình ảnh của người nông dân trước cách mạng tháng tám không chỉ găn lại trong ta bởi cái khổ, họ còn đọng lại trong ta bởi ánh sáng lương tâm, lương tri trong họ dù cuộc đời của họ có cay cực, bất công, dù cuộc sống có quá tối tăm.

    Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam cả vẻ đẹp nhân ái và vẻ đẹp trong tâm hồn thì ở Lão Hạc ta cảm thấy được tâm hồn giàu tình yêu thương và một nhân cách cao thượng. Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng họ vẫn luôn giữ trọn phẩm chất và nhân cách của mình
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...