Cảm nhận của em về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huyền Dạ, 9 Tháng mười 2020.

  1. Huyền Dạ

    Bài viết:
    281

    Phân tích Nhân Vật Mị Châu Trong Truyền Thuyết An Dương Vương


    Tôi kể chuyện xưa: Nàng Mị Châu

    Trái tim lầm chỗ để trên đầu

    Nỏ thần vô ý trao tay giặc

    Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu

    Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ là một truyền thuyết sinh động về sự tồn tại của nhà nước Âu Lạc xưa. Thông qua câu chuyện ta có thêm hiểu biết về một vị vua yêu nước mà cuối cùng phải gánh chịu thất bại, và hơn hết ta được chứng kiến môi từ người con gái có tình yêu chân thành, trong sáng nhưng cuối cùng phải chịu khổ đau chúng ta rút ra được nhiều bài học xương máu.

    Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ được ghi lại cho người đời sau nên khà ngắn gọn nhưng vẫn nói lên được một tấm thảm kịch. An Dương Vương và Triệu Đà vốn dĩ đối địch nhau vậy mà ADV lại vô tình gả con gái mình là Mị Châu cho Trọng Thuỷ là con trai Triệu Đà. Không những vậy nhà vua còn đồng ý cho Trọng Thuỷ ở rể. Cuộc hôn nhân này mà nói đối với ADV chẳng khác gì nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà - theo nhiều ý kiến cho rằng như vậy. Điều đó không sai nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Xét điều kiện nước ta lúc bấy giờ là một nước nhỏ, không thể sánh bằng phương Bắc kia. Cho dù chúng ta có nỏ thần nhưng chiến tranh cứ kéo dài triền miên thì người khổ vẫn là nhân dân. Vì thế đồng ý cầu hòa và gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ là một quyết định đúng đắn. Thế nhưng việc nhà vua đồng ta cho Trọng Thuỷ oét rể đã cho thấy nhà vua đã dần mất cảnh giác.

    [​IMG]

    Và rồi như kế hoạch đã định ra từ trước khi ở rể, Trọng Thuỷ lừa Mị Châu và cướp nỏ thần, mang binh đi đánh Âu Lạc. ADV và Mị Châu rơi vào cảnh nước mất nhà tan, nhà vua vì đất nước, vì tội lỗi với nhân dân đã phải cầm kiếm giết con gái yêu của mình. Cái chết của Mị Châu như một lời bồi tội non sông, với con dân và người cha của mình.

    Mạch kể chuyện của truyền thuyết không nói rõ rằng vì sao Mị Châu lại đưa cho Trọng Thuỷ nỏ thần. Mị Châu rõ ràng đã quá tin yêu chồng mình. Đứng dưới góc độ là công chúa của một quốc gia, là một thần tử của đất nước, việc làm của Mị Châu đáng tội chết vì đã tiết lộ bí mật quốc gia, một người phụ nữ bị tình yêu làm cho đầu óc mê mang, hồ đồ, không phân biệt đâu là đúng đâu là sai. Thậm chí trong lời nói từ biệt, Trọng Thuỷ đã ám chỉ rằng hai nước sẽ có chiến tranh xảy ra nhưng Mị Châu vẫn cứ tin chồng, lấy áo lông ngỗng làm giấu. Rõ ràng đai chính là dẫn đường cho Trọng Thuỷ đến diệt nhà họ Thục. Rồi khi quân địch đến mới, nàng vẫn không thoát khỏi cơn mộng mị, làm dấu cho quân lính đẩy hai cha con vào đường cùng. Thế nhưng đứng dưới góc độ một người con gái ta nhận thấy tình yêu sâu đậm, chân thành của Mị Châu dành cho Trọng Thuỷ. Nàng chỉ làm theo con tim mách bảo. Nhưng dù có mù quáng đi chăng nữa thì tình yêu của Mị Châu vẫn rất đẹp và trong sáng. Nàng yêu hết mình và làm mọi thứ, hi sinh mọi thứ để được oét bên người mình yêu. Mị Châu không làm tròn bổn phận của một công chúa, không làm trọn chữ trung và chữ Hiếu, nàng để lại cho đời một chữ tình vừa ngọt ngào, sâu đậm, vừa đau đơn, xót xa. Cho tới lúc chết, nàng mới biết mình bị chính người mình yêu lừa dối. Đau đớn sao? Ân hận sao? Hận thù sao? Lạnh lẽo sao? Nhưng dù sao đi chăng nữa, cái tình yêu mù quáng của nàng cùng thái độ vô tình với đất nước đã khiến gia đình nàng tan nát, nước mất nhà tan, trở thành kẻ tội đồ của dân tộc, đắc tội với non sông.

    Sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá bằng sinh mạng của chính nàng, người cha thân yêu và vận mệnh toàn dân tộc. Vì lẽ đó nếu có kiếp sau thì Mị Châu cũng không thể mù quán tin vào tình yêu với Trọng Thuỷ được nữa. Chắn giữa hai người họ là cả một cơ đồ với biết bao sinh mạng.

    Mị Châu mang đến cho chúng ta một sự đáng thương hơn đáng giận. Nàng đâu biết mình bị dối lừa. Nàng chỉ làm theo trái tim và dành trọn tình cảm để theo đuổi tình yêu một cách cuồng nhiệt. Nàng đã phải trả giá bằng sinh mạng, non sông. Trong lời khấn cầu cuối cùng của mình, nàng cũng đã nhận ra lỗi lầm của bản thân, cũng vì lẽ đó mà hình ảnh máu nàng chảy xuống biển thành Ngọc trai như một sự giải oan cho nàng, khiến cho nàng ra đi thêm phần thanh thản. Vì thế hình ảnh Ngọc trai - giếng nước không phải là mình chứng tình yêu chung thủy như mọi người thường nói mà đó là sự giải oan của nhân dân dành cho mị Châu.

    Bi kịch tình yêu của Mị Châu là một bài học cho chúng ta rằng chúng ta không thể mù quáng tin vào tình yêu, quên đi nghĩa vụ công dân, trách nhiệm đối với đất nước. Đặc biệt hạnh phúc tìm yêu không thể đạt được bằng những âm mưu toan tính. Đó là bài học về quan hệ cá nhân với dân tộc, cộng đồng.
     
    Sói, AdminNhỏ nhiều chuyện thích bài này.
    Last edited by a moderator: 5 Tháng một 2021
  2. Kayylinggg

    Bài viết:
    4
    Mình xin góp ý chút ạ. Theo cách cảm nhận của mình thôi ạ. Nói Mị Châu sống trong bi kịch vậy có từng nghĩ Trọng Thuỷ cũng phải sống trong bi kịch không? Nói TT không yêu MC là hoàn tòn sai. Một người phải yêu đến nhường nào thì sau này mới tự tử vì người mình yêu chứ? Phải chăng số phận của họ vốn là bi kịch mà bi kịch ấy tạo ra bởi lòng tham của con người, bởi sự không biết mình biết ta? Để nói MC là nguyên nhân dẫn đến mất nước là không sai nhưng lại không đúng. Cái chính là bởi vì sự chủ quan của con người, nó là sự ngủ quên trong chiến thắng khiến con người bị che mờ con mắt.

    Cảm ơn mọi ng đón nhận ý kiến của e.
     
    Sói, AdminNhỏ nhiều chuyện thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...