"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc: Có chồng hờ hững cũng như không!" Khi mới đọc, em đã nghĩ Tú Xương có hề thương vợ đâu, toàn ăn bám vợ, vô dụng còn thích lắm trò. Nhưng khi hiểu rồi, em mới nhận ra không phải không thương, mà là thương cũng chẳng làm được gì. Cái xã hội hà khắc kia đã tước đi cái quyền để ông giúp vợ gồng gánh, cái thế giới mà ở đây nam tôn nữ ti đã chẳng thể cho bà Tú với bớt gánh nặng nuôi gia đình. Khi đó, có lẽ do em đã dùng cái suy nghĩ của thế hệ tương lai để áp đặt vào Tú Xương, bóp méo hình ảnh của ông thành vô dụng, ăn bám. Chứ đâu biết rằng, những cá gọi là luật lệ đó đã khiến ông chỉ có thể viết văn tế vợ, chỉ biết bày tỏ niềm thương qua từng vần thơ câu chữ. Ở đây, ông không còn ở sau những vần thơ để ngợi ca, tri ân bà Tú, mà ông đã thay bà Tú lên tiếng trách mắng chồng "hờ hững", "bạc bẽo", cũng như cất lên lời than trách phận đời của mình. Gồng gánh cả gia đình nhưng lại bị người đời khinh rẻ, vừa "nuôi đủ năm con với một chồng" mà chẳng hề có báo đáp, tất cả những sự tủi nhục ấy đều vì bà là phận nữ nhi, vì cái xã hội khắt khe ràng buộc con người ta bằng những cái gọi là "thuần phong mỹ tục'," công dung ngôn hạnh "đã bị bóp méo ý nghĩa ấy. Tú Xương đã mắng chửi cái thời đại rối ren này, cũng là tự mình trách bản thân" bạc bẽo "," hững hờ ", chẳng thể nào sẻ san bớt những gánh nặng trên vai bà, chẳng để bà có được một chút hạnh phúc, cũng chẳng hoàn thành tốt trách nghiệm của một người cha, chẳng nuôi con một người nào. Hai câu thơ cho thấy thái độ lên án những định kiến khắt khe, cũng như tự giễu, mỉa mai về sự vô tích sự của chính mình. Ẩn sâu trong cái thái độ lên án ấy là một cảm xúc chua xót, tủi thẹn về chính bản thân mình, là một đấng nam nhân nhưng lại" ăn lương vợ ", là" đứa con đặc biệt "để vợ nuôi. Có lẽ tia nắng ấm áp duy nhất của bà Tú có lẽ chính là tình yêu thương mà chồng dành cho mình. Một tình cảm trường tồn theo năm tháng, từ năm mười sáu tuổi đến bây giờ. Niềm kính trọng, tri ân vì tình cảm nồng nàn của ông là lí do khiến bà không bỏ cuộc, chạy trốn khỏi những gánh nặng làm đôi vai bà trĩu nặng. Có thể tình cảm của họ chẳng đẹp tới mức hình tượng hóa như thế, nhưng đối với những người ở thời đại mới, nơi mà cái đầu lạnh đang là xu hướng này thì tình yêu của ông bà cũng đã đủ đẹp để viết nên những trang truyện tình. Nói tóm lại, ở hai câu kết ta thấy sự kìm kẹp của xã hội đối với những" thân cò"mỏng manh, cũng thấy được những nỗi ăn năn, tự trách của người thi sĩ đô với người kết tóc se duyên, và cuối cùng ẩn chứa trong đó là một tình yêu đẹp đẽ, chẳng tàn phai theo tháng năm của Tú Xương.