Cảm nghĩ về bài thơ Nam quốc sơn hà - Sông núi nước Nam - Liên hệ 2 bản tuyên ngôn độc lập khác

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 22 Tháng bảy 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Chủ quyền dân tộc luôn là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của thời điểm hiện tại mà ngay cả trong những ngày quá khứ xa xưa. Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm bảo về chủ quyền lãnh thổ của ông cha.

    Về xuất xứ của bài Sông núi nước Nam, bài thơ ra đời gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc. Bài thơ được tương truyền là do tướng Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc và cô đọng. Tác phẩm chỉ có 28 chữ nhưng lại ẩn chứa những tư tưởng và tình cảm lớn: Sông núi nước Nam có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang hai nội dung lớn: Khẳng định độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó.

    Với giọng điệu hào sảng, hai câu đầu khẳng định độc lập dân tộc trên cở sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền. Trước hết về chủ quyền:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    (Sông núi nước Nam vua Nam ở)

    Đại Việt là đất nước có chủ quyền riêng, điều này được thể hiện rõ qua cụm từ "Nam đế cư" . Trong phần dịch thơ được dịch là "vua Nam ở" . Đế là duy nhất, toàn quyền, có quyền lực cao nhất; Vua thì có nhiều, quyền lực xếp sau đế. Bởi vậy, chính việc sử dụng chữ đế trong bài đã khẳng định mạnh mẽ quyền của vua Nam với nước Nam. Đồng thời khi sử dụng "Nam đế" thì mới sánh ngang hàng với "Bắc đế", độc lập và không phụ thuộc vào Bắc đế. Bằng giọng điệu trang trọng, hào hùng, đầy tự tin, Lời thơ đã thể hiện niềm tự hào dân tộc về chủ quyền, lãnh thổ của chính quốc qia ta.

    Để tiếp tục chứng minh cho lời khẳng định của mình, Lý Thường Kiệt đã chỉ ra nguồn gốc, căn nguyên đầy vững chắc;

    (Tiệt nhiên phận định tại thiên thư)

    Vằng vặc sách trời chia xứ xở

    "Tiệt nhiên" là một từ láy chỉ sự rõ nét, chắc chắn. "Định phận" là sự định đoạt, là số phận đã được phân chia, đã được quy định, sách trời là cuốn sổ ghi chép những điều có liên quan đến con người dưới trần gian, nói đến sách trời, tác giả như muốn nói đến sự thiêng liêng, cũng sự rạch ròi của đấng tối cao, người mà luôn khiến cho người dân phải tôn sùng và phải lắng nghe những lời chỉ dạy. Điều đó làm nên quốc gia Đại Việt oai hùng.

    Căn cứ vào thiên thư (sách trời) để khẳng định chủ quyền của đất nước rất phù hợp với tâm lí, niềm tin của con người ngày xưa (tin vào số phận, mệnh trời) bởi vậy càng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Đồng thời sách trời ở đây cũng tương ứng với chân lí khách quan, qua đó em hiểu tác giả muốn khẳng định sự độc lập của đất nước ta là chân lí khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan.

    Hai câu sau khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta:

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

    Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

    Trong hai câu thơ cuối, tác giả sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa kinh miệt "nghịch lỗ" để gọi những kẻ đi xâm lược. Ngoài ra, để vạch trần tính chất phi nghĩa cuộc chiến tranh, tác giả còn đưa ra hình thức câu hỏi: Như hà (cớ sao). Bởi điều chúng làm là phi phĩa, đi ngược lại chân lí khách quan nên tất yếu sẽ chuốc lại bại vong. Câu thơ cuối vừa có tính chất khẳng định, vừa như là lời răn đe, cảnh báo trước hành động xâm lược của chúng: Các người sẽ chuốc lấy bại vong hoàn toàn khi xâm lược Đại Việt.

    Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích, ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn, lời thơ cân đối, thuyết phục, bài thơ "Nam quốc sơn hà" chứa đựng nội dung thật lớn lao – chân lí về độc lập, chủ quyền. Bài thơ thể hiện một lời khẳng định chắc chắn của con dân đất Việt, họ sẽ giành đấu tranh tới cùng để có thể bảo vệ được quốc gia của họ, bảo vệ được nơi mà họ đã sinh ra và lớn lên. Và sẽ không có gì có thể ngăn cản được ý chí đang sục sôi và tình yêu đất nước vô bờ bến đó.

    Có thể khẳng định "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt là một trong những bài thơ tiêu biểu về lòng yêu nước, về ý thức tự tôn dân tộc. Bài thơ được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, bởi đây cũng là lần đầu tiên có một tác phẩm thơ văn khẳng định hùng hồn, đanh thép về chủ quyền, về độc lập như vậy.

    Đề cập đến các bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của nước ta thì bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Lý

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Mời các bạn đón đọc bài viết: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.

    Chúc các bạn học tốt. Thân.

    Pikachu ❤​
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng mười hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...