Cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya - Văn mẫu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 23 Tháng bảy 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    *Định hướng:

    - Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về tác phẩm, các bạn phát biểu cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

    - Bài văn phát biểu cảm nghĩ cảm nghĩ cần dẫn chứng các chi tiết, nhân vật làm cơ sở cho cảm xúc và suy nghĩ của mình.

    - Phát biểu cảm nghĩ theo từng phần của bố cục, hoặc từng khía cạnh của hình tượng để bài viết chặt chẽ, lô gíc và mạch lạc.

    * Dàn ý:

    - Mở bài: Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. Bác đã để lại cho đời những bài thơ kiệt xuất về tình yêu đất nước, con người và thiên nhiên. Bài thơ "Cảnh khuya" là bài thơ tiêu biểu của Bác.

    - Thân bài:

    + Hoàn cảnh sách tác: Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: Năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái.

    + Cảm nhận về cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng thanh tĩnh:

    Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh đêm trăng trong rừng Việt Bắc hiện lên thật đẹp, thật nên thơ, lung linh ánh sáng, mang lại những nét đẹp cổ kính, đầy quyến rũ:

    Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối đêm êm đềm, trong vắt được Bác ví như "tiếng hát xa" văng vẳng trong không gian tĩnh lặng của núi rừng Việt Bắc tạo cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Câu thơ sử dụng phương pháp so sánh sự vật (âm thanh tiếng suối) với con người (tiếng hát). Biện pháp so sánh độc đáo giúp ta hình dung được tiếng suối từ xa vọng lại êm ái, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng hát của con người. Cách so sánh này làm cho âm thanh tiếng suối vô hồn, lạnh lẽo trở nên sống động, có hồn. Không gian chìm trong yên tĩnh nhưng vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát.

    Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hòa mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy. Cảnh núi rừng đêm khuya mà xiết bao gần gũi, yêu thương.

    Trong âm điệu ấm áp đó, ánh trăng vàng hiền hòa ôm lấy những cây cổ thụ vững chãi, rồi tất cả quyện lấy những đóa hoa rừng. Câu thơ gợi ra nhiều liên tưởng, hình dung: Ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa. Cũng có khi đó là cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cổ thụ in xuống mặt đất như những bông hoa xinh xắn.

    Dù hiểu theo cách nào thì ta vẫn cảm nhận được đay là một bức tranh trăng lung linh, huyền ảo.

    Dường như nét vẽ đậm là hình dáng vòm cổ thụ trên cao lấp lánh ánh trăng, nét vẽ nhạt là bóng cây, bóng lá lung linh, xao động trên mặt đất. Ba vật thể là trăng, cây cổ thụ, mặt đất là ba thực thể cách xa nhau nhưng luôn đan cài quấn quýt, hòa quyện vào nhau, soi sáng cho nhau rất hữu tình.

    Đằng sau bức tranh thiên nhiên huyền ảo ấy, ta cảm nhận được tâm hồn nhà thơ – tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm. Tiếng suối, ánh trăng, cổ thụ, hoa rừng và bóng người đã tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về vẻ đẹp của chiến khu Việt Bắc, một vẻ đẹp mang hơi ấm và sức sống của quân dân kháng chiến.

    +Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh:

    Trong đêm trăng thanh tĩnh, đẹp như vẽ, hiện lên thật rõ nét chân dung người nghệ sĩ yêu thiên nhiên đến say đắm, thả hồn mình cùng cảnh đẹp đêm trăng núi rừng Việt Bắc. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi trong hầu hết các sáng tác của Bác, thiên nhiên luôn là người bạn tri âm tri kỉ.

    Câu thơ ngắn gọn, hàm súc, giàu ý nghĩa khái quát đã làm nhiệm vụ câu bản lề thật tài tình. Câu thơ không chỉ cho ta cảm nhận được cốt cách người nghệ sĩ mà còn mở ra một cung bậc cảm xúc mới làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất chiến sĩ ở Hồ Chí Minh.

    Hai tiếng "chưa ngủ" được điệp lại hai lần làm cho âm điệu vần thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng suối chảy của cảm xúc, của tâm tình. Điệp ngữ vòng: Chưa ngủ- chưa ngủ thể hiện tâm trạng thao thức, nỗi niềm lo lắng cho dân, cho nước của Bác, một tâm sự lớn luôn canh cánh, thường trực trong trái tim HCM.

    Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: "Vì lo nỗi nước nhà". Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, Bác "lo nỗi nước nhà" vì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều khó khăn, thử thách chưa đến ngày thắng lợi. Nhưng dù bác có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh thì tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc.

    Phẩm chất chiến sĩ ở HCM còn thể hiện ở phong thái ung dung, đường hoàng của một người chiến sĩ cách mạng kiên cường. Chính cốt cách thi sĩ và phẩm chất chiến sĩ kết hợp hài hòa đã làm nên vẻ đẹp con người HCM vĩ đại.

    + Cảm nhận về giá trị của bài thơ: Nét đặc sắc của bài thơ "Cảnh khuya" là viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: So sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

    - Kết bài:

    Bài thơ đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái lạc quan, yêu đời của Bác, và cao hơn hết là tình yêu đất nước vô cùng sâu sắc của người. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ Việt Nam noi theo, là kim chỉ nam cho sự phấn đấu và rèn luyện của bản thân mỗi chúng ta.

    * Sưu tầm Bài làm của HS giỏi Văn – Chọn lọc Bài viết hay nhất

    Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là nhà thơ lớn, là danh nhân văn hóa thế giới. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. Bác đã để lại cho đời những bài thơ kiệt xuất về tình yêu đất nước, con người và thiên nhiên. Bài thơ "Cảnh khuya" là bài thơ tiêu biểu của Bác.

    Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: Năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái.

    Trước hết, mở đầu bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh đêm trăng trong rừng Việt Bắc hiện lên thật đẹp, thật nên thơ, lung linh ánh sáng, mang lại những nét đẹp cổ kính, đầy quyến rũ:

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối đêm êm đềm, trong vắt được Bác ví như "tiếng hát xa" văng vẳng trong không gian tĩnh lặng của núi rừng Việt Bắc tạo cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Câu thơ sử dụng phương pháp so sánh sự vật (âm thanh tiếng suối) với con người (tiếng hát) tinh tế làm sao! Biện pháp so sánh độc đáo giúp ta hình dung được tiếng suối từ xa vọng lại êm ái, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng hát của con người. Cách so sánh này làm cho âm thanh tiếng suối vô hồn, lạnh lẽo trở nên sống động, có hồn. Không gian chìm trong yên tĩnh nhưng vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát. Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thể lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhiều âm thanh phong phú: Tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy.. Trong bài thơ "Cảnh rừng Việt Bắc", Bác đã từng viết:

    "Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

    Vượn hót chim kêu suốt cả ngày".

    Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hòa mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy. Cảnh núi rừng đêm khuya mà xiết bao gần gũi, yêu thương. Đêm chiến khu mà bình yên quá đỗi làm sao. Câu thơ đã cho thấy sự giao cảm tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên. Con người lắng nghe tiếng lặng của thiên nhiên. Thiên nhiên là bạn tri âm, tri kỉ của con người.

    Ngày xưa Nguyễn Trãi đã ví tiếng suối với tiếng đàn để miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên:

    Côn Sơn suối chảy rì rầm

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

    Hai nhà thơ lớn, hai tâm hồn lớn đều dùng cái "động" của tiếng suối để tả cái "tĩnh" đẹp đẽ của thiên nhiên. Thế nhưng, nếu "tiếng suối" trong thơ của Nguyễn Trãi chỉ gợi tả vẻ đẹp thanh cao của một tâm hồn lớn đã lui về ở ẩn, bầu bạn với không gian tĩnh lặng của núi rừng thì "tiếng suối" trong thơ của Bác là tiếng hát êm ái ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya chiến khu trở nên ấm áp hơn, mang hơi thở của cuộc sống hơn.

    Trong âm điệu ấm áp đó, ánh trăng vàng hiền hòa ôm lấy những cây cổ thụ vững chãi, rồi tất cả quyện lấy những đóa hoa rừng.

    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

    Câu thơ gợi ra nhiều liên tưởng, hình dung: Ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa. Cũng có khi đó là cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cổ thụ in xuống mặt đất như những bông hoa xinh xắn. Dù hiểu theo cách nào thì ta vẫn cảm nhận được đay là một bức tranh trăng lung linh, huyền ảo. Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nâò thì ta vẫn thấy vẻ đẹp của cảnh đêm trăng với hai gam màu sáng tối đã tạo ra cảnh vật thiên nhiên đẹp với nhiều tầng bậc, lung linh, huyền ảo. Tất cả đều tuyệt đẹp. Câu thơ sử dụng điệp ngữ "lồng" kết hợp với phép tiểu đối, nhân hóa các sự vật rất đặc sắc, giúp cho cảnh vật như biết chủ động đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, nhiều hình khối, lung linh ánh sáng. Dường như nét vẽ đậm là hình dáng vòm cổ thụ trên cao lấp lánh ánh trăng, nét vẽ nhạt là bóng cây, bóng lá lung linh, xao động trên mặt đất. Ba vật thể là trăng, cây cổ thụ, mặt đất là ba thực thể cách xa nhau nhưng luôn đan cài quấn quýt, hòa quyện vào nhau, soi sáng cho nhau rất hữu tình. Đằng sau bức tranh thiên nhiên huyền ảo ấy, ta cảm nhận được tâm hồn nhà thơ – tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm. Tiếng suối, ánh trăng, cổ thụ, hoa rừng và bóng người đã tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về vẻ đẹp của chiến khu Việt Bắc, một vẻ đẹp mang hơi ấm và sức sống của quân dân kháng chiến.

    Trên nền tranh sống động ấy, thấp thoáng bóng hình tầm hồn một thi sĩ đang thao thức, rung động trước cảnh đẹp hữu tình của thiên nhiên.

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Đêm chiến khu đẹp như một bức tranh làm sao không say đắm lòng Người được cơ chứ? Trong đêm trăng thanh tĩnh, đẹp như vẽ, hiện lên thật rõ nét chân dung người nghệ sĩ yêu thiên nhiên đến say đắm, thả hồn mình cùng cảnh đẹp đêm trăng núi rừng Việt Bắc. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi trong hầu hết các sáng tác của Bác, thiên nhiên luôn là người bạn tri âm tri kỉ.

    Để có sự liên tưởng độc đáo, thú vị Tiếng suối - tiếng hát xa, những hình ảnh đầy gợi cảm Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa, Bác - người nghệ sĩ phải rung động mãnh liệt lắm trước âm thanh của tiếng suối rừng. Dường như đó là những phút giây Người nghỉ ngơi, thư giãn, tâm tình, bầu bạn cùng trăng sau bộn bề việc nước, việc kháng chiến. Qua cái nhìn ăm ắp yêu thương của người nghệ sĩ, bức tranh cảnh khuya hiện lên thật có hồn, gợi cảm. Đó là những rung động vô cùng tinh tế của một tâm hồn vĩ đại gợi trong ta bao cảm xúc trân trong, tự hào. Câu thơ ngắn gọn, hàm súc, giàu ý nghĩa khái quát đã làm nhiệm vụ câu bản lề thật tài tình.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Mời các bạn đón đọc bài viết: Văn mẫu - hay nhất: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

    Chúc các bạn học tốt. Thân!

    Pikachu! ❤
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...