Nhìn chung thì trí nhớ của chúng ta sẽ bị thụt giảm khá nhiều khi chúng ta già đi, điều này sẽ không quá chính xác. Sự thật là, có một vài người già mà họ vẫn tiếp tục nhớ khá tốt, theo nhà nghiên cứu Alan D. Castel. Kí ức là hiện thân cho sự khác biệt của mỗi con người, và tại phòng làm việc của tôi ở UCLA, tôi đã phải làm việc rất nhiều để hiểu được cách chúng ta ghi nhớ được những chuyện đã xảy ra với mình, đặc biệt là khi chúng ta trở nên cao tuổi. Suy giảm trí nhớ là điều đầu tiên mà rất nhiều người quan tâm khi họ bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa – nó có thể bắt đầu sau cái tuổi 20, vì vậy sẽ thật dễ hiểu là tại sao khi bạn 60 hay 70 tuổi bạn sẽ gặp trường hợp bản thân hay quên. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhiều sự thụt giảm thường đi kèm với lão hóa, vì vậy chúng ta không thể dễ dàng để kết luận rằng người già sẽ bị suy giảm về trí nhớ. Thật ra, có rất nhiều người lớn tuổi hơn nhưng trí nhớ vẫn còn rất minh mẫn. Dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về một trong số họ: 1. Người già có xu hướng chỉ nhớ những điều tối quan trọng. Đã có rất nhiều nghiên cứu về trí nhớ của con người tập trung vào những thứ mà con người nghĩ là đáng nhớ - những danh sách các từ, tên kèm hình ảnh, học và kiểm tra dựa trên hình ảnh – và vẫn còn rất mập mờ là tại sao những điều này lại quan trọng đến nỗi phải nhớ. Nhưng còn những thú mà con người lo lắng hay hứng thú thì sao? Tưởng tượng xem nếu bạn đang phải gói ghém đồ đạc chuẩn bị cho một chuyến đi. Bạn muốn mình phải chắc chắn đã mang theo hết những đồ dùng quan trọng, những thứ cực kì đắt tiền hay sẽ cực kì bất tiện nếu bạn chẳng may quên mang theo nó (chẳng hạn như hộ chiếu hay thẻ ngân hàng). Trong khi đó tôi lại cực kì thích thú việc quan sát xem người ta sẽ bỏ quên gì, chúng tôi đã làm một cuộc thí nghiệm để xác thực điều này ở phòng làm việc. Chúng tôi đưa ra khoảng tầm 20 món đồ mà bạn có thể sẽ mang theo cho chuyến đi (dụng cụ y tế, hộ chiếu, kem chống nắng, bàn chải đánh răng, đồ sạc điện thoại, lăn khử mùi, đồ bơi, dép lê). Sau đó chúng tôi yêu cầu họ nhớ lại những món đồ đó, những người lớn tuổi (trung bình khoảng tầm 68 tuổi) lại nhớ nhiều hơn chỉ những món đồ mà họ cảm thấy quan trọng hơn so với người trẻ (trung bình khoảng 20.4 tuổi), mặc dù số đồ họ nhớ là ít hơn. Từ đó, chúng tôi đã tiến hành nhiều nghiên cứu khác nữa để chứng minh rằng người già đặc biệt lại nhớ rất tốt về những điều mà họ chú trọng chẳng hạn như những tác dụng phụ của thuốc, những gì mà trẻ em phải kiêng cử để không bị dị ứng, thậm chí họ nhớ những điều này còn tốt hơn những người trẻ. Chúng tôi đã tiến hành thêm một thí nghiệm khác nữa khi chúng tôi đưa ra một danh sách những từ cần nhớ. Có vài từ sẽ quan trọng hơn và đi kèm với số điểm cao hơn – về mặt giá trị và cả mặt giải thưởng, trong khi một vài từ khác thì sẽ kém quan trọng hơn và thường có điểm rất thấp. Mục tiêu là có thể đạt được giải thưởng cao nhất cho người có trí nhớ tốt – để làm được điều đó, bạn phải nhớ rõ những câu quan trọng có số điểm cao nhất. Chúng tôi nhận thấy rằng người già nhớ ít từ hơn nhưng nhìn chung họ có thể nhớ được nhiều từ hơn so với những người trẻ. 2. Người già có xu hướng nhớ kĩ những gì họ cần làm trong tương lai Thỉnh thoảng điều quan trọng mà chúng ta nhớ nhất sẽ là những điều chúng ta dự định làm trong tương lai. Điều này được hiểu như là một điều bạn sẽ làm trong tương lai – nó có thể giống với một dạng của việc nhớ uống thuốc vào buổi nào đó tron ngày mai, hay trả tiền cho thẻ tín dụng vào 1 ngày cụ thể nào đó nếu không chúng ta sẽ bị phạt. Loại trí nhớ này có thể bị giảm dần khi bạn già đi, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Những nhà nghiên cứu đã tìm thấy một nghịch lý của loại trí nhớ này: Mặc dù những người lớn tuổi thường không thể hiện tốt trong phòng thí nghiệm, nhưng ở ngoài đời thực họ lại làm điều này rất tốt. Chẳng hạn như, trong một nghiên cứu, người lớn tuổi có thể được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ trong tương lai như là "Nếu như họ bắt gặp từ 'tổng thống' ở trang kế tiếp, họ phải giơ tay lên. Thỉnh thoảng vì quá tập trung vào việc đọc mà họ quên mất nhiệm vụ của mình khi họ bắt gặp từ đó – nhưng liệu điều này có chứng tỏ cho việc họ có thể sẽ quên mất việc uống thuốc vào buổi tối trong 2 ngày? Điều này ắt hẳn rất nhiều người biết là người lớn luôn có trong đầu mình một lời nhắc nhở những việc họ phải làm trong tương lai, như là phải để ví của họ gần cửa trước để phòng hờ không bị quên hay phải xem liều thuốc bằng cặp kính lão. Để có thể liên kết được giữa kết quả của thí nghiệm với những điều xảy ra ở đời thực, một nghiên cứu đã yêu cầu con người đến với phòng thí nghiệm và gửi những tấm thiếp mỗi tuần; thí nghiệm này muốn chứng minh được liệu người trẻ và người già có thể so sánh với nhau về trí nhớ khi phải tập trung thực hiện một nhiệm vụ trong tương lai. Thật bất ngờ, người già lại chính là người luôn đều đặn gửi những tấm bưu thiếp mỗi tuần. Tất nhiên là luôn có một vài người già luôn làm theo một cách truyền thống để ghi nhớ: Họ ghi lại nó trên một cuốn lịch mà họ kiểm tra mỗi ngày. Khi tôi gặp John Wodden ở thời điểm ông hơn 97 tuổi, đã nghỉ hưu từ một công việc huyền thoại là huấn luyện viên bóng chày, lên lịch phỏng vấn, ông ta luôn viết nó vào quyển lịch của chính mình. Sau đó, ông ta đã gọi tôi trước 1 ngày để xác nhận lại lịch trước để chắc chắn tôi sẽ đến buổi hẹn hay không – ông ta đang gợi nhắc tôi. 3. Người già có xu hướng nhớ lâu hơn những thứ mà họ cảm thấy hứng thú Từ khi còn bé, con người đã bộc lộ tính tò mò của mình. Đứa con trai nhỏ của tôi luôn thích chú khỉ" Curious George "tinh nghịch và học hỏi về thế giới. Sự tò mò của chúng ta lớn dần theo thời gian, nhưng chúng ta lại đặc biệt trở nên thích thú một điều gì đó khác lạ khi chúng ta già đi. Sau cùng thì, Curious George vẫn không là câu chuyện trước khi đi ngủ được ưa thích bởi các ông bố bà mẹ. Để có thể kiểm tra được mức độ tò mò và khả năng ghi nhớ của bản thân, đọc kĩ những câu hỏi nhỏ nhặt dưới đây, quyết định xem liệu bạn hứng thú nhiều như thế nào khi khám phá ra những câu hỏi trả lời (đánh giá từ 1 tới 10, trong đó 1 là không hứng thú tí nào và 10 là cực kì hứng thú), và sau đó thử nảy ra những câu trả lời riêng cho bản thân (những câu trả lời sẽ nằm ở dưới bài đọc này) : Loại động vật có vú nào ngủ ít nhất trong ngày? Sản phẩm nào sản phẩm đầu tiên được đóng mã vạch? Quốc gia nào là quốc gia đầu tiên mà phụ nữ có quyền bỏ phiếu? Đây đều là những câu hỏi nhỏ nhặt nhưng lại khá khó nhằn, và một vài câu có thể sẽ kích thích sự hứng thú của bạn hơn những câu còn lại. Trong một thí nghiệm được tiến hành, những người trẻ và những người được đưa ra những câu hỏi tương tự như những gì bạn vừa đọc. Giống như vậy, những câu hỏi đã được chọn dù biết là người chơi sẽ hầu như không tìm ra được đáp án đúng. Sau đó thì, thí nghiệm này đã cho mỗi người một bản đánh giá về độ tò mò – bộc lộ rằng họ hứng thú bao nhiêu với câu trả lời cho những câu hỏi trên. Họ được cho biết đáp án. Một tuần sau, một thí nghiệm tương tự lại được mở ra với những câu hỏi giống hệt và họ được yêu cầu phải nhớ lại đáp án đó. Những người lớn tuổi chính là những người nhớ rõ được những thứ mà họ tò mò – và họ quên mất đi những thứ kém thú vị hơn khác. Trong khi đó những người trẻ lại không có xu hướng tương tự. Luôn có những niềm thỏa mãn hiện hữu khi bạn nhớ được những kiến thức mới và nhỏ nhặt về thế giới. Tôi nhận thấy là một thể loại game mà hội người già hay người đã nghỉ hưu đều liên quan đến những kiến thức ngẫu nhiên. Con người ta luôn cảm thấy lo lắng nếu có quá nhiều kiến thức khó hiểu trong đầu. Tuy là vậy, chúng đều có những hữu dụng nhất định, sự thật là nó vẫn luôn kích thích sự tò mò của con ngươi – và luôn tồn tại trong đầu của con người khi già – không thể coi là vô ích. 4. Được rồi, người già có thể sẽ bỗng chốc quên họ đang làm gì, nhưng họ vẫn có thể vận động trí não của mình. Môi trường có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta. Bạn có bao giờ cảm thấy bản thân mình ở trong nhà bếp và quên mất hoàn toàn lý do bạn vào bếp làm gì? Điều này rất thường xảy ra với mọi người, nhưng đặc biệt là đối với người già. Một vài nghiên cứu cho thấy nếu bạn cứ đi qua đi lại ở một cánh cửa, hay thử vận động mạnh hơn bình thường thì sẽ làm bạn mau quên hơn. Khi bạn bạn di chuyển từ nơi này sang nơi khác, cánh cửa là thứ đưa bạn đến một môi trường mới nhưng lại làm bạn quên đi bạn vừa làm gì ở nơi trước. Khi bạn bước vào một căn phòng mải nghĩ về những điều khác, não của bạn luôn hoạt động để gợi nhớ lại những gì bạn vừa làm ở căn phòng trước – nhưng não của chúng ta luôn ngẩn ngơ khi bạn đi tới một nơi nào đó nhưng cách tốt nhất để ghi nhớ được những thứ bạn cần thì bạn phải quay về căn phòng đầu tiên nơi mà bạn có suy nghĩ là tại sao bạn lại phải đi sang một căn phòng khác. Thêm vào đó, đi bộ giúp cho trí não của bạn sắc bén hơn rất nhiều. Với lượng thời gian vừa đủ kết hợp cùng việc đi bộ, bạn sẽ bất thình lình bất ngờ khi nhận ra kí ức của bạn đã quay trở lại. Chú ý: Đừng quá lo lắng nếu bạn nhớ mang máng hay không nhớ gì cả về một điều gì đó Niềm tin về trí nhớ của bản thân chúng ta là điều rất cần thiết. Sự thật là, nhiều người chúng ta luôn có những ý nghĩ tiêu cực và nghi ngại về tình trạng lão hóa của não. Kiểu" nỗi sợ đặc trưng"này làm cho con người luôn hành xử theo một cách khuôn mẫu – theo một hình mẫu mà họ luôn theo đuổi. Nỗi sợ này đã được đưa ra kiểm chứng để xem xem liệu nó có phải là nguyên nhân khiến cho người già hoàn thành không tốt những bài kiểm tra về năng lực ghi nhớ. Để thêm cái gì đó vào bài kiểm tra trí nhớ, hay yêu cầu mọi người đến với một cuộc thí nghiệm, thường là tạo ra những lo lắng, những bài nghiên cứu cho thấy hãy coi nó như là một bài kiểm tra về sự khôn ngoan (sau đó biến nó thành bài kiểm tra về trí nhớ) sẽ giúp người già thể hiện tốt hơn trong khả năng của họ. Vì vậy, nếu lần sau bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng khi bản thấy quên mất thủ đô cua một nước hay tên của một diễn viên nổi tiếng và luôn tự hỏi liệu não mình có vấn đề gì hay không, thì cố đừng quá bất an vì điều đó. Chú ý: Bài nghiên cứu này đa phần là dành cho những người già khỏe mạnh nhưng lại nhận thấy sự thay đổi trong khả năng ghi nhớ của bản thân khi về già. Tuy nhiên, nếu bạn trải qua những vấn đề thường xuyên và đáng lo ngại với trí nhớ của bản thân, bạn nên cân nhắc về việc gặp một bác sĩ về thần kinh để được tư vấn.