[Truyện kinh dị] Cái Chết Ám Ảnh Cả Làng

Thảo luận trong 'Thư Giãn' bắt đầu bởi Thu Hương Nguyễn Thị, 23 Tháng tư 2021.

  1. Thu Hương Nguyễn Thị Thương Quê

    Bài viết:
    95
    CÁI CHẾT ÁM ẢNH CẢ LÀNG

    Chị N 24 tuổi, chưa lập gia đình, đã bị cả làng gọi là gái ế. Chị vào diện không xấu, khỏe mạnh, chăm chỉ, ngoan hiền. Chỉ là chị hơi chậm, tính có chút dở hơi. Gái xinh thì nhiều mà trai làng thì ít, nên việc kiếm được một chàng trai với chị là có vẻ đầy gian nan.

    [​IMG]

    (ảnh internet)

    Người mà lo lắng nhất, luôn cảm thấy xấu hổ nhất, khi mỗi lần nhắc tới chuyện chồng con của chị là mẹ chị. Bà vốn đã phải lo lắng mọi việc trong gia đình giờ phải "ôm quả bom không biết khi nào nổ" lại càng lo lắng muôn phần.

    Cùng vì thế, mà bà thường vô cớ bực dọc, quát mắng chị N. Đánh đập chị!

    Sáng đó, chị gái của chị N bế cháu gái tới chơi. Chị N mừng như mở hội. Chị đón lấy đứa cháu, tíu tít chơi với nó như 2 đứa trẻ đồng trang lứa. Mẹ chị N nhìn thấy vậy, khó chịu, nguýt:

    - Lấy chồng rồi thì có phải có vài ba đứa như thế mà chơi không! Đúng là đồ!

    Thương cháu, yêu cháu, chị N xuống bếp xơi lưng cơm nguội và miếng thịt lợn, nhá bón cho cháu.

    Vừa cho cháu ăn xong, thì mẹ chị N phát hiện việc chị N vừa làm. Bà như sôi máu, vừa mắng chị N là thế này thế nọ, vừa dúi đầu chị xuống đống tro bếp. Mặc cho chị gái chị N căn ngăn mẹ, mặc cho tiếng khóc của đứa cháu thất thanh, mẹ chị N vẫn không ngừng đánh mắng chị N.

    Không biết vì tài hiền lành hay tại chị N quen với việc mẹ thường đánh mắng mình mà chị N không phản ứng gì. Chị mặc kệ cho mẹ nói gì mình thì nói, đánh mình thế nào thì đánh.

    Nguôi cơn giận và cũng thấm mệt, mẹ chị N ngồi bệt xuống bậc thềm, thở không ra hơi nhưng vẫn cố lẩm bẩm vài câu: Đúng là đồ giở hơi mà! Nó không bao giờ biết tiếc của, cũng không biết xót của đâu! Nó có biết cơm trắng, miếng thịt lợn là phần bữa tối của ai không chứ! Trời.. ơi.. chết mất mà!

    Ngày xưa, 30 năm trước, làng tôi vẫn nghèo lắm. Chỉ toàn nhà lá và nhà lá. Đường làng cây cối um tùm. Những rặng tre uốn mình che kín cả đường làng, thôn, xóm. Nhà nào có đủ 2 bữa ăn là khá lắm rồi. Gọi là bữa cơm, nhưng chủ yếu là độn sắn, ngô, khoai. Cơm trắng và thịt họa lắm người khỏe mới được miếng, còn lại là phần cho người ốm. Ông nội chị N đang ốm. Nên ta thêm hiểu vì sao, mẹ chị N lại nóng giận đến vậy.

    Ngoài thềm mẹ chị N vẫn lẩm bẩm. Chị gái chị N vừa dỗ dành con vừa xin lỗi mẹ giúp em gái. Trong bếp, sau khi tắm rửa, thay quần áo sạch, chị N quét dọn bếp núc gọn gàng, nấu nướng bữa trưa tươm tất. Dù bữa cơm chỉ là cơm độn sắn, rau luộc, cà kho tép.

    Khi mọi việc trong nhà lắng xuống. Mỗi người mỗi việc. Chị N lặng lẽ ra khỏi nhà. Trời mùa hè, nắng như đổ lửa nhưng chị không dám đội chiếc nón lá của mẹ, chỉ vớ lấy cái chậu sắt hỏng, đội lên đầu và đi.

    Chị N đi trên đê về hướng con sông. Từ nhà chị xuống tới bến sông gần nhất cũng gần 5 cây số. Chị cứ đi. Mồ hôi đổ ướt đầm cả người chị. Mệt là vì mất nước vì đói vì nóng, chị càng bước nhanh hơn.

    Con sông kia rồi. Chị N thở phào nhẹ nhõm. Chị chạy ào xuống. Giờ là giữa trưa nên bến vắng không một bóng người. Chị vục lấy những hớp nước uống lấy uống để cho bỏ cơn khát. Chị tha hồ tắm rửa mát mẻ cho bõ cơn nóng. Chị nằm dài trên mặt cát, ngắm bầu trời cao rộng, quang đãng và đầy nắng. Những giọt nước mắt chị ứa ra. Chị vục dậy, chạy nhanh lên đê, nhìn về phía quê làng lần cuối. Rồi chị lại chạy như lao nhanh xuống bến. Nhẹ nhang, thư thái, trầm mình vào dòng sông, để dòng nước sông mát lành đưa chị đi. Kết thúc mọi tủi nhục, cơ cực của cuộc đời.

    Bữa trưa đó, vắng chị N, mọi người trong gia đình không ai hỏi đến chị, họ đều nghĩ, chắc chị bỏ đi đâu đó, rồi tí chiều sẽ về.

    Nhưng tới "tí chiều", tới chiều muộn, tới tối muộn, cả nhà đầu không thấy bóng dáng chị N đâu. Linh tính có điều không tốt xảy đến, người mẹ bắt đầu cuống cuồng đi tìm. Cả làng đều nhốn nháo khi nghe chuyện về chị, bủa đi mọi nẻo, cùng đi tìm chị N.

    Trong làng ngoài làng đều không thấy tin tức gì về chị. Một hôm, rồi hai hôm, rồi đến sáng ngày thứ ba.. vẫn chưa thấy tin tức gì của chị N. Có bà bói trong vùng, thắp hương, gieo quẻ, phán rằng: "Nó đội nón sắt đi rồi!". "Đi về phía con sông ấy!". Đoàn người đổ đi tìm theo lời bà bói. Mẹ chị N hối hận rồi đổ bệnh. Cả làng hoang mang, lo sợ. Tiếng lao xao, rì rầm to nhỏ bàn về chuyện của chị N khắp đầu làng cuối xóm. Hàng ngàn những tình huống khác nhau được thuyết giải: Chị bị bắt cóc, chị bỏ đi, chị tự vẫn, bà mẹ cũng thật quá đáng mà..

    Chiều tối, tin về xác chị N từ từ nổi lên ở bến sông trôi theo người nhà khi thấy người nhà đi tìm đã truyền về tới làng. Mẹ chị N ngất lên ngất xuống. Cả làng vốn đã hoang mang giờ càng hoang mang hơn. Đến những người già, người cứng bóng vía trong làng khi nghe thấy "xác chị N nổi lên, trôi theo người nhà" cũng trở nên run sợ.

    Chị N được đưa về trong đêm. Chị không được đưa về nhà mà đưa luôn ra nghĩa địa. Đây là phong tục của làng. Người dân kéo ra nghĩa địa đông như xem hội. Vì thương chị, vì muốn nhìn thấy chị, vì muốn nói lời tiễn biệt cuối cùng với chị, và cả vì tò mò xem chị thế nào.

    Nghĩa địa sáng rực trong hàng trăm bó đuốc. Tiếng khóc chị rào rào như những trận mưa. Tiếng khóc càng vang lên khi người nhà, người làng chứng kiến cơ thể chị bị trương to, tím tái, không còn nhận ra. Và khi người thân ruột thịt ào tới, gào lên những tiếng khóc bi thương thì cũng là lúc máu mắt, máu mũi, máu mồm chị ào ào chảy ra! Đúng như người ta nói, những người chết sông, chết chợ, khi gặp người thân thích, ruột thịt, thường máu mắt, máu mồm, máu mũi sẽ chảy ra. Quả đúng như vậy!

    Chị ra đi trong tủi nhục và đói khát. Chị vốn hiền lành và tử tế vậy sao chị lại phải khổ thế.

    Cùng một thời gian, người làng tiến hành song song các việc: Đào huyệt, nhập quan, phát tang, và hạ huyệt cho chị N.

    An táng xong cho chị, mọi người dần ra về. Nhưng ai đó, đều cảm thấy bóng chị N đang đi bên cạnh mình. Cảm giác có luồng khí lạnh, làm dựng tóc gáy tất thảy mọi người. Không ai bảo ai, mọi người đều tụm vào nhóm đông, thổi thật sáng bó đuốc, cố gắng rảo bước thật nhanh để về tới nhà.

    Đêm đó, nhiều người trong làng không ngủ được. Họ đều có cảm giác như ai đó cứ đứng ngoài hiên, trước cổng và đi đi đi lại quanh hàng rào nhà mình. Tiếng chó sủa liên hồi vang lên không ngớt. Chưa bao giờ có nhiều tiếng chó sủa và đồng thanh đến vậy. Có người mạnh dạn đi ra ngoài để xem. Họ chứng kiến cảnh, chó sủa ở đâu thì ở đó có bóng trắng đi qua, hoặc bay lơ lửng trên cây cao. Tiếng sập của vội vã tới rình. Tiếng rì rào to nhỏ! Không khí hoảng sợ bủa vây từng nhà.

    Sau một đêm. Mẹ chị N như phát điên. Ban đầu bà khóc, sau đó nói nhảm, rồi chửi thề. Bà cứ thế không ngừng. Bà đòi đập đầu vào tường. Bà đòi chết! Người nhà phải trói bà lại, đưa bà đi bệnh viện. Trong làng, ai đó cũng đều mệt mỏi, hoảng loạn. Không khí trong làng như chùng xuống, ảm đảm.

    Những người già, cho rằng: Chị hiền lành, nên linh hồn chị không có ý hại ai. Mà chỉ tại Linh hồn chị không vào được nhà, cũng chưa đủ ngày nhập mộ, nên linh hồn chị cứ vương vẩn vậy. Chị N chết thiêng quá mà!

    Những người già họp lại. Mời thầy. Cúng, khẩn, cầu linh hồn chị N vào chùa ở. Không biết linh hồn chị vào đâu ở, chỉ biết, sau 15 ngày không khí u ám trong làng tan dần. Bóng trắng chị N cũng ít ai nhìn thấy nữa. Tiếng chó sủa liên hồi cũng ngớt dần. Mọi người cũng ít nói chuyện về cái chết của chị. Họ sợ, nhắc tới chị lại bị linh hồn chị ám. Mọi người trong làng, đều cầu mong linh hồn chị được an nghỉ.

    Sau sự ra đi của chị N, gia đình chị chị N, cả làng chị N, và cả những người biết về chuyện của chị đều rút ra cho mình những bài học riêng, sâu sắc, ý nghĩa. Mọi người đều hiểu rằng, sự sống con người là quý giá. Nhưng quý giá hơn vẫn chính là xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người bằng tinh yêu thương, sự cảm thông, lòng bao dung, độ lượng, nhân từ.
     
    Thùy Minh thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng tư 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...