Cách viết phần khái quát cho tác phẩm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huongthu2401, 12 Tháng mười một 2021.

  1. Huongthu2401

    Bài viết:
    483
    [​IMG]

    Khái quát tác phẩm:

    MỘT SỐ CÁCH VIẾT CÓ THỂ DÙNG ĐỂ KHÁI QUÁT TÁC PHẨM

    1. Dùng nhận xét của tác giả khác về tác giả mình đang viết:

    Ví dụ: Với Người lái đò sông Đà, bạn có thể tham khảo: Thạch Lam trên báo Ngày nay (15/ 6/ 1940), đã dành những lời trân trọng khi viết về Nguyễn Tuân: "Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mức giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng". Và dừng tay trên trích đoạn: "Người lái đò sông Đà", tôi như cũng phần nào cảm nhận được thứ cảm xúc "sung sướng" mà Thạch Lam đề cập. Bằng những con chữ "ngông" như chính cá tính của mình, Nguyễn Tuân đã khắc họa hình ảnh dòng sông với hai nét cá tính trái ngược. Từ đó, dòng sông Đà cứ thế mà vẫy vùng, nương mình trên từng con chữ..

    2. Đi từ quan điểm của nhà văn đó

    Ví dụ 1: Cũng với Người lái đò sông Đà, bạn có thể cân nhắc: Trong một bài giảng bồi dưỡng người viết trẻ, Nguyễn Tuân đã bộc bạch quan niệm về nghề: "Nghề văn là nghề của chữ.. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà" sinh sự ". Và có chăng, ta cũng bắt gặp những câu chữ ma thuật, biết" sinh sự "ấy trong trích đoạn" Người lái đò sông Đà ". Ở đó, qua lớp lớp những ngôn từ, Nguyễn Tuân đã gợi tả về..

    Ví dụ 2: Lưu Quang Vũ là một cây bút tài hoa đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại: Thơ, văn xuôi, đặc biệt là kịch. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của Lưu Quang Vũ sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê Bắc Bộ đã in dấu nhiều trong sáng tác của ông sau này. Ở thể loại nào người đọc cũng bắt gặp một Lưu Quang Vũ với tâm hồn nổi gió, sức sống mãnh liệt và khả năng sáng tạo miệt mài. Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu. Các tác phẩm chính: Thơ: Hương cây, Mây trắng, Bầy ong trong đêm sâu Kịch: Sống mãi tuổi 17, Mùa hạ cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Nàng Si-ta..

    3. Đi từ trải nghiệm cá nhân

    Ví dụ 1: Với trích đoạn chương V" Đất nước ", bạn có thể viết: Cũng có lúc bạn nên tạm dừng cuộc phiêu du trên những trang sách đưa mình đến một nền văn hóa khác để trở về với những gì thuần Việt, thân thuộc như hơi thở, như cố hương và để yêu, hiểu hơn miền đất, thời đại mình đang sống. Mỗi lúc như vậy hãy đừng ngần ngại tìm đến Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Nơi đó, bạn sẽ trót say dáng hình xứ sở qua những khám phá mới mẻ của ông. Trích đoạn là khúc ca cho..

    Ví dụ 2: Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.

    4. Đi từ các tác phẩm cùng đề tài

    Ví dụ 1: Tiếp tục với Vợ Nhặt, bạn tham khảo: Tôi từng một thời nhớ đến cảm xúc" run rẫy "của Tô Hoài khi viết về nạn đói trong cuốn" Chuyện cũ Hà Nội ". Chẳng biết vì đâu, mà những quá khứ thương đau cứ từng lúc hiện về, quẩn quanh trong tôi những niềm nỗi của tháng năm xưa. Trên ý nghĩ ấy, không chỉ Chuyện cũ Hà Nội mà còn nhiều mà còn chút ám ảnh Vợ Nhặt của Kim Lân. Truyện ngắn là bức tranh..

    Ví dụ 2: Trong thực tế của đời sống văn học, thường thấy hiện tượng này: Các nhà văn dù lớn đến đâu cũng chỉ có một vùng đề tài ưa thích nhất và ông ta chỉ có thể viết hay về những đề tài ấy mà thôi. Khi vì một lí do nào đó, ông ta hướng ngòi bút ra ngoài khu vực đề tài ấy, thì ông ta không còn sắc sảo nữa, tác phẩm trở nên nhạt nhẻo, hình tượng thiếu sức sống, thiếu linh hồn, tài năng dường như rời bỏ ông ta. Thiếu thực tế chăng? Không hẳn như vậy. Chẳng hạn, Nguyễn Ðình Thi đâu phải thiếu thực tế về những ngày sôi sục của Cách mạng tháng Tám mà chính ông là một nhân chứng? Nhưng trong Vỡ bờ, những trang tương đối xem được chỉ có ở tập 1 khi viết về đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ, tối tăm, cơ cực. Ðến tập 2, càng về cuối, càng thấy nhạt nhẻo, sơ lược: Ấy là nhữg trang mô tả cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 và đất nước vùng lên tức nước vỡ bờ. Có lẽ Nguyễn Ðình Thi là cây bút sinh ra để làm thơ, soạn nhạc hơn là viết văn xuôi, chỉ có thể viết hay về đất nước mình đẹp trong đau khổ, bất hạnh:

    " Anh yêu em như yêu đất nước,

    Vất vả, đau thương, tươi thắm vô ngần."
     
    Mèo A Mao Huỳnh MaiTáo ula thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...