Cách viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện - Ngữ văn 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 18 Tháng mười 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Hướng dẫn cách viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

    I. Kiến thức

    1. Khái niệm:


    - Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học nhằm phân tích, diễn giải đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm truyện.

    - Phân tích là chia tách, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị của từng phương diện cụ thể về nội dung, nghệ thuật.

    - Đánh giá là nêu lên suy nghĩ, nhận xét, bình luận của người viết.

    2. Ví dụ về phân tích, đánh giá:

    Đề bài: Phân tích, đánh giá nhân vật người chiến sĩ thồ tranh trong truyện ngắn «Bức tranh» - Nguyễn Minh Châu.

    Thao tác phân tích:

    - Nội dung: Vẻ đẹp người chiến sĩ thồ tranh:

    + Là người chiến sĩ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

    + Là người độ lượng, vị tha, tốt bụng.

    - Nghệ thuật:

    + Cách kể chuyện; + Ngôi kể, điểm nhìn; + Dựng tình huống; + Xây dựng nhân vật; + Ngôn ngữ, giọng điệu..

    Thao tác đánh giá:

    + Sự việc bất ngờ xảy ra: Anh chiến sĩ được giao nhiệm vụ thồ tranh cho chính người đã từ chối vẽ tranh cho mình hôm trước. Với kẻ hẹp lòng, người ta hoặc sẽ từ chối, hoặc tìm cơ hội để trả thù. Còn anh chiến sĩ xử sự như thế nào trong hoàn cảnh ấy? Nguyễn Minh Châu thật khéo léo chọn tình huống để nhân vật buộc phải bộc lộ phẩm chất, tính cách. Và cũng chính từ tình huống này, vẻ đẹp người chiến sĩ đã dần dần sáng rõ khiến người đọc không khỏi ngưỡng mộ vì tấm lòng vị tha, độ lượng của anh..

    + Bao dung, độ lượng là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Người chiến sĩ thồ tranh dù từng bị họa sĩ đối xử lạnh lùng, bị từ chối lời đề nghị không hề khó đối với một họa sĩ tài năng, nhưng anh không hề ấm ức, để bụng. Anh sẵn sàng bỏ qua và tôn trọng quyết định của họa sĩ. Điều khiến người đọc bất ngờ hơn chính là cách cư xử đầy nhân văn của anh đối với người họa sĩ trên đường thồ tranh. Trong hoàn cảnh này, giữ được trạng thái bình thường với người không chịu giúp mình đã khó, anh đã vượt lên hẳn cái trạng thái bình thường khó khăn ấy để hết lòng giúp đỡ người họa sĩ. Vượt lên trên sự ích kỉ của bản thân, anh chiến sĩ đã cư xử thật cao thượng. Từ hành động, đến lời nói của anh đều toát lên thiện chí giúp người. Ai có thể làm được như vậy nếu không có một trái tim nhân ái, một tấm lòng thiện lương?

    [​IMG]

    II. Các kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

    Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật của truyện..

    Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn trích..

    Phân tích, đánh giá nhân vật..

    Phân tích giá trị nhân đạo của truyện..

    Phân tích giá trị hiện thực của truyện..

    Phân tích, đánh giá nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật..

    Phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện..

    Phân tích đánh giá nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật..

    Phân tích tình huống truyện..

    Phân tích chi tiết/hình ảnh.. trong truyện..

    III. Hướng dẫn cách làm một số kiểu bài phân tích, đánh giá tác phẩm truyện thường gặp

    Kiểu bài 1 - Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật của truyện/ của đoạn trích..


    Cách làm:

    Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm/hoặc đoạn trích (nhấn mạnh đây là tác phẩm/đoạn trích thể hiện những nét đặc sắc về ND, NT)

    Thân bài:

    Bước 1: Tóm tắt (thật ngắn gọn nội dung truyện/đoạn truyện)

    Bước 2: Phân tích, đánh giá đặc sắc về nội dung :(+ liên hệ, so sánh)

    Đề tài (là gì? Mới hay không mới? Có sự sáng tạo hay không)

    Chủ đề/ nội dung của truyện hoặc của đoạn trích:

    *Chủ đề 1: Chỉ ra, phân tích, đánh giá qua các dẫn chứng tiêu biểu

    *Chủ đề 2: Tương tự cđ1..

    Tư tưởng/Thông điệp của truyện/đoạn trích là gì? (điều tác giả gửi gắm)

    Cảm hứng nghệ thuật là gì? (tình cảm, thái độ của tác giả)

    Bước 3: Phân tích, đánh giá đặc sắc về nghệ thuật:

    - Cốt truyện (đơn giản hay nhiều kịch tính? Tác dụng)

    - Ngôi kể, điểm nhìn (ngôi 1 hay ngôi 3; có mượn điểm nhìn của ai không? Tác dụng)

    - Cách dựng tình huống (nếu có, nêu tác dụng)

    - Cách khắc họa nhân vật (theo dòng nội tâm hay qua hành động, lời nói, qua đối thoại, qua các chi tiết tiêu biểu như miêu tả thiên nhiên, đồ vật, sự vật.. ; nêu tác dụng)

    - Nhận xét ngôn ngữ truyện (đơn giản, tinh tế, hoặc hài hước, dí dỏm, hoặc lạnh lùng, hoặc giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, hoặc trau chuốt, bóng bảy, đậm tính nghệ thuật.. ; nêu tác dụng)

    - Nhận xét giọng điệu trong truyện (trầm buồn, xót xa hoặc nhẹ nhàng, hoặc thâm trầm, hoặc vui tươi, tác dụng)

    - Sự kết hợp giữa A và B (nếu có: VD: Chất tự sự - triết lý, chất hiện thực - trữ tình, chất cổ điển - hiện đại)

    - Phong vị vùng miền: Miền núi, miền Nam, phong vị Tây Nguyên..

    - Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu..

    Bước 4: Đánh giá khái quát về đặc sắc nội dung, nghệ thuật của truyện/đoạn truyện.

    Kết bài: Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế (nếu có) của tác giả, về giá trị, sự tác động của tác phẩm/đoạn trích đối với người đọc cũng như bản thân em.

    Kiểu bài 2 - Phân tích, đánh giá nhân vật trong truyện/đoạn truyện

    Cách làm:

    Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm/hoặc đoạn trích, giới thiệu nhân vật.

    Thân bài:

    Bước 1: Khái quát: Nêu bối cảnh lịch sử xã hội; nêu hoàn cảnh nhân vật xuất hiện (nếu có)

    Bước 2: Phân tích, đánh giá nhân vật:

    + Nêu đặc điểm 1, dẫn dẫn chứng, phân tích, đánh giá

    + Nêu đặc điểm 2, dẫn dẫn chứng, phân tích, đánh giá

    (Chú ý 3 phương diện: Số phận, tính cách, vẻ đẹp – phân tích qua các phương diện tên tuổi, ngoại hình, lời nói, hành động, cách ứng xử, quyết định, dòng tâm lí.. để làm nổi bật số phận, tính cách, vẻ đẹp)

    - Nêu cảm nhận suy nghĩ chung về nhân vật.

    (Chú ý: Nên so sánh với các nhân vật khác trong các tác phẩm khác)

    Bước 3: Đánh giá nghệ thuật khắc họa nhân vật:

    + Cách kể chuyện;

    + Ngôi kể, điểm nhìn;

    + Dựng tình huống;

    + Xây dựng nhân vật;

    + Ngôn ngữ, giọng điệu..

    Kết bài:

    - Khái quát thành công của tác giả của tác giả qua việc xây dựng nhân vật.

    - Liên hệ, nêu cảm nghĩ về thông điệp mà tác giả gửi gắm qua xây dựng hình tượng nhân vật.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng tư 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...