Tủ lạnh nhà bạn tốn điện? Nhiều người cứ ngỡ chỉ cần xếp đồ trong tủ hợp lý, chăm bảo trì định kỳ là xong mà đâu biết việc kiểm tra cửa tủ lạnh cũng quan trọng không kém. Thường vào ngày hè chi phí tiền điện tăng cao, nhiều gia đình đau đáu lo lắng hóa đơn tăng chóng mặt. Dù đã cố gắng tắt bớt đèn, không bật máy nước nóng vẫn không cải thiện được bao nhiêu. Chồng con thì nóng đổ lửa mà vợ vẫn không cho bật máy lạnh. Giá điện vừa mới tăng càng làm cho mỗi gia đình lo lắng hơn. Ai nhìn hóa đơn cũng ngán ngẫm mặc dù mới vào đầu mùa nóng. Nghĩ đi nghĩ lại không biết nguyên nhân từ đâu, hóa ra thủ phạm 'ngốn' nhiều tiền điện nhất chính là cái tủ lạnh các mẹ ạ. Lý do là tủ lạnh dễ hỏng hóc, hay bị rò rỉ hơi lạnh ra ngoài. Nhưng tủ lạnh là thiết bị quan trọng bảo quản thức ăn tránh ôi thiu nên không xài không được. Nhiều mẹ cứ ngỡ chỉ cần xếp đồ trong tủ hợp lý, chăm bảo trì định kỳ là xong mà đâu biết việc kiểm tra cửa tủ lạnh cũng quan trọng không kém. Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện một ngày? Công suất tiêu thụ và điện năng tiêu thụ là một trong những yếu tố được cân nhắc hàng đầu khi mua tủ lạnh. Từ các yếu tố này, bạn có thể dễ dàng thực hiện cách tính điện năng tiêu thụ của tủ lạnh nhanh chóng. Công thức như sau: Công thức tính điện năng tiêu thụ tủ lạnh là: A = P x t Trong đó: A: Điện năng tiêu thụ của tủ lạnh trong thời gian t (W. H) P: Công suất của tủ lạnh (W) T: Thời gian hoạt động của tủ lạnh (h: Giờ) Ví dụ: Tủ lạnh công suất tiêu thụ P = 120W, hoạt động liên tục 24h trong ngày. Trong một tháng (30 ngày), điện năng tiêu thụ của tủ lạnh là: A = P x t = 120 x 24 x 30 = 86400 (Wh) = 86, 4 (kWh) 1kWwh = 1 số điện Một tháng, tủ lạnh tiêu tốn 86, 4 số điện Kiểm tra cửa tủ lạnh đóng không khít Hãy thường xuyên kiểm tra cánh cửa tủ lạnh và phần đệm cao su để tránh tình trạng đóng không kín, cửa tủ lạnh bị hở sẽ làm "rò rỉ" khí lạnh hoặc không khí bên ngoài vào tủ. Các chị nên biết rằng nếu miếng đệm cao su bị lỏng hay không còn khả năng hút bám, có thể khiến tủ lạnh không được đóng chặt, gây hiện tượng rò rỉ khí lạnh ra ngoài rất tốn tiền điện, còn làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh. Để kiểm tra tình trạng của tủ lạnh, chị em chỉ cần chuẩn bị một tờ giấy A4 và làm theo mẹo đơn giản sau, đảm bảo sẽ "bắt bệnh" được ngay cho chiếc tủ lạnh nhà mình. Bước 1. Hãy sử dụng 1 tờ giấy A4, kẹp vào cửa tủ lạnh rồi đóng cửa tủ lại. Bước 2. Sau đó thử rút tờ giấy ra từ từ, nếu nó trượt ra một cách dễ dàng, nghĩa là phần cao su ở cánh cửa tủ đã có vấn đề, bị cong, bong ra hoặc rách. Lúc này sẽ vô tình làm giảm hiệu suất làm mát của tủ và các chị cần nhanh chóng thay thế chúng. Không cài đặt nhiệt độ trong nhà quá thấp vì vừa lãng phí vừa dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Cảm cúm, ho, cảm lạnh.. Cách tiết kiệm điện tủ lạnh Sau khi nắm được cách hoạt động và tiêu thụ điện của tủ lạnh chắc hẳn bạn cũng tính được tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày rồi đúng không. Tiếp theo hãy đến với một số cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh sau đây nhé. Vệ sinh dàn ngưng thường xuyên Dàn ngưng nằm phía sau tủ lạnh, làm bằng kim loại và có chức năng loại bỏ hơi nóng từ máy nén. Thời gian vệ sinh dàn ngưng định kì là 6 - 12 tháng/lần để tránh bụi bẩn bám vào, khiến máy nén phải "nhân đôi công suất" làm lạnh cho tủ. Máy nén hoạt động bình thường thì điện năng của tủ mới tiết kiệm. Đảm bảo nhiệt độ hợp lý Thông thường khi mua tủ lạnh mới, thợ kỹ thuật sẽ điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh về các thông số mặc định của nhà sản xuất. Tuy nhiên, tùy theo số lượng thực phẩm, nhiệt độ bên ngoài (hè hay đông).. mà bạn nên điều chỉnh phù hợp để tránh: - Nhiệt độ quá thấp, thực phẩm bị đông đá, tốn nhiều điện năng. - Nhiệt độ quá cao, thời gian bảo quản bị giảm do thức ăn dễ ôi thiu (đặc biệt là mùa hè). Bọc kín thức ăn cho vào tủ lạnh Bọc kín thực phẩm trước khi cho vào tủ giúp thực phẩm đảm bảo được độ tươi ngon, tránh cho tủ bị ám mùi và đồng thời cũng là một cách tiết kiệm điện tủ lạnh. Bọc kín thực phẩm giúp máy nén hoạt động nhẹ nhàng hơn do lượng không khí lưu thông trong tủ tốt hơn từ đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Chứa quá nhiều hoặc quá ít thức ăn Đặt quá nhiều thực phẩm trong tủ có thể khiến các lỗ thông gió bị bít lại, hơi lạnh không tỏa đều không chỉ khiến thực phẩm dễ hư hỏng, mà còn làm hao phí điện năng do phải tăng cường làm lạnh. Ngược lại, đặt quá ít thức ăn trong tủ khiến thời gian làm lạnh diễn ra lâu hơn. Khi tủ lạnh quá trống trải, bạn nên đặt thêm bình nước đá để giảm lượng điện năng tiêu thụ. Không mở tủ lạnh quá lâu Rất nhiều người có thói quen mở và giữ cửa tủ lâu khi lấy nước, hoặc khi phải cất nhiều đồ một lúc. Mở tủ lạnh quá lâu hoặc quá thường xuyên khiến máy nén phải điều chỉnh nhiệt độ liên tục, gây hao phí điện năng. Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên Một trong những cách tiết kiệm điện tủ lạnh hiệu quả không thể bỏ qua việc kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên. Viền đệm ở phía trong cánh tủ giúp hơi lạnh không bị rò rỉ ra ngoài khi đóng cửa. Khi lớp đệm này bị cong hoặc rách thì hơi lạnh sẽ thoát ra ngoài, đồng thời hơi nóng từ bên ngoài có thể đi vào bên trong tủ, khiến tủ phải sử dụng điện năng nhiều hơn để điều hòa nền nhiệt đã đặt. Hãy kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên và tránh dùng các vật nhọn (dao, kéo) tác động hoặc đóng mở cửa tủ quá mạnh. Lựa chọn dung tích thích hợp Bạn không nên lựa chọn một tủ lạnh dung tích lớn lên tới 300l trong khi gia đình chỉ có 02 người. Hoặc gia đình đông người, thường xuyên lưu trữ khối lượng thực phẩm lớn nhưng lại mua tủ lạnh dung tích nhỏ 90L. Dung tích không phù hợp với nhu cầu sẽ gây lãng phí điện, thậm chí làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Do đó lựa chọn dung tích thích hợp là một trong những cách tiết kiệm điện tủ lạnh hiệu quả và cũng là lưu ý khi chọn mua tủ lạnh mới. - Nếu nhà nhỏ có từ 1 - 3 người: Nên dùng tủ lạnh mini, tủ có dung tích dưới 150 lít hoặc loại tủ truyền thống có 2 cánh, ngăn đá trên. - Nếu nhà lớn, có đông người và thích những tủ lạnh có thiết kế sang trọng thì tủ lạnh side by side (tủ 2-3 cửa) là sự lựa chọn hoàn hảo. Rã đông ngăn đông định kì Đa số các tủ lạnh đều trang bị tính năng tự rã đông, tránh đóng tuyết thông minh. Tuy nhiên, ở một vài dòng tủ lạnh, khi chưa được trang bị công năng này, người dùng cần xả đông định kì. Lớp tuyết dày trên 0, 5cm sẽ gây cản trở sự lưu thông không khí trong ngăn đá. Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh Hơi nóng từ thức ăn sẽ khiến nhiệt độ trong tủ thay đổi. Để nền nhiệt trong tủ trở về mức ổn định, máy nén phải hoạt động với năng suất gấp nhiều lần. Do đó để thực hiện cách tiết kiệm điện tủ lạnh tuyệt đối không cho thức ăn nóng vào tủ lạnh. Tắt tính năng làm đá tự động Khi không cần dùng nhiều đá, hoặc đã đủ số lượng đá, hãy tắt tính năng làm đá tự động. Vì chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu tốn điện năng đáng kể. Dùng chén đĩa bằng thủy tinh hoặc sứ Đây là các chất liệu dẫn nhiệt tốt, giúp hơi lạnh thẩm thấu nhanh, tiêu tốn ít điện năng. Hạn chế sử dụng các vật liệu dẫn nhiệt kém như nhựa, bình cách nhiệt, v.. v.. nếu bạn không muốn tiền điện của mình tăng cao. Tránh xa nguồn nhiệt Không đặt tủ lạnh ở nơi bị ánh nắng chiếu trực tiếp, gần bếp nấu, lò nướng, lò vi sóng hay các thiết bị tỏa nhiệt nào khác. Các nguồn nhiệt này sẽ làm tủ nóng lên, ảnh hưởng tới hoạt động và hiệu suất của máy nén. Hoặc, kê tủ lạnh quá sát tường cũng khiến sự lưu thông nhiệt độ trong và ngoài máy không tốt, tủ phải hoạt động nhiều hơn và tốn điện hơn. Một số giải pháp tiết kiệm điện khác 1. Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính (kể cả trần nếu có thể) để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. 2. Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc đèn ống hùynh quang để tiết kiệm điện. 3. Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40 W, 20 W bằng bóng đèn ống neon thế hệ mới 36 W, 18 W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện (khi thay một chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử của đèn 40 W, ta tiết kiệm được mỗi giờ 4 Wh và cho lười điện 12, 9 Wh do không phải chuyên chở điện phản kháng). 4. Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh sáng và điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao. Thực hiện mỗi đèn một công tắc đóng, mở. 5. Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng: Ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường cho đi lại cho sinh hoạt và đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc của cán bộ (chỉ bật khi làm việc). Bố trí chiếu sáng kiểu đa dạng, năng động thế này sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng. Gia đình nên sử dụng một số thiết bị thông minh và áp dụng một số mẹo đơn giản khác thì bạn có thể kiểm soát và tiết kiệm được một lượng đáng kể điện năng tiêu thụ. Giải pháp tự động hóa: Đèn chiếu sáng ở những khu vực công cộng tự bật đèn lúc 18h tối và tắt lúc 6h sáng mỗi ngày. Thiết bị điện trang trí, quảng cáo tự bật lúc 17h30 (trời nhá nhem tối) và tự động tắt lúc 24h tối (đi ngủ không cần dùng tới đèn trang trí, tránh rủi ro xảy ra sự cố điện, đồng thời tiết kiệm điện) Máy lạnh trong văn phòng làm việc tự bật lúc 7h sáng và tắt lúc 11h30 trưa (nghỉ trưa), rồi đến 13h bật lại cho đến 17h chiều tự động tắt, tránh lãng phí điện ngoài giờ làm việc. Hẹn giờ bật máy bơm nước tưới cây, máy sục khí các trại nuôi thủy sản.. rồi tắt tự động mỗi ngày một cách chính xác, hiệu quả, không tốn công sức và thời gian. Nó không chỉ làm mát không khí mà còn giúp bạn tưới cây. Nếu bạn cần làm việc trong nhà? Có thể mặc một chiếc áo ướt (nhưng không nhỏ nước) và để nó tự bay hơi, bạn sẽ cảm thấy mát mẻ khi xung quanh nóng bức.