1. Mứt dừa Nguyên liệu: - Dừa bánh tẻ - Đường - Bột vani Cách làm: - Bước 1: Dừa tách vỏ, nạo sạch lớp sừng màu nâu. Sau đó, bào mỏng thành sợi hoặc cắt hạt lựu. Rửa sạch với nước lạnh từ 3 – 4 lần giúp dầu dừa tiết ra, khi sên mứt không bị ướt. - Bước 2: Ngâm sợi dừa với nước lạnh trong 3 - 4 tiếng. Vớt dừa ra, để ráo. Sau đó, trộn dừa với đường, một ống vani và ngâm khoảng 12 - 24 tiếng. - Bước 3: Khi sên mứt, bạn nên mở lửa lớn cho nhanh bay hơi, dùng đũa đảo nhẹ để dừa không dính dưới đáy nồi. Khi nước đường sệt lại, cho nhỏ lửa và đảo liên tục cho đến khi sợi dừa khô lại, có lớp bột trắng mịn bao quanh. - Bước 4: Tắt bếp và hong dừa thêm 1 - 2 phút trong chảo để mứt khô hẳn, tránh bị chảy nước. Khi mứt khô và nguội, rũ sạch đường rồi cho vào túi hay hộp kín, bảo quản ở nơi thoáng mát. Nếu muốn tạo màu và đa dạng hương vị cho mứt dừa, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như lá nếp, củ dền, chanh leo, cà rốt.. ép nước và ngâm cùng hỗn hợp dừa, đường theo tỷ lệ thích hợp.
2. Mứt xoài bi lăn dừa Nguyên liệu: - 500 gr xoài chín - 130 gr đường - 1/2 trái chanh - 50 gr nước đường trắng Hàn Quốc loại làm bánh trung thu hiện đại - Dừa vụn sấy khô Cách làm: Bước 1: Xoài gọt vỏ cắt miếng, mang đi xay nhuyễn Bước 2: Xoài xay + đường + 1/2 trái chanh + nước đường Hàn Quốc vào chảo không dính trộn đều, bắc lên bếp nấu lửa vừa 10 phút. Sau đó hạ lửa thấp cứ riu riu và thỉnh thoảng đảo đều. Bước 3: Khi thấy nước rút, hỗn hợp hơi sánh bạn đảo đều cho đến khi hỗn hợp sánh dẻo quyện vào nhau thì tắt bếp. Bước 4: Múc từng ít hỗn hợp cho ra khay có lót màng thực phẩm. Bước 5: Sau đó viên tròn kích cỡ như viên bi, rồi lăn viên kẹo qua chén dừa vụn là hoàn tất.
3. Mứt gừng Nguyên liệu: - 1 kg gừng tươi - 1 kg đường - 2 quả chanh - 1 chút muối Cách làm: - Bước 1: Gừng rửa sạch, dùng muỗng cạo nhẹ cho bong hết lớp vỏ bên ngoài. Không nên dùng dao vì sẽ mất cả thịt gừng. - Bước 2: Cắt lát gừng thật mỏng rồi rửa lại gừng với nước. - Bước 3: Ngâm gừng trong nước muối loãng pha thêm 1 quả chanh trong 1 đến 2 tiếng rồi vớt gừng ra để cho ráo nước. - Bước 4: Đun sôi nồi nước, cho thêm nước cốt chanh vào (bỏ hạt để tránh bị đắng) và 1 muỗng cà phê muối. Đợi nước sôi thì bỏ gừng vào luộc chín trong 5 phút. Chú ý đảo nhẹ để gừng chín đều mà không bị nát. - Bước 5: Tiếp theo vớt gừng ra và rửa lại với nước. Nếu muốn gừng ít cay thì rửa nhiều lần, còn thích cay nhiều thì chỉ rửa 1 – 2 lần thôi nhé. - Bước 6: Đổ gừng và đường vào trộn đều, ướp trong 4 – 5 tiếng cho đường tan. - Bước 7: Cho gừng vào chảo để tiến hành sên mứt (không sử dụng chảo chống dính). Sên mứt trên lửa lớn trong khoảng 5 phút rồi hạ lửa thật nhỏ để sên tiếp. Thỉnh thoảng đảo mứt trên chảo. Khi đường cạn bớt và gừng bắt đầu sền sệt thì đảo liên tục đến khi thấy chảo có đường kết tinh thì tắt bếp. - Bước 8: Hôm sau đem mứt gừng phơi nắng 1 ngày rồi bỏ vào lọ kín và đậy nắp để bảo quản.
4. Mứt đu đủ vị lá dứa Nguyên liệu: - 1/2 trái đu đủ xanh - 200 ml nước ép lá dứa - 200 gr đường - 1 muỗng cà phê muối Cách làm: Bước 1: Đu đủ gọt vỏ bào sợi. Bước 2: Ngâm đu đủ trong nước đá lạnh có pha muối khoảng 40 phút. (Dùng nước đá lạnh ngâm mục đích làm cho các sợi đu đủ cứng, mứt sau khi sên sẽ giòn). Sau đó đổ ra rổ xả qua nước lạnh. Bước 3: Nấu 1 lít nước lạnh cùng nước ép lá dứa, nấu sôi. Cho đu đủ vào luộc nhanh 4 phút là tắt bếp, để yên như thế 5 phút rồi đỗ đu đủ ra rổ xả sơ qua nước lạnh. Bước 4: Đu đủ + đường cho vào chảo không dính trộn đều. Khi đường tan thì cho chảo mứt lên bếp sên 7 phút với lửa vừa. Sau đó hạ thấp lửa tiếp tục sên. Trong khi sên bạn nhớ dùng đũa đảo nhẹ cho mứt ngấm đường đều. Cứ sên như thế cho đến khi đường dẻo rồi chuyển từ từ qua khô và kết tinh bám quanh sợi mứt là tắt bếp.
5. Mứt quất Nguyên liệu - 500gr quất - 500gr đường - Một chút muối Cách làm: Cho 2 muỗng muối vào cùng quất, chà kỹ lên lớp vỏ bên ngoài rồi rửa sạch Cắt quất làm đôi, loại bỏ hạt Thêm một ít nước vào nồi, cho đường vào đun sôi cho tan, rồi cho quất vào, vặn lửa vừa Quất sau khi nấu chín như có lớp gelatin trong suốt bám bên ngoài nhìn rất đẹp mắt. Vớt quất ra để riêng, phần siro nước quất có thể pha vào với nước lọc để làm nước giải khát Tiếp tục xếp quất trên vỉ nướng rồi nướng ở 120 độ C trong 50 phút. Lúc này, vỏ quất đã có độ dai, để nguội rồi bảo quản trong tủ lạnh Ngày Tết chỉ cần dọn ra đĩa là được
6. Mứt khoai lang Nguyên liệu - 2 củ khoai lang (có thể chọn khoai lang tím hoặc vàng để món mứt thêm sinh động) - 90gr đường trắng - 30ml nước Cách làm: Rửa và gọt vỏ khoai, sau đó cắt thành từng cục nhỏ. Cho một lượng dầu vào chảo, đun nóng đến 80% thì cho khoai vào chiên ở lửa trung bình thấp. Khi thấy bề mặt khoai đã cháy cạnh thì vớt ra để ráo dầu. Sử dụng một chảo khác, đổ nước và đường vào đun sôi, tiếp tục khuấy cho đến khi thấy bong bóng nổi lên nhiều. Sau khi tắt bếp thì cho khoai lang vào đảo đều để toàn bộ khoai được phủ đầy siro. Sử dụng quạt để làm lớp khoai lang nguội nhanh. Bằng cách này khi nhiệt độ giảm xuống, tiếp tục đảo đều khoai sẽ thấy trên bề mặt khoai đường khô lại, bám đều vào rất đẹp. Đợi khoai nguội hoàn toàn thì cho khoai vào lọ bảo quản.
7. Mứt dừa viên Nguyên liệu: - 2 trái dừa không non không già nặng - 240 gr đường chia làm 4 các màu: Như lá dứa, dâu, nước ép củ nghệ.. - 1 chút muối - 20 gr đường vanilla (chia làm 4) Cách làm: Bước 1: Dừa gọt bò vò nâu rửa sạch thái hạt lựu không quá to. Sau đó rửa qua nước lạnh. Bước 2: Nấu khoảng 1 lít nước sôi cùng 2 muỗng canh đường và muối. Cho dừa vào luộc 2-3 phút. Bước 3: Sau đó đổ dừa ra rổ xả qua nước lạnh. Bước 4: Chia dừa ra làm 4 phần rồi cho màu + đường vanilla và đường trộn chung để ít nhất 6 tiếng hay qua đêm. Bước 5: Cho từng phần dừa vào chảo nhỏ không dính, bắc lên bếp sên lửa nhỏ. Mới đầu nước đường sôi bạn thỉnh thoảng đảo nhẹ. Khi nước đường bắt đầu sánh thì bạn dùng đũa đảo hoài cho đến lúc đường kết tinh bám vào từng viên dừa khô ráo là tắt bếp. Bước 6: Khi đã hoàn tất công đoạn sên, bạn nên chờ mứt dừa viên nguội hoàn toàn trước khi cho vào hũ/ bao, đậy cột kín ăn dần.
8. Mứt dứa Nguyên liệu: - Dứa: 2 quả - Đường: 600 gr - Chanh: 1 quả - Muối ăn: 1 muỗng cà phê - Phèn chua: 5gr Cách làm: Bước 1: Dứa gọt vỏ, chú ý gọt sâu vào thịt để bỏ mắt, cắt tròn và bỏ lõi. Bước 2: Ngâm dứa vào nước lạnh có pha 1 muỗng cà phê muối trong khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa sạch. Bước 3: Đun sôi 2 lít nước với 5gr phèn chua. Bước 4: Cho dứa vào trần trong khoảng 10 phút rồi vớt ra xả sạch với nước lạnh cho hết phèn chua. Bước 5: Để dứa ở nơi thoáng gió trong khoảng 2h để dứa ráo nước. Cho dứa và đường vào nồi, để đường tan hết hoặc để qua đêm cho dứa ngấm đường. Bước 6: Sên dứa ở lửa nhỏ cho đến khi miếng dứa trong. Thêm nước cốt chanh vào tiếp tục sên đến khi dứa ăn có vị dẻo, chua ngọt thì tắt bếp. Muốn mứt dứa dẻo ráo đường thì các bạn sấy trong lò ở nhiệt độ 100 độ C trong khoảng 1h, sau đó để nguội và cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.
9. Mứt dừa chanh leo Nguyên liệu: - Dừa bánh tẻ (dừa không quá non cũng không quá già) :3 quả - Đường trắng: 500 gram - Sữa đặc: 50g - Chanh leo: 3-4 quả Cách làm: Dừa bánh tẻ sau khi mua về, bào mỏng rồi rửa với nước sạch. Cho dừa nạo chần qua nước sôi để loại bớt tinh dầu dừa. Vớt ra, để ráo nước. Chanh leo cắt đôi, lọc lấy phần nước cốt. Lưu ý, trong quá trình lọc, không chà xát mạnh phần hạt chanh làm phần bọc hạt vỡ ra. Phần này là phần nước chua nhất của chanh leo làm cho mứt không đóng đường được. Sau khi dừa đã ráo nước, cho đường và nước cốt chanh leo vào ngâm. Để từ 4-6 tiếng để dừa ngấm đường và nước chanh. Công đoạn sên mứt dừa: Khi sên mứt, bật lửa lớn nhất cho nhanh bay hơi, thỉnh thoảng dùng đũa đảo để dừa không bị cháy xém. Khi nước gần cạn, vặn nhỏ lửa, đảo đều tay liên tục cho đến khi thấy bên trên bề mặt dừa xuất hiện các hạt như cát mịn thì tắt bếp. Đảo thêm một chút nữa để dừa lên đường đẹp và có độ khô nhất định. Dừa bị ẩm hoặc chưa khô hẳn sẽ nhanh bị mốc, hỏng, không bảo quản được lâu. Đổ mứt dừa ra chiếc mâm sạch, tán đều dừa cho nguội, sau đó cho vào túi bảo quản dùng dần. Yêu cầu thành phẩm: Mứt dừa chanh leo có màu vàng nhạt, vị hơi chua nhẹ và có mùi thơm của chanh leo. Để làm mứt dừa ngon nên chọn loại dừa bánh tẻ, tức dừa không quá non hay quá già. Cách nhận biết loại dừa này là khi đã đẽo lớp vỏ cứng của trái dừa, chúng ta sẽ thấy một lớp vỏ màu nâu nhạt (nâu đậm là dừa già) có thể bấm móng tay vào. Dừa bánh tẻ cho độ cứng, độ dày cùi và độ dai vừa phải, thích hợp và dễ dàng để nạo làm mứt.