Cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phan Hà Nhi, 19 Tháng bảy 2021.

  1. Phan Hà Nhi

    Bài viết:
    13
    Khi tiếp xúc với loại đề này, khá nhiều học sinh thắc mắc: Có cần chép hết bài thơ trong phần mở bài không? Làm thế nào để học thuộc cả một bài thơ dài? Phân tích nội dung hay nghệ thuật trước?

    Đặc điểm của dạng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

    Đề bài của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường có những đặc điểm sau:

    Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ:


    Người ra đề thường lựa chọn những vấn đề hoặc khía cạnh nổi bật của bài thơ.

    Ví dụ: Phân tích hình ảnh người lính trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

    [​IMG]

    Tiểu đội xe không kính trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước

    Dạng bài phân tích một đoạn thơ:


    Người ra đề thường chọn đoạn thơ đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ.

    Ví dụ: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về khổ thơ cuối cùng trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" để làm rõ tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước.

    Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ:


    Hình ảnh được lựa chọn phải giàu ý nghĩa biểu tượng và giá trị nội dung.

    Ví dụ: Ba câu kết trong bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu với hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp đẽ về cuộc đời người chiến sĩ. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu phân tích hình ảnh đặc sắc đó.

    [​IMG]

    Bài thơ Đồng chí thường được ra đề dạng văn nghị luận

    Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ


    Hai ngữ liệu được lựa chọn sẽ có nét tương đồng, gần gũi.

    Ví dụ: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", Thanh Hải có viết:

    "Ta làm con chim hót

    Ta làm một nhành hoa

    Ta nhập trong hòa ca

    Một nốt trầm xao xuyến"

    Có những điểm gặp gỡ trong tư tưởng với nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ "Một khúc ca xuân" :

    Nếu là con chim, chiếc lá

    Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

    Lẽ nào có vay mà không có trả

    Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

    Em hãy so sánh hai khổ thơ trên để thấy được những điểm gặp gỡ của hai nhà thơ.

    Dàn ý của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

    Mở bài

    Giới thiệu ngắn gọn về những nét chính về tác giả, tác phẩm.

    Giới thiệu những vấn đề nghị luận và trích dẫn.

    Thân bài

    Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ, bài thơ..

    Phân tích cụ thể khổ thơ, đoạn thơ

    Phân tích theo bố cục của bài hoặc từng câu (bổ ngang)

    Phân tích theo hình tượng hoặc nội dung xuyên suốt bài thơ (bổ dọc).

    Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ: Những hình ảnh giàu ý nghĩa, biểu tượng, cấu tứ, nhịp điệu.

    Kết bài

    Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng, đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ nghị luận.

    Sau đây là một số lưu ý:

    Khi giới thiệu bài thơ nên ở phần mở bài, học sinh không cần dẫn nguyên bài thơ, chỉ cần giới thiệu tên bài thơ là đủ.

    Để tìm hiểu giá trị bài thơ, bao gồm giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, học sinh có thể chọn cách phân tích theo bố cục các đoạn của bài thơ. Cách thứ nhất, cần nắm chắc bố cục bài thơ, từ đó lần lượt phân tích từng đoạn cho đến hết bài thơ. Với cách thứ hai, trước hết cần bao quát được hệ thống ý, cũng có thể là những biểu hiện, cảm xúc của nhân vật trữ tình, sau đó tập hợp, phân tích những câu thơ có cùng nội dung cảm xúc ấy.

    Quá trình phân tích, cảm nhận bài thơ phải theo trình tự nghệ thuật đến nội dung. Đó là quá trình ngược lại với quá trình sáng tác của nhà thơ, là qua strinhf người đọc tự giải mã những tín hiệu ngôn ngữ để tìm đến nội dung tư tưởng, nội dung cạm xúc mà nhà thơ gửi gắm.

    Trong quá trình phân tích không nhất thiết phải trích dẫn tất cả những câu, đoạn trong bài thơ, nếu đó là bài thơ dài.

    Học sinh có thể chọn những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu để phân tích và làm dẫn chứng minh họa.
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...