Dàn ý một bài nghị luận về tư tưởng đạo lí có 3 phần mở, thân và kết. Có ví dụ cụ thể Phần 1: Mở bài. - Dẫn dắt trích dẫn, giới thiệu vấn đề - Nêu nội dung của vấn đề bước đầu thể hiện quan điểm của mình. Phần 2: Thân bài. - Ý 1: Giải thích nội dung + Nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có) + Nghĩa trực tiếp (đi vào từng phần giải thích) + Nghĩa hẹp -> nghĩa rộng => Nghĩa chung - Ý 2: Khẳng định, bàn bạc, phân tích làm sáng tỏ vấn đề + Khẳng định vấn đề: Đúng hay sai, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực + Lý giải vì sao: Biểu hiện (nếu có) ; có thì lợi gì; không có thì hại gì - Ý 3: Bàn bạc mở rộng vấn đề + Nêu ý nghĩa vấn đề với xã hội ngày nay + Ngợi ca, phê phán những hành động, thái độ sai trái: Là ai, sai như thế nào, kết cục là gì + Bài học nhận thức: Phải làm gì và làm như thế nào Phần 3: Kết luận - Khẳng định lại vấn đề - Ý ngiã của bản thân HƯỚNG DẪN QUA ĐỀ BÀI: SUY NGHĨ VỀ BÀI CA DAO "CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN / NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA" Bài làm Phần 1: Mở bài Tình cảm của cha mẹ với con cái là tình cảm bao la, vô bờ bến. Nó là chân lý của muôn đời cính bởi vậy từ xa xưa ca dao Việt Nam đã dạy "Công cha như núi Thái sơn/ nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" đã khẳng định công lao to lớn của cha mẹ Phần 2: Thân bài - Ý 1: Giải thích nội dung + "Núi thái sơn" -> thể hiện sự to lớn vững trãi + "nước trong nguồn" -> trong lành, không vơi cạn, nuôi dưỡng - > Công cha mẹ to lớn, sâu rộng, vô cùng vô tận => Nghĩa chung: Công ơn to lớn của cha mẹ - Ý 2: Khẳng định, lí giải Lời khẳng định của bài ca dao là hoàn toàn đúng. Nó như một chân lí soi sáng muôn dời vì + Công ơn sinh thành: Mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày + Công ơn nuôi dưỡng: Chăm sóc ốm đau + Công ơn giáo dục: Người đầu tiên giáo dục con, ảnh hưởng của gia đình có ảnh hưởng đến nhân cách con cái. - Ý 3: + ý ngiã xã hội ngày nay: Đặt trong xã hội ngày nay, bài ca daoo vẫn còn nguyên giá trị và sẽ có sức ấm nóng đến muôn đời và vẻ đẹp của tình mẫu tử, phụ tử bao giờ cũng là tấm gương sáng chói của bài ca dao. Thật hạnh phúc cho chúng ta khi được bao bọc trong tình mẫu tử, phụ tử, chúng ta được yêu thương chăm lo. Và thật bất hạnh cho những ai thiếu tình phụ tử, mẫu tử + phê phán Cha mẹ không làm tròn bổn phận: Sinh không dưỡng, không yêu thương, không là tấm gương Con cái không làm tròn bổn phận với cha mẹ: Bất hiếu, làm đau lòng cha mẹ + Phải làm gì: Hiếu thảo với cha mẹ, phấn đấu để trở thành nỗ lực tinh thần với cha mẹ lúc tuổi già. Là học sinh thì phấn đấu học thật tốt, trở thành người có đạo đức tốt mang lại niềm vui cho cha mẹ Phần 3: Kết bài Như vậy, không gì có thể sánh bằng những công lao của cha mẹ với con cái. Dù mình có khôn lớn thì đối với ba mẹ mình vẫn là những đứa nhỏ cần sự quan tâm khiến chúng ta càng day dứt thấm thía câu ca dao "Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"