Cách kiềm chế, kiểm soát cơn nóng giận trong bản thân

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Thu Hương Nguyễn Thị, 1 Tháng ba 2020.

  1. Thu Hương Nguyễn Thị Thương Quê

    Bài viết:
    95
    Cách kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả nhất từ các chuyên gia tâm lý

    *bafu 43**bafu 13*

    Kiểm soát cơn tức giận là gì?

    Cảm thấy tức giận là một phần của con người. Đó là một phản ứng tự nhiên khi con người bị tấn công, xúc phạm, lừa dối hay thất bại. Đôi khi, giận dữ thái quá còn có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe tâm lý khác.

    Giận dữ có thể hữu ích, nhưng nó cũng có thể rất đáng sợ. Khi điều gì đó làm bạn tức giận, Adrenaline (một loại nội tiết tố) sẽ khiến cho cơ thể bạn rơi vào trạng thái "fight or flight" (đánh hoặc chạy), cung cấp năng lượng cho bạn và làm cho bạn cảm thấy căng thẳng. Giải phóng năng lượng và sự căng thẳng này sẽ tốt cho bạn, nhưng rất khó để có thể làm điều đó một cách dễ chịu hay mang tính xây dựng. Ở đa số các tình huống, "đánh trả lại" hay "chạy trốn" (fight or flight) không có lợi và giận dữ thường dẫn tới những phản ứng khiến mọi thứ tệ hơn thay vì tốt lên.

    Cảm thấy tức giận tự nó không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ bạn xử lý nó thế nào.


    Xin giới thiệu với các bạn những cách khắc chế cơn giận một cách hiệu quả nhất từ chuyên gia tâm lý.

    Cách kiểm soát cơn tức giận trong bản thân, khi tức giận nên làm gì?


    [​IMG]

    1. Ngừng lại và hít một hơi thở sâu

    Trước tiên, đừng làm, nghĩ, hay nói bất cứ một lời nào cả. Hãy ngừng hết lại và hít một hơi thật sâu, đếm từ 1 đến 10 để giữ bình tĩnh.

    2. Quay lại tự hỏi mình một số câu hỏi

    Từ hỏi xem khi bạn tức giận khuôn mặt sẽ khó coi thế nào? Sẽ tự thuyên giảm bao nhiêu năm tuổi thọ? Và trong cuộc tranh cãi này mình có làm sai điều gì không? Nếu bạn đúng, bạn không cần tức giận. Nếu bạn sai, bạn càng không có tư cách để tức giận. Được bảo vệ tránh phản ứng thái quá. Chúng rất hữu ích cho những người đang tức giận.

    3. Hãy làm một việc có ích hơn và hoàn thành thật tốt

    Suy nghĩ tiêu cực sẽ dần dịch chuyển và hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

    4. Đặt tên cho cảm xúc tiêu cực của bạn

    Đôi khi cố ngăn chặn 1 cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến tác dụng ngược. Thế nên, bạn hãy đặt cho sự giận dữ của mình một cái tên thật dễ thương: Bực mình như quả cà chua, thất vọng như quả cà tím, và buồn chán như món cà pháo?

    5. Gạt bỏ hết những suy nghĩ vô ích trong đầu bạn

    Thù hận, tức giận chẳng thể khiến đời bạn khá khẩm hơn, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sức khỏe của bạn. Tốt nhất, hãy gạt hết chúng đi.

    6. Hãy viết chúng ra

    Viết ra những điều ấm ức trong lòng và đốt chúng thành tro bụi.

    7. Tâm sự với ai đó

    Hãy tâm sự với một người đáng tin cậy và từng trải, bạn sẽ thấy nhẹ lòng và nhận được lời khuyên hữu ích.

    8. Tập thể dục

    Sự tức giận sẽ theo mồ hôi trào ra cơ thể bạn và tan biến.

    9. Ra ngoài và kết nối với thiên nhiên

    Cảnh vật xinh đẹp, không khí trong lành sẽ hàn gắn những tổn thương trong trái tim bạn hiệu quả.

    (Nguyễn Hương -Tư liệu tham khảo)
     
    Meo meo thích cười thích bài này.
    Last edited by a moderator: 21 Tháng ba 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...