Cách kết bài hay

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huongthu2401, 13 Tháng mười một 2021.

  1. Huongthu2401

    Bài viết:
    479
    [​IMG]

    Mình thấy rất nhiều bạn còn khá lăn tăn chuyện kết bài. Kết bài làm sao cho ấn tượng, vừa đạt hiệu quả nội dung vừa kịp thời gian? Hôm nay mình gửi đến bạn mẹo tạo ra những khoảng lặng trong lòng người đọc. Mình nghĩ, nó sẽ giúp được mọi người!

    1. Ví dụ kết bài cho TÂY TIẾN: ".. chiến tranh không tiêu diệt được cái gì hết. Tất cả vẫn còn lại đó, y nguyên" (Nỗi buồn chiến tranh- Bảo Ninh) Có lẽ điều còn lại sau mỗi cuộc chiến là những kỉ niệm ngày hành quân thiếu thốn mà căng tràn nhiệt huyết, là những nỗi lòng đang băn khoăn những niềm thương, nỗi nhớ.. Chiến tranh rồi sẽ qua đi, nhưng nỗi đau người ở lại vẫn còn đó, vẫn gieo vào lòng của những lớp người của thời đại kia một thoáng buồn, một nhịp yêu nhớ khôn nguôi.. Đạn bom cũng thôi thét gào trên những trận mạc, chúng có thể lấy đi của ta những bản, những làng của rừng xưa núi cũ thân thương, nhưng tâm thức của con người vẫn sẽ mãi ở đó: Kiên cường và bất khuất, nhỏ bé mà ngang tàng, anh dũng.. Đọc Tây Tiến, tôi như thêm một lần được nghe, được hiểu chuyện của tháng năm xưa. Xin được mượn đôi dòng thơ của Nguyễn Duy như nén hương lòng gửi bao người đã khuất cho mây núi sông nước Việt: "Mút mắt là biển khơi và rừng đước đại ngàn Cồn cào gió và cồn cào sóng vỗ Gốc được già tạc mộ chí cho anh Có đá của lòng người trong thớ gỗ.."

    2. Ví dụ kết bài cho SÓNG: Nhà thơ Hàn Mặc Tử từng xúc động khôn xiết mà cất lời: "Máu đã khô rồi thơ cũng khô Tình tôi chết yểu tự bao giờ? (Trút linh hồn) Hóa ra, cái giá phải trả cho mỗi trang viết là cả máu huyết của một đời thơ. Ta nhớ đến Đài kỉ niệm của Puskin, hay nghẹn ngào trước những trang thơ tuyệt mệnh bằng huyết lệ của Examin. Và dừng tay tên những trang thơ của Xuân Quỳnh, tôi chợt chạnh lòng trước những vần" Sóng "du dương, da diết đến khắc khoải của người đàn bà đã hết lòng tin độ cho tình yêu. Nữ sĩ miền La Khê ấy đến với thơ như một sự đánh cược lớn, viết thơ mà cứ ngỡ tự bạch về cuộc đời riêng mình. Ta nghe đâu đó thổn thức trong từng nhịp sóng vỗ bờ, một tiếng lòng người phụ nữ đang băn khoăn trong khao khát bé nhỏ: Muốn được yêu và cho đi tình yêu. Từ chuyện sóng, nói chuyện lòng. Ấy không còn là chuyện của con tạo hững hờ, mà là chuyện người, chuyện tình, chuyện của những kẻ đang yêu..

    3. Ví dụ kết bài cho VIỆT BẮC" Những cuộc chiến rồi sẽ qua đi. "(An-ton-xtoi). Thật vậy, đạn bom đã thôi thét gào trên những trận mạc, cuộc sống lại trở về bình yên, phố xá thị thành cũng nhộn nhịp như nó vốn có. Chiến tranh có thể lấy đi của ta những sinh mạng, những xóm, những làng thân thương, nhưng chúng không thể nào giết chết tình cảm của con người trong thời đại ấy. Người ta thường nói, tình cảm là thứ dễ đổi thay. Nhưng với tôi, đó không phải là tình cảm chân thành. Một khi cảm xúc đủ mạnh, dù nghìn trùng xa cách, nó vẫn còn đó, vẹn nguyên. Tình cảm của con người Việt Bắc cùng cán bộ năm xưa cũng là một trong những minh chứng cho lẽ ấy. Tôi thầm nể phục tình cảm của họ, càng trân quý tinh thần của họ. Và nếu không có những áng thơ như" Việt Bắc ", tôi chẳng thể nào nhận ra được những lẽ ấy..

    4. Ví dụ kết bài cho ĐẤT NƯỚC Nguyễn Khoa Điềm từng tâm sự chân thành:" Tôi lựa chọn viết trường ca, cấu tứ theo từng mảng, như thế vừa dễ triển khai cảm xúc, vừa dễ sử dụng chất liệu. Thời ấy, là sinh viên từ miền bắc vào, tôi rất thích nhạc giao hưởng, đặc biệt là kết cấu giao hưởng, nó nhiều giọng điệu, có đoạn đằm thắm nhẹ nhàng, có đoạn suy tư, có đoạn cao trào gay gắt, sôi nổi. Tôi nghĩ tôi sẽ viết một bản giao hưởng bằng ngôn ngữ. Thế là tôi bắt tay vào viết."Đọc Đất Nước, nghe Người tâm tình về những ý niệm quê hương xứ sở, tôi chợt vỡ lẽ ra thứ cảm xúc du dương, trầm bổng của những bản nhạc giao hưởng ấy. Ấy là thanh âm của trái tim của một thi sĩ nặng tình với quê hương, đất mẹ. Khi da diết, lúc nhẹ nhàng đằm thắm. Đất Nước không chỉ đưa ta đến những chân trời suy nghĩ mới về dáng hình Đất Nước mà còn ru ta trong khúc hát quê hương ngọt ngào. Có chăng, cái hay trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm nằm ở lẽ ấy?
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...