[Thảo luận - Góp ý] Các tác phẩm sáng tác của Wt

Thảo luận trong 'Truyện Của Tôi' bắt đầu bởi vivan25, 13 Tháng tám 2021.

  1. vivan25

    Bài viết:
    28
    Trận Đạo

    Tên nick vivan25 / Bút danh: Wt

    Sở thích: Cái gì cũng thích

    Sở đoản: Chơi gì cũng dở​

    Đôi lời: Chúc mọi người đọc truyện vui vẻ. Truyện khá dài mong mọi người góp ý cho cốt truyện hay hơn. Mọi sự đóng góp của các bạn đều là bài học cho tác giả.

    Link liên kết tác phẩm: Huyền Ảo - Trận Đạo
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Chào bạn! Truyện "Trận đạo" của bạn mình có duyệt qua! Mình xin phép không bàn về nội dung, nhưng rất mong bạn tham khảo một chút những góp ý của mình về cách trình bày:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Thứ nhất, về dấu câu: Theo quy tắc chính tả hiện hành, cuối mỗi câu trần thuật thì sử dụng dấu chấm câu. Cuối mỗi câu cảm thán thì sử dụng dấu chấm than. Cuối mỗi câu hỏi thì sử dụng dấu hỏi chấm. Còn muốn báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước thì sử dụng dấu hai chấm.. Như vậy, dấu câu là phương tiện ngữ pháp cần thiết để tạo lập văn bản.

    Nếu quên dấu câu thì nhiều lúc có thể dẫn đến hiểu lầm thông tin. (Mình thường chia sẻ cho học sinh của mình về tầm quan trọng của dấu câu qua câu chuyện cười sau:

    Sáng nào anh đầu bếp chính của một tiệm ăn cũng viết trên bảng phân công phần việc của từng người. Vì bận việc nên không lần nào các câu văn của anh ta có dấu chấm hoặc dấu phẩy.

    Có lần, anh viết như sau:

    - "Anh Hòa cắt tiết anh Hùng nhổ lông cô Hồng luộc trứng anh Tuấn mổ bụng cô Lài lột da anh Tán rán mỡ chị Kim rửa chim cô Lý bóp mềm anh Tuất băm nhỏ cô Lan xào gan anh Hiệp quét dọn xong để đó chờ tôi".

    Đọc bảng phân công đó, mọi người đều không nhịn được cười.
    )

    Mình đọc qua thấy bốn chương truyện của bạn còn nhiều câu không sử dụng dấu câu, bạn nên bổ sung sớm ạ!

    - Thứ hai, về cấu tạo câu văn: Câu đơn có một cụm chủ vị, câu phức có từ hai cụm chủ vị trở lên. Nội dung của một câu ít nhất sẽ biểu thị một thông tin. Nếu muốn biểu thị nhiều thông tin, người viết thường sẽ tạo lập nhiều câu.

    Với câu văn này của bạn: "Hối Minh có hai ly do để giữ đứa bé thứ nhất đây không phải là đứa bé của phàm nhân nếu đưa cho một phàm nhân chăm sóc thì không phát huy được thực lực của đứa bé mà còn đem lại tai họa cho gia đình nuôi đứa bé thứ hai là đã lâu rồi kể từ cái ngày đó Hối Minh chưa bao giờ nhận đệ tử đây cũng là một phần tâm sự của ông nay ông trời mang đứa bé này đến cho ông cũng là thỏa một tâm nguyện của ông để cho sở học của ông không bị thất truyền một cách đáng tiếc."

    Câu văn có rất nhiều thông tin, để người đọc có thể tiếp nhận thông tin một cách dễ hiểu nhất, nếu là mình, mình sẽ tách câu văn trên thành nhiều câu nhỏ hơn như sau:

    "Hối Minh có hai ly do để giữ đứa bé. Thứ nhất, đây không phải là đứa bé của phàm nhân. Nếu đưa cho một phàm nhân chăm sóc thì không phát huy được thực lực của đứa bé mà còn đem lại tai họa cho gia đình nuôi đứa bé. Thứ hai là đã lâu rồi kể từ cái ngày đó Hối Minh chưa bao giờ nhận đệ tử. Đây cũng là một phần tâm sự của ông. Nay ông trời mang đứa bé này đến cho ông cũng là thỏa một tâm nguyện của ông để cho sở học của ông không bị thất truyền một cách đáng tiếc."

    - Thứ ba, về cấu tạo đoạn văn: Hình thức của đoạn văn thường mở đầu bằng dấu hiệu lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Về nội dung, đoạn văn nghị luận sẽ triển khai một chủ đề, đoạn văn tự sự (truyện) thường diễn tả một, một vài sự việc, chi tiết, hành động, tâm trạng.. Đoạn văn tự sự thường linh hoạt hơn đoạn văn nghị luận về cả nội dung và hình thức.

    Với đoạn văn này của bạn:

    "- Đứa bé này sẽ ở với ta mọi người giúp ta tìm sữa cho đứa bé - rồi Hối Minh mang đứa bé về ngôi miếu của mình. Sau khi về tới ngôi miếu Hối Minh đặt chiếc nôi xuống nhìn kỹ đứa bé là một bé trai kháu khỉnh trắng trẻo. Từ lúc Hối Minh trạm vào chiếc nôi đứa bé không còn khóc nữa mà nó ngậm ngón tay cái nằm ngủ ngon lành. Và cũng từ lúc nhận được luồng thần thức từ chiếc nôi chuyền lại ông đã biết đây không phải là một đứa bé của phàm nhân nên ông mới quyết định giữ đứa bé lại. Hối Minh có hai ly do để giữ đứa bé thứ nhất đây không phải là đứa bé của phàm nhân nếu đưa cho một phàm nhân chăm sóc thì không phát huy được thực lực của đứa bé mà còn đem lại tai họa cho gia đình nuôi đứa bé thứ hai là đã lâu rồi kể từ cái ngày đó Hối Minh chưa bao giờ nhận đệ tử đây cũng là một phần tâm sự của ông nay ông trời mang đứa bé này đến cho ông cũng là thỏa một tâm nguyện của ông để cho sở học của ông không bị thất truyền một cách đáng tiếc. Theo thói quen ông đặt bàn tay mình lên người đứa bé để kiểm tra thì phát hiện đứa bé này thuần kim linh căn sau đó ông mở tấm lụa quấn đứa bé ra thì biết đây là một linh khí cực phẩm. Linh khí này dưới con mắt của Hối Minh có tác dụng đơn giản giữ ấm cho đứa bé, chịu được ba lần công kích của trúc cơ hậu kỳ, chịu được băng hỏa pháp thuật của trúc cơ hậu kỳ. Nhưng điều lạ là Hối Minh dù đã dùng thần thức lục lọi cái nôi thì cái nôi này ngoài khả nổi trên mặt nước thì chẳng còn công dụng gì, tuy đã tìm vài lượt nhưng Hối Minh vẫn không tìm thấy tên của đứa bé. Sau một hồi suy nghĩ Hối Minh quyết định gọi đứa bé này là Huyền Lưu. Sau đó không lâu có một thôn dân dẫn theo một người phụ nữ trung niên gõ cửa miếu nói lớn."

    Đây là đoạn văn tự sự và miêu tả khá nhiều sự việc, chi tiết. Nếu là mình, mình sẽ chia nhỏ mỗi sự việc, chi tiết ấy thành một đoạn nhỏ hơn cho dễ đọc. Chia nhỏ đoạn là kĩ thuật mà mình thường xuyên lưu ý học sinh của mình trong quá trình viết bài văn nghị luận. Bởi nếu không, cả phần thân bài của học sinh có khi chỉ có một đoạn. Khi chấm thi, các em sẽ bị trừ điểm hình thức.

    Mình thử chia đoạn của bạn như thế này, bạn tham khảo qua nhé:

    "- Đứa bé này sẽ ở với ta mọi người giúp ta tìm sữa cho đứa bé - rồi Hối Minh mang đứa bé về ngôi miếu của mình. Sau khi về tới ngôi miếu Hối Minh đặt chiếc nôi xuống nhìn kỹ đứa bé là một bé trai kháu khỉnh trắng trẻo. Từ lúc Hối Minh chạm vào chiếc nôi đứa bé không còn khóc nữa mà nó ngậm ngón tay cái nằm ngủ ngon lành. Và cũng từ lúc nhận được luồng thần thức từ chiếc nôi chuyền lại ông đã biết đây không phải là một đứa bé của phàm nhân nên ông mới quyết định giữ đứa bé lại.

    Hối Minh có hai ly do để giữ đứa bé. Thứ nhất, đây không phải là đứa bé của phàm nhân. Nếu đưa cho một phàm nhân chăm sóc thì không phát huy được thực lực của đứa bé mà còn đem lại tai họa cho gia đình nuôi đứa bé. Thứ hai là đã lâu rồi kể từ cái ngày đó Hối Minh chưa bao giờ nhận đệ tử. Đây cũng là một phần tâm sự của ông. Nay ông trời mang đứa bé này đến cho ông cũng là thỏa một tâm nguyện của ông để cho sở học của ông không bị thất truyền một cách đáng tiếc.

    Theo thói quen ông đặt bàn tay mình lên người đứa bé để kiểm tra thì phát hiện đứa bé này thuần kim linh căn. Sau đó, ông mở tấm lụa quấn đứa bé ra thì biết đây là một linh khí cực phẩm. Linh khí này dưới con mắt của Hối Minh có tác dụng đơn giản giữ ấm cho đứa bé, chịu được ba lần công kích của trúc cơ hậu kỳ, chịu được băng hỏa pháp thuật của trúc cơ hậu kỳ.

    Nhưng điều lạ là Hối Minh dù đã dùng thần thức lục lọi cái nôi thì cái nôi này ngoài khả nổi trên mặt nước thì chẳng còn công dụng gì, tuy đã tìm vài lượt nhưng Hối Minh vẫn không tìm thấy tên của đứa bé. Sau một hồi suy nghĩ Hối Minh quyết định gọi đứa bé này là Huyền Lưu.

    Sau đó không lâu có một thôn dân dẫn theo một người phụ nữ trung niên gõ cửa miếu nói lớn:"

    Mình góp ý hơi dài, cảm ơn bạn đã đọc! Chúc bạn sớm hoàn truyện!
     
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng tám 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...