Bút danh: Hải Thiên Cung hoàng đạo: Song tử Sở thích: Vẽ tranh Sở đoản: Hát Đôi lời: Mong mọi người góp ý để mình chỉnh sửa tác phẩm hoàn thiện hơn. Link tác phẩm: - Lý Chiêu Hoàng: Cổ Đại - Lý Chiêu Hoàng - Một đời một tình yêu: Tiểu Thuyết - Một Đời Một Tình Yêu
Chào bạn. Truyện này Cổ Đại - Lý Chiêu Hoàng - Hải Thiên ảnh bìa bị lỗi. Bạn cần phải up lại ảnh nhé. Truyện hiện tại có một số vấn đề như sau: 1. Viết số trong truyện. Trong viết văn thì không viết số thế này nha bạn: Ví dụ: 7 năm => Bảy năm. 1 dĩa điểm tâm => một dĩa điểm tâm... 2. Sai chính tả. Có khá nhiều lỗi chính tả trong truyện. Bạn cần rà soát lại cho kĩ nhé. 3. Đặt bối cảnh nhà Lý nhưng lại sử dụng cách xưng hô như hoàng tộc Trung Quốc. Cách xưng hô trong thời phong kiến của nước ta. Trích một số sử liệu cho bạn: Mỗi lần vua Lê, hoặc chúa Trịnh hỏi Đỗ Thế Giai về việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy, về đạo trị dân... trong các tờ khải điều trần của mình, bao giờ Đỗ Thế Giai cũng mở đầu bằng câu: "Tôi cẩn khải vâng lậy Đức bề trên..." Khi Trịnh Sâm muốn cho Đặng Thị Huệ (được phong tuyên phi) tham dự chính sự thì Đỗ Thế Giai đã gửi tờ khải cho Đặng Thị Huệ để can ngăn. Mở đầu tờ khải, Đỗ Thế Giai viết: "Tôi cẩn khải vâng lậy Đức chính phi muôn muôn năm..." Bạn đem nguyên cách xưng hô của Trung Quốc vào là không phù hợp. Dẫn chứng: - Khi gọi các công chúa, tiểu công chúa... thì gọi là cô hoặc gọi đầy đủ là lệnh cô. Bạn gọi nương nương là không phù hợp rồi. - Đối với các bà hầu cận đương nhiệm trong nội cung thì dù có là công chúa, quận chúa, người ta cũng gọi là Cô (viết hoa, nói gọn đi từ 'lệnh Cô'). Gọi bằng Cô đây cũng để phân biệt với cấp bậc của các bà vợ vua trong tam cung, lục viện. Các bà phi, tần, mỹ nhân trong nội cung này cao thấp có các bậc là Bà (lệnh Bà), Dì (lệnh Di) và Chị (lệnh Tỷ). Các nữ quan trong nội cung như các bà thống sự, tùng sự, thì gọi là các Má (như Má Thống, Má Tùng). Ví dụ: "Nương nương, người không sao chứ?" Nhũ mẫu lo lắm nắm chặt bàn tay run rẩy của Thiên Hinh. Nhìn nàng khắp người mồ hôi nhễ nhại thì không khỏi đau lòng. Vội vã đỡ nàng lên giường, vừa thúc giục đám nô tài truyền thái y. - Mấy vị thái giám trong hoàng cung Việt thì người còn nhỏ tuổi sẽ tự mình xưng con và bẩm đức ông, đức bà, đức lệnh ông, đức lệnh bà... sao lại là nô tài? Rồi bị vua mắng là "Cẩu nô tài" nữa! - Khi gọi vua thì gọi là bẩm đức ông, bẩm đức bề trên, đức ngài. Gọi bệ hạ cũng tạm chấp nhận vì nó xem như ổn cho mọi quốc gia. Bạn gọi hoàng thượng là đi quá xa rồi. Kiểu Trung Quốc đó. - Cũng nên lan man sơ lược thêm một chút về các cách xưng tụng trong nội cung, triều đình. Những 'Trẫm', 'khanh', bệ hạ, điện hạ, v.v, chỉ dùng trong giấy tờ, khi làm lễ, hay trên sân khấu. Thường các quan tâu với nhà vua là 'tâu Hoàng thượng'. Các thị vệ gần gũi và các người trong nội cung thì 'tâu Hoàng đế'. Vua Bảo Đại xưng với mọi người là ta, nhưng với người thân là 'quả'. Khi nói chuyện trực tiếp, Vua và các hoàng thái hậu gọi các đại quan là 'thầy', với chức vị của họ. Ví dụ như họ gọi thượng thư bộ Lại là 'Thầy Lại'. Hay thượng thư bộ Hộ là 'Thầy Hộ'. - Khi nói chuyện cùng nhau thì xưng tôi, bà, cô, em... ví dụ khi Trần Cảnh lấy Thiên Hinh thì xưng tôi với em hoặc ta với em. - Với các hoàng thái hậu đã được sách phong, tức là được ở ngôi vị bệ hạ, thì người ta phải tâu. Và gần như trong mọi trường hợp khi trao đổi với Thái hậu thì người ta nói 'tâu Ngài'. Khi nói chuyện về Hoàng hậu Nam Phương, người ta gọi bà là 'ngài Hoàng'. Hoàng hậu không ở ngôi vạn tuế, mà chỉ là đại thiên tuế (mão có 7 phụng), giống như hoàng thái tử (mão có 7 rồng), cho nên người ta không tâu lên hoàng hậu, mà chỉ 'bẩm'. Người ta sẽ hoặc là 'bẩm Hoàng hậu', hay 'bẩm Ngài'. Không bao giờ có việc xưng tụng hoàng hậu, quý phi là nương nương hay lệnh bà, ít nhất là ở thời cuối Nguyễn triều. Ví dụ thêm: Có người làm việc hầu cận toàn phần như Cô Dinh, Cô Sen (em gái Cô Dinh). Có người làm việc bán phần thỉnh thoảng vào hầu cận các thái hậu một lần khoảng một, hai tuần, như Mệ Bông (tức bà Ngoại công nữ Nguyễn Thị Cẩm Hà, con gái Mỹ Lương Công chúa); hay Mệ Sen (bà Hoàng nữ Lương Linh, con vua Thành Thái)... => Bạn cứ đem nào là nhũ mẫu, công công, nô tài đủ các kiểu bên Trung Quốc qua thì nó khá là không ổn. Ví dụ: Đang viết truyện nhà Hán, không lẽ gọi cha mình là phụ hãn sao? Gọi phụ hoàng chứ^^ phụ hãn là bên Mông Cổ mà. Ví vụ đại loại vậy. => Thì thông qua cách xưng hô mới biết bạn viết truyện nước nào, thời nào. 4. Chưa có thống nhất cách đặt tiêu đề chương. Ví dụ: Chương 1, CHƯƠNG 7... Bạn chỉ dùng một kiểu thôi nhé. 5. Miêu tả nhân vật còn gượng gạo, chưa, thuyết phục. Ví dụ: Thiên Hinh công chúa 14 tuổi sẩy thai mà tả như cô gái trưởng thành. Câu chuyện vốn khởi điểm là những nhân vật còn rất nhỏ tuổi nhưng bạn lại xây dựng nội tâm như người lớn, nhiều khi bạn cố tả thêm nét ngây thơ, nói chung là nó có sự lộn xộn và dễ nhận biết. Các tình tiết vô cùng rời rạc. Bạn có sử dụng sử liệu nhưng giống như góp nhặt và xen vô đoạn bạn đang viết vậy. Nếu không đọc mấy đoạn đó hoặc cắt đi thì cũng không ảnh hưởng nhiều tới khúc bạn viết. Lý do: Bạn chưa có thật sự áp dụng sử liệu đúng cách. Cứ đem kiểu ngôn tình hoàng cung Trung Quốc vào nên cuối cùng câu chuyện nó cứ nửa này nửa kia, rất là kì khôi. Kết luận: - Truyện gặp các lỗi về chính tả và viết số khi hành văn. - Các lỗi xưng hô khi viết sử Việt (mặc dù dã sử nhưng bạn mượn bối cảnh phong kiến Việt Nam nên phải dùng theo cách Việt)