Hỏi đáp Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Toi va em, 14 Tháng năm 2021.

  1. Toi va em

    Bài viết:
    1
    1. Những tác động từ bên ngoài Trái Đất

    Một là, sự tác động của cường độ ánh sáng mặt trời: Với sự xuất hiện Vết đen mặt trời -Sunspots (Các khu vực tối trên bề mặt Mặt Trời) làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi  thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất  trực tiếp gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu (Nguồn: NASA).

    Hai là, sự thay đổi quỹ đạo của Trái Đất: Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố trên toàn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý.

    2. Những tác động từ bên trong Trái Đất

    • Sự tác động từ tự nhiên:

    Hoạt động của núi lửa: SO2, bụi, tro, hơi nước là những chất được phun vào bầu khí quyển mỗi khi núi lửa phun trào. Lượng khí và tro bụi rất lớn từ núi lửa có thể gây ra tác động tiêu cực tới khí hậu và môi trường của khu vực trong nhiều năm.

    Xếp cùng với cháy rừng thì các hoạt động núi lửa phun trào cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Nhưng các hoạt động của con người được ước tính là tạo ra nhiều hơn 100-300 lần số lượng khí carbon dioxide phát ra từ núi lửa. (Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ)

    Thay đổi ở đại dương: Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu. Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển. VD: Hạn hán, băng giá (Theo Hiệp hội y tá Illinois (IASN) - Phục vụ y tá trường IL ở Chicago, Mỹ)

    Sự dịch chuyển các mảng kiến tạo: Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục địa và đại dương trên toàn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Đều này có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu. Vị trí của các biển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình thành nên khí hậu toàn cầu. Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự tuần hoàn trong đại dương là sự hình thành eo đất Panama cách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm dừng sự trộn lẫn trực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đều này có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các chế độ động lực học của đại dương của hải lưu Gulf Stream và đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng. (Theo Wikipedia)

    • Sự tác động từ con người:

    Bên cạnh những biến đổi tự nhiên của Trái đất thì con người cũng có những tác động không nhỏ đến sự biến đổi khí hậu: Hàm lượng các khí gây hiệu ứng nhà kính khác như: Khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774 ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng với các chất khi Chlorofluorocarbón (CFCs) vừa là khí gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính với mức độ gây nóng lên toàn cầu cao hơn nhiều lần so với CO2, vừa là chất phá hủy tầng ozon bình lưu, chỉ mới có tong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển. (Nguồn Wikipedia)

    Năm 2014, tổng lượng phát thải khí CO2 các nước đầu tàu kinh tế đã chiếm tới 68, 2% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Trung Quốc lượng phát thải gấp khoảng 8, 2 lần Nhật Bản và gấp khoảng 4, 5 lần Ấn Độ (Nguồn: Cơ sở dữ liệu EDGAR-tạo bởi Liên minh châu u và cơ quan đánh giá môi trường Hà Lan)

    *Nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

    Theo số liệu từ tổ chức môi trường thế giới, năm 1990 Việt Nam phát thải 21, 4 triệu tấn CO2. Năm 2004, phát thải 98.6 triệu tấn CO2, tăng gấp 5 lần, bình quân đầu người 1, 2 tấn/năm. Như vậy có thể thấy lượng phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15 năm qua, nhưng vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong khu vực. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt nam sẽ đạt 233.3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020 tăng 93% so với năm 1998. -Năm 2014, lượng phát thải CO2 ở Việt Nam là 190000 tấn và lượng xả thải tính theo đầu người là 2, 1 tấn (theo cơ sở dữ liệu EDGAR)
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Gió Cuốn đi

    Bài viết:
    35
    Bài viết rất hay. Cố gắng lên em nhé
     
    Thùy MinhToi va em thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...