Các đạo giáo về khí công có thật của Trung Quốc Đạo gia khí công Sửa đổi Trước thời Đông Hán (58) bộ môn khí công được chia làm hai loại và phương pháp luyện tập hầu như chưa nhuốm màu sắc tôn giáo như vào những thời đại sau này. Một loại được các môn đồ của Lão giáo và Khổng giáo thường xuyên luyện tập nhằm mục đích dưỡng sinh, bảo tồn sức khỏe; loại khác được sử dụng bởi Y-gia trong việc điều trị dưới những hình thức như châm, cứu, án, ma, kết hợp với nhiều động tác để điều chỉnh, quân bình khí huyết hoặc để chữa trị bệnh tật. Sau này khi Phật giáo được du nhập vào Trung Quốc, một số những kỹ thuật khí công từng được luyện tập bên Ấn Ðộ cũng bắt đầu được lưu truyền tại Trung Quốc. Ðặc biệt vì vua chúa nhà Hán đa số là những Phật tử thuần thành, nên Phật giáo nghiễm nhiên trở thành một tôn giáo chính, nhờ thế nên các chư tăng đã có cơ hội học hỏi một số phương pháp luyện tâm, định thần. Tuy nhiên vì trở ngại về giao thông và truyền thống nên họ đã không thu thập được toàn bộ các phương pháp nói trên. Hơn nữa, trong khoảng gần năm thế kỷ Phật giáo được phổ biến ở Trung Quốc, chỉ có hai vị cao tăng của Phật giáo Ấn Ðộ được mời sang thuyết giảng về Phật học. Theo sử sách, vị thứ nhất là Pao Jaco (Mỹ-Lệ Phật) và vị thứ nhì là Bồ-đề-đạt-ma. Tình trạng này đưa đến hậu quả là các tăng ni Trung Quốc hoàn toàn học hỏi, nghiên cứu triết học, giáo lý Phật giáo qua kinh điển, chứ không được trực tiếp truyền thụ bởi những bậc thầy uyên thâm về kiến thức cũng như về kinh nghiệm tu tập. Nên từ đó những cách thức tu luyện của các giáo sĩ Phật giáo Trung Quốc đã hoàn toàn khác biệt với giáo sĩ Phật giáo Ấn Độ. Họ quan niệm rằng phần tâm linh là chính, xác thân là phụ, nên chỉ chú trọng vào việc tôi luyện tinh thần, mà sao lãng phần thể xác. Thêm vào đó, vì chế độ dinh dưỡng thiếu quân bình nên đa số các sư sãi Trung Quốc thời bấy giờ nếu không bệnh hoạn thì cũng yếu kém về thể lực. Tình trạng bi đát này tiếp tục kéo dài mãi cho đến khi Ðạt Ma đặt chân lên đất Trung-hoa vào năm 527 dưới triều nhà Lương. Ðạo-gia tin rằng căn nguyên của những phiền não thế tục là do thất tình, lục dục mang đến. Muốn chế ngự được những cảm xúc này chúng ta phải tu tập và tôi luyện để thần khí đạt đến được trạng thái an định, độc lập. Từ đó không những giác ngộ, trường sinh bất lão còn có thể làm chủ được định mệnh của mình sau khi lìa thế. Tiến trình luyện tập của Ðạo-gia được chia làm 3 giai đoạn: - Luyện Tinh hóa Khí: Giai đoạn này liên quan đến việc gia tăng và kết tụ nguyên tinh (original essence). Sau đó chuyển hóa tinh thành khí bằng những phương pháp thiền định hay những kỹ thuật nội công theo đúng một chu kỳ là 100 ngày. - Luyện Khí hóa Thần: Sau một thời gian luyện tập, khí được luân chuyển theo đại chu thiên hay chính là pháp giới hậu thiên. Qua giai đoạn này đã đủ nằm ngoài tam giới không thuộc luân hồi. - Luyện Thần phản Hư: Giai đoạn tu luyện đưa thần trở về với hư không (vô-cực). Nhưng nói đúng hơn là đưa thần về với bản chất của nó, vượt qua thế gian sâm la vạn tượng, thoát khỏi nhân quả dây dưa, này gọi là quy về Hư không. Vì không làm gì nên không dính nhân quả, vì không còn là một phần trong thế gian sâm la vạn tượng, thế giới tuần hoàn nên gọi là quay về Hư không. - Luyện Hư hợp Đạo: Từ cái Hư không tiến thêm một bước hợp Đạo, Đạo này là Đạo của người, Đạo của Đất, Đạo của Trời, Đạo của tự nhiên, này là quay về với Đạo, sau hành trình dài tu hành cuối cùng quay về với Đạo. Sinh ra từ Đạo, cuối cùng quay về với Đạo. - Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công cũng được Ðạo-gia coi là những phương pháp giúp chống lại sự già nua, kéo dài tuổi thọ. Trong khi Dịch-Cân kinh tôi luyện phần thân xác, thì Tẩy-Tủy công giúp khí lưu chuyển trong tủy sống, giúp tủy sạch sẽ tươi nhuận. Tủy sống là nơi sản xuất phần lớn số lượng hồng huyết cầu và bạch huyết cầu. Chúng có nhiệm vụ mang những dưỡng chất cần thiết cho việc nuôi dưỡng các tế bào cùng các cơ quan trong cơ thể của chúng ta, đồng thời tẩy trừ, thanh lọc các chất cặn bã và độc tố. Khi hồng huyết cầu tươi tốt hoạt động bình thường, cơ thể chúng ta khỏe mạnh hữu hiệu trong việc chống lại bệnh tật, đình trệ sự già nua. Vì thế đối với Ðạo-gia trên 100 tuổi vẫn chưa được coi là thọ. Tục truyền Lão tử thọ đến 250 tuổi. Nhằm mục đích tôi luyện Thân, Tâm. Ðạo-gia đề ra 3 đường lối để luyện tập: - Kim Ðan Ðại Ðạo: Ðường lối này hướng dẫn cách luyện tập tự bản thân vì cho rằng chúng ta có thể đạt được sự trường sinh bất lão hay giác ngộ tự bản thể của mỗi cá nhân. Kim Đan Đạo dưới thời nhà Tấn do một ông quan là Cát Hồng khởi xướng chủ trương tu Tiên bằng hai cách: Nội tu và ngoại dưỡng. Ngoại dưỡng là dùng kim đan gọi là thuốc trường sinh luyện bằng các khoáng chất như thần sa, vàng.. Nội tu là rèn luyện thân thể bằng phép dưỡng sinh, tịnh luyện tinh – khí – thần để "hườn Hư". - Tính Mệnh Song Tu: Cũng chính là phép tu chủ yếu của đạo gia, bao gồm kim đơn như trên và 4 đại phái khác là thái cực, phù lục, kiếm tiên và huyền chân. Mục đích đều là hoàn đến vô cực dù trời đất có hư hoại vẫn không bị ảnh hưởng, có thể tái lập thiên địa, pháp lực vô biên. Các công phu này vẫn là cực bí mật ít người biết. (Lục Tiềm Hư đề xướng). - Ðạo Ngoại Dược Giáo: Cách này chuyên dùng dược liệu để vận hành và kiểm soát khí lực trong khi luyện tập. Những vị như sâm, nhung thường được sử dụng để bào chế phương dược. Theo một số đông Ðạo-sĩ, dược liệu cũng có nghĩa là khí. Có thể trao đổi hoặc tiếp nhận do đó họ chủ trương lối sống khoáng dật. Qua những cách thức luyện tập kể trên, sau đời nhà Tống (960-1367) Ðạo-gia lại chia làm hai phái rõ rệt: - Chính Diêu Phái: Phái này cực lực lên án việc luyện khí công với đối tượng cùng phái hoặc khác phái tính là trái với luân thường, đạo lý. Họ chủ trương như Phật-gia: Phương thức dẫn dắt đến sự giác ngộ là tôi luyện chính bản thân mình. Nếu tập luyện với người khác bất kể phái tính nào, cũng sẽ làm tâm trí mất đi nét thanh tịnh gây trở ngại cho việc tu tập. - Thái Dược Phái: Phái này chủ trương tu luyện cho thân xác khỏe mạnh và trường thọ để tiêu dao trên cõi trần hoàn chứ không đặt nặng phần tâm linh, nên họ lý luận rằng: Nếu kết hợp cả ba đường lối kể trên, không những đạt được kết quả mau chóng, còn rất thực tế và hữu dụng. Phái này còn được mệnh danh là phái "Thần Tiên Ðan Ðỉnh".